Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Vụ ném đá “Sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” (Kỳ 2)


Vụ ném đá “Sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” (Kỳ 2)

Hoàng Hưng
Tiếp theo Kỳ 1
Hãy nghe ý kiến của những cựu học sinh và phụ huynh học sinh có con em đã học chương trình tiếng Việt của “Trường Thực nghiệm”, “Công nghệ Giáo dục” và “Cánh Buồm”:
Vài thông tin cần biết về cuốn sách tiếng Việt lới 1 Công nghệ Giáo dục.
Nhiều bạn khi phê phán sách, đã lo rằng sách SẼ nguy hại cho học sinh và TIẾNG VIỆT, và phản đối việc “cải tiến” suốt ngày, biến HS thành “chuột bạch”. Mối lo rất có lý, nhưng chắc các bạn ấy không biểt những thông tin sau:
1. Gốc sách này có từ khoảng năm 1978, là sách tiếng Việt của “Trường Thực nghiệm” do GS Hồ Ngọc Đại lập tại Hà Nội, được Bộ trưởng lúc đó là bà Nguyễn Thị Bình cho phép. Chủ biên sách chính là thầy Phạm Toàn, người vừa mới lăn lộn dạy tiếng Việt cho con em các dân tộc thiểu số với phương pháp mới của mình, nhờ đó đoạt giải Sáng tạo của VN và Giải UNESCO châu Á.
2. “Trường Thực nghiệm” là đột phá lớn lao, với đường lối rất mới so với lối GD nhồi sọ, áp đặt lâu nay (có từ xưa, nhưng càng trầm trọng vì tư duy GD Cộng Sản). Do GS Hồ Ngọc Đại tiếp thu từ khoa tâm lý học hiện đại phương Tây – thông qua một số GS cấp tiến ở Liên Xô, sau các ông này cũng bị thất sủng – chủ trương phát triển tư duy tự lập, tự chủ của HS, thầy không GIẢNG BÀI mà HƯỚNG DẪN TRÒ TỰ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Trường Thực nghiệm nhanh chóng nổi tiếng vì thành công, học sinh giỏi hẳn so với trường thông thường. Từ đó, Bộ trưởng cho phép triển khai ra 20 tỉnh thành, trong suốt 20 năm, đã có hàng vạn HS học theo. Chỉ tính riêng Sài Gòn thời đó, có tới trên 50% số trường cấp 1 dùng sách này. Thành công của hệ thống trường Thực nghiệm rất nhiều người biết. Bản thân tôi là nhà báo theo dõi GD thời đó, biết việc này rất rõ.
3. Nhưng sau khi bà Bình thôi chức, những BT mới thay, trước áp lực của các thuộc cấp sợ mất độc quyền SGK, và khi người có thế lực “chống lưng” cho ông HNĐ qua đời, bèn tổ chức “hội thảo khoa học” để xoá bỏ chương trình HNĐ, thế là công toi 20 năm “thực nghiệm”.
4. Những năm gần đây, GD tổng khủng hoảng, độc quyền SGK bộc lộ quá nhiều nguy cơ, QH phải thay đổi chính sách: 1. Mở ra đường lối “Luyện cho HS phương pháp học hơn là nhồi nhét kiến thức”. 2. Cho phép có những bộ SGK khác nhau (tức quay trở lại thời trước CS: SGK không phải “pháp lệnh”, ai soạn cũng OK, cứ việc tự do in ra, miễn là HS học nó đáp ứng các chuẩn mà quốc gia quy định (thể hiện trong các kỳ thi). Sách hay sẽ phát tài, sách dở sẽ chết. VN ta trước thời CS cũng thế (thời “Tây” và VNCH (miền Nam). Vậy là đường lối THực nghiệm HNĐ giờ mới gặp thời!
5. BGD buộc phải chuẩn bị việc này. Một cách dón dén. Tốt nhất là cho “thử lại” sách của Trường Thực nghiệm, nay được biên soạn lại với Trung tâm CNGD mà GS Đại mới mở. Sách TVL1CNGD ra đời như thế, nó đã được 1 Hội đồng chuyên môn của BGD chuẩn thuận, nhưng vẫn chỉ được coi là “Tài liệu Giảng dạy”, vì tới đây, sau khi có CHƯƠNG TRÌNH KHUNG, mới chính thức có Hội đồng thẩm định SGK xét duyệt sách nào được chấp nhận.
6. Vài năm trước, Trường CNGD của thầy Đại mở ở Hà Nội, đã được phụ huynh đón nhận thế nào, ai theo dõi truyền thông đều biết. Rồi đến đời BT BGD cũ lại cho phép “thử nghiệm” rộng rãi ở nhiều nơi. Có 1 clip truyền hình phỏng vấn thầy và trò dùng sách này, ca ngợi lắm, nhưng ta có quyền nghi ngờ vì lý do ABC… (không mấy người tin truyền thông nhà nước, hihi…), nên tôi không tính!
7. Nói thêm: Thầy Phạm Toàn, chủ biên sách Tiếng Việt thời Thực nghiệm, gần 10 năm nay đã tách ra, tiếp tục cải tiến và ra bộ sách Cánh Buồm rất được trí thức trong-ngoài nước ủng hộ. Sách tiếng Việt CB căn bản cũng theo sách của Thực nghiệm, thấm nhuần triết lý GD tiến bộ mà HNĐ đã đưa vào VN: KHÔNG ÁP ĐẶT,NHỒI SỌ, ĐỂ HS TỰ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Bản thân tôi đã chứng kiến thành công của Thầy Toàn sau 1 năm huấn luyện GV trường tư thục lớn bậc nhất VN (trường Olymlia Hà Nội) theo lối dạy Tiếng Việt này. Chỉ có thể nói “BÁI PHỤC, KHÔNG THỂ NGỜ!”.
TÁT NHIÊN, ĐÁNG TIẾC LÀ SÁCH CÒN RẤT NHIỀU SAI SÓT MÀ NHIỀU BẠN TRÊN FB ĐÃ PHÁT HIỆN. BAN BIÊN SOẠN CẦN NGHIÊM TÚC TIẾP THU ĐỂ CHỈNH SỬA.
Nhưng, HIỆU QUẢ TỔNG THỂ của sách ra sao, tôi nghĩ nguồn tham khảo số 1 phải là từ ý kiến những HS và phụ huynh HS có con em đã học sách ấy và nay đã trưởng thành. Trong khi đa số những phê phán nặng lời trên mạng hầu như không hề căn cứ thực tế đã có!
***
MỘT SỐ Ý KIÉN TỪ THỰC TẾ CỰU HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH, GV ĐƯƠNG THỜI DÙNG SÁCH NÀY:
Tôi thử gom nhanh một số ý kiến từ nguồn đã nói trên, lượm được trên FB. Và kêu gọi những ai đã dạy, đã học sách này từ mấy chục năm trước hoặc gần đây phát biểu thẳng thắn để cộng đồng mạng có thông tin đáng tin cậy:
Nguyen Lan Hieu cùng Thực Nghiệm Ái Hữu và 3 người khác đang ở München.
28 Tháng 8 lúc 02:17
Tôi vốn rất ngại nói về những lĩnh vực chuyên môn mà mình không biết. Tuy nhiên với tư cách là học trò Thuc Nghiem Khoa Mot, tôi không thể không lên tiếng. Tôi sẽ phát biểu theo cách tôi “được nghĩ”, đã học trong mái trường Thực Nghiệm mà tôi luôn yêu thương. 
Trước hết phải khẳng định cách học tiếng Việt của trường Thực nghiệm có sự khác biệt. Khi các bạn học đánh vần từng từ thì chúng tôi học thơ lục bát. Chúng tôi học âm trước rồi đến chữ rồi mới ghép vần. Nên cách tiếp cận này trở nên lạ lùng với những ai học chữ bằng đánh vần đầu tiên. Thơ lục bát có 6 âm ở câu trên và 8 âm ở câu dưới với nguyên tắc âm thứ 6 của câu trên đồng với âm thứ 6 của câu dưới. 
Mỗi chữ cái đều có tên gọi. Ví dụ C ta đọc là xê (vitamin C) đó là tên của chữ cái đó. Nhưng âm phát ra khi đọc nó là cờ. Đó chính là sự khác biệt giữa âm và chữ.
Để dễ hiểu tôi xin lấy ví dụ: Chữ Q và K tên của nó là quy và ca (khi đánh bài ta vẫn gọi là quy cơ, ca bích….) nhưng âm của nó phát ra khi ghép vào từ thì vẫn là cờ… 
Đấy là về mặt nguyên lý khoa học, còn về thực tế thì chúng tôi – những học sinh Ái Hữu Thực Nghiệm là những bằng chứng rõ ràng nhất. Chúng tôi sắp tổ chức 40 năm Thực Nghiệm vào ngày 3.11.2018. Nếu bạn nào còn nghi ngờ xin mời đến để xem, để nghe chúng tôi “phát âm” trong đêm gala ấy nhé.
PS: Dành cho các bạn định ký vào cái đơn “gì gì” do cái ông luật sư “gì gì” đó viết đòi huỷ chương trình giáo dục thực nghiệm. Chắc không ai quên được cách đây chỉ 5 năm, các phụ huynh học sinh đạp đổ cả cổng trường để nộp đơn xin học … trường Thực Nghiệm;
– Dương Chủ Tịch: Mình có con học Thực nghiệm nên được học cùng con. Mình thấy giáo trình thực nghiệm khoa học và logic. Mình biết nhiều cựu học sinh thực nghiệm rất thành công trong cuộc sống, chứng tỏ hiệu quả của giáo trình được học từ khi tư duy còn rất non trẻ đã tạo cho các bạn một lối suy nghĩ khoa học, một phần dẫn đến kết quả sau này!
– ‪Khoaitay-Susu Le Thi‬‪ Em xin phép share ạ. Em là Phụ huynh có con học trường thực nghiệm, em và các con đều yêu và tự hào về trường thực nghiệm‬.
– Quyen Minh Con mấy người bạn học trường thực nghiệm rất tự tin và thành đạt. Đến nay lượt các cháu cũng vào xin vào trường này.
– Anny Dao Con của em, cả hai, đều học sách theo CNGD, giờ đã lên đại học và cuối cấp 2. Em thấy hoàn toàn ổn, chả vđ gì. Mạng xh quả thật đáng sợ!!!
– Hoang Duc Dung Cánh buồm hình như cũng dạy đánh vần kiểu mới này. Con bé nhà cháu cũng học, thấy ổn đó chú Hoang Hung ạ.
– Trần Thị Anh Minh Hoang Hung hiện tại có trường GATE WAY ở HN học hoàn toàn chương trình CB của thầy Toàn hết cấp 1 đang mong có cấp 2. Học phí tổng cộng gần 20 triệu/ tháng đấy ạ.
Năm ngoái em và 1 nhóm ph phải xin kết hợp với 1 trường tư để mở 1 lớp học theo pp CB cho bọn trẻ, muốn mở thêm nhiều lớp nữa nhưng vướng vấn đề pháp lí nên không được.
Phụ huynh đang tiếc vô cùng anh ạ.
Mới có 1 trường quốc tế trong Hội An học theo phương pháp của thầy Toàn và GV do bên thầy Toàn đào tạo đấy anh ạ.
– Lê Trung Nguyệt Con gái mình đã học trường Thực Nghiệm “Của Thầy Hồ Ngọc Đại” từ 1982-1991 ( từ lớp 1 đến hết lớp 9 ). Và cháu ngoại mình lại học từ lớp 1, tới giờ là vào lớp 5. Độc lập, tự chủ, tự giác và kỷ luật… Đặc biệt về Ngữ Văn thì tuyệt vời.
Chả dính gì đến ông Bùi Hiền nào cả. Đừng lẫn lộn giữa “ thiên thần và quỷ sứ”.
– Ho Bich Dao (nhắn tin): Thầy Hoàng Hưng, con của em đã học trường này và thấy rất ổn ạ.
– Dương Diên Hồng: Có một điều cần phải nói: trẻ học chương trình Công nghệ giáo dục ở Tiểu học sau khi qua Trung học cơ sở học rất tốt môn Tiếng Việt vì nhận thức rất rõ cấu tạo âm tiết Tiếng Việt. Còn trẻ học chương trình bình thường hơi chậm Chạp và không nhận ra được đâu là phần vần, trong phần vần không biết âm nào là âm chính , âm nào là âm đệm… Đó là thực tế mà tôi từng gặp… Thế nên nếu thay đổi một chút mà có lợi cho các cháu khi học Tiếng Việt căn bản và nâng cao thì tại sao không thay đổi?
Thuc Nghiem Khoa Mot
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ GD: CHÚNG TÔI ĐÃ HỌC NHƯ THẾ!
Mấy hôm nay thấy trên mạng ồn ào tranh luận về chương trình Tiếng Việt Công nghệ GD, người phê phán rất nhiều và người ủng hộ cũng không ít. Tôi tự thấy mình, với tư cách là sản phẩm đầu tay của chương trình này (lúc chúng tôi học hình như chưa xuất hiện cụm từ “Công nghệ GD” mà chỉ gọi là “Chương trình thực nghiệm”), cũng muốn được chia sẻ đôi điều.
Trước hết, cần phải nói rằng tôi không phải là nhà ngôn ngữ học vì vậy không dám tranh luận về khoa học mà chỉ chia sẻ những cảm nhận của mình với tư cách là một cựu học sinh, những cảm nhận mang tính cá nhân.
Ngồi viết những dòng này, ký ức tôi đang ngược về 40 năm trước, khi chúng tôi bắt đầu những bài học Tiếng Việt đầu tiên dưới mái trường Thực Nghiệm. Chắc chắn, giờ đây tôi không thể nhớ hết những gì mình đã được học, song những bài học còn đọng lại là vô cùng ý nghĩa đối với tôi.
Tôi còn nhớ, chúng tôi không bắt đầu bằng việc ghép vần mà thay vào đó chúng tôi học những câu thơ lục bát. Đối với một đứa trẻ 6 tuổi, việc đọc theo cô và học thuộc những câu thơ lục bát thật chẳng khó khăn gì. Không hiểu sao tôi nhớ nhất câu:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng…”
Cô đọc, vỗ tay theo nhịp, chúng tay vỗ tay theo cô. Qua các câu thơ lục bát, chúng tôi bắt đầu cảm nhận được âm thanh, vần điệu, cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt. Rồi cô nêu các câu hỏi gợi ý để chúng tôi tự tìm ra các đặc điểm và quy luật của tiếng Việt. Chẳng hạn, chúng tôi thấy rằng các tiếng “Đầm, Gì, Bằng…” có đặc điểm giống nhau là cùng “đọc hơi xuống”; các tiếng “Lá, Trắng” cùng “đọc hơi lên”… Dần dần cô giới thiệu: Cách đọc hơi xuống đó gọi là “thanh huyền”, Hơi lên là “thanh sắc”. Chúng tôi lại mở rộng tìm các ví dụ với các tiếng trong cuộc sống hàng ngày có thanh huyền, thanh sắc… Cô lại hỏi: Tiếng “Sen” và “Chen” có gì giống nhau? Dĩ nhiên chúng tôi phát hiện ra cách phat âm na ná giống nhau, chỉ khác “một tí ở đầu”. Cô lại giải thich “Một tí ở đầu ấy là phụ âm đầu, sau là vần”… Cứ như vậy chúng tôi học các chữ cái, cách ghép vần một cách tự nhiên và dễ hiểu.
Sau này tôi hiểu rằng đây là cách dạy dựa trên quy luật phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, nghĩa là ngôn ngữ nói có trước, ngôn ngữ viết có sau. Chữ viết thực chất chỉ là cách ghi lại tiếng nói theo quy ước mà thôi. Chẳng thế mà, trước đây Tiếng Việt được ghi theo kiểu chữ Nôm, sau lại theo kiểu chữ Quốc ngữ. Và vì vậy, khi nói, khi phát âm thì các tiếng: “Ca”, “Kem”, “Qua”…đều bắt đầu bằng “Cờ”. Sau này, cô lại giải thích cho chúng tôi, theo quy ước, người ta viết khác nhau: Đứng trước e, i… quy ước viết là “K”…
Chắc rằng có nhiều cách để dạy một đứa trẻ biết đọc, biết viết. Song theo ý kiến cá nhân tôi, tôi thấy cách mà chúng tôi được học dễ hiểu hơn, hứng thú hơn so với việc cho trẻ làm quen ngay với chữ cái và học thuộcc các cách ghép vần một cách máy móc.
Nhân tiện cũng xin nói thêm. Hồi đó chúng tôi học 3 môn chính từ lớp 1: Tiếng Việt, Toán và Tiếng Nga. Đối với Toán và Tiếng Nga chúng tôi cũng học kiểu “thực nghiệm”.
Môn Toán, chúng tôi không học ngay các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Suốt năm lớp 1 chúng tôi học toán tập hợp, các phần tử và học xếp hình. Mở vở Toán của chúng tôi lúc đó sẽ thấy toàn những hình vẽ các tập hợp với các dấu x ở trong, rồi các đường nối loằng ngoằng từ dấu x này sang dấu x của tập hợp kia, gọi là “ánh xạ”…Cũng chính từ những hình vẽ rất dễ hiểu với chúng tôi như vậy, chúng tôi dần khám phá ra các phép tính cộng, trừ, nhân chia…
Môn Tiếng Nga, chúng tôi cũng học phát âm, học nói trước. Hết năm lớp 1, đã nói xoen xoét được khá nhiều nhưng, nếu tôi nhớ không nhầm thì đến giữa năm lớp 2 chúng tôi mới bắt đầu làm quen với chữ cái tiếng Nga, để ghi lại chính những điều mình đã nói.
Tôi không ngạc nhiên khi thấy một số phụ huynh lo lắng khi xem giáo trình công nghệ GD. Mẹ tôi trước đây cũng từng hoảng hốt khi xem vở của tôi và thấy “chẳng giống ai” nhưng rồi bà thấy con mình cũng phát triển bình thường, không quá đần độn nên cũng yên tâm dần.
Mới đấy mà đã 40 năm… Nhìn lại cả chặng đường thấy số phận trường Thực nghiệm của chúng tôi cũng như chương trình công nghệ GD thật thăng trầm, vất vả, nay nhập chỗ này, mai tách chỗ kia…và các tranh luận về khoa học dường như không có hồi kết.
Với tư cách là học sinh khóa 1, tôi chỉ biết rằng, trừ tôi ra, nói chung các bạn tôi đều thành đạt (hình như không ai nói ngọng hoặc nhầm lẫn về luật chính tả. Mỗi khi gặp nhau, chúng tôi đều cảm thấy tự hào vì mình đã từng là HS Thực Nghiệm – nơi chúng tôi được các thầy cô yêu thương, dạy dỗ, truyền đạt cho chúng tôi không chỉ kiến thức mà, quan trọng hơn, là những giá trị làm Người!
GS Toán Ngô Bảo Châu (cựu HS Thực nghiệm) chia sẻ stt trên với lời bình:
Chau Ngo đã chia sẻ một bài viết.
2 giờ •
Xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, tôi đảm bảo học theo phương pháp của thầy Đại vẫn biết đánh vần như thường. Tuy nhiên, đôi khi có thể viết sai chính tả (chưa chắc đã do lỗi của phương pháp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét