Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

TS Cao Sỹ Kiêm: Chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam

TS Cao Sỹ Kiêm: Chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam

Phong Nguyên
Nhân dân tệ (CNY) hoá nền kinh tế Việt Nam?
- Điều 8 của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ VN và Chính phủ TQ, do các Bộ trưởng Thương mại Trần Tuấn Anh và Cao Hồ Thành ký ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, quy định thanh toán bằng VND hay CNY hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.
- Thông tư số 19/2018/TT-NHNN cụ thể hoá Điều 8 kể trên và cho phép thương nhân VN và TQ thanh toán bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi (kể cả tiền mặt) cho các giao dịch thương mại biên giới (chắc sẽ gồm cả dịch vụ) trên 1450 km biên giới giữa hai nước.
- Khái niệm thương nhân không được định nghĩa (một cách có chủ ý?) trong thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm tù mù về "thương nhân" và việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền, dễ thấy và khôn lường (tôi không tin những chuyên gia soạn TT này không nhận ra) đối với chủ quyền của Việt Nam.
- Nền kinh tế VN đã một thời bị USD hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ các sự "USD và vàng hoá" đó. Với Thông tư 19/2018, NHNN đã mở (hay buộc phải mở) đường cho sự Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà NHNN phải CHỐNG như đã chống sự dollar hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của TT này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh (thí dụ dân Cà Mau đi thăm Yên Tử hay đi nghỉ ở Bãi cháy, Vịnh Hạ Long) sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ. Đó không phải là phỏng đoán viển vông mà là sẽ sự thực lúc nào không rõ.
Chính sách tằm ăn dâu này mới THẬM NGUY LÀM SAO. Đấy có phải là các bước đi từ từ để bán nước?
Năm 2011 lần đầu từ Mỹ sang Canada, ngó thác Negara hùng vĩ, ghé quán ăn gần biên giới, không có tiền Canada: thanh toán tiền Mỹ được không? KHÔNG, các vị đang ở Canada không phải ở Mỹ! Đấy là câu trả lời dứt khoát của nhân viên cửa hàng.
Trọng Ngân Quang Phúc có nghe thấy không? Hay chỉ nghe Tập đại ca thôi? Sao tụi bay sánh được với nhân viên hàng ăn Canada.

Dân Trung Quốc tự do giao thương tại biên giới Việt Nam
Dân Trung Quốc tự do giao thương tại biên giới Việt Nam. Ảnh: Đại biểu nhân dân.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS Cao Sỹ Kiêm đưa ra hàng loạt lý do chính đáng bảo vệ quan điểm chưa nên cho thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam.  
Mới đây, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo gửi Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam. Đề xuất này đang “gây bão” trong dư luận.

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Namđã có cuộc trao đổi với TS Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.
TS có ý kiến gì về đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)?
http://img.giaoduc.net.vn/w801/Uploaded/2018/aszyryrfjpy/2015_01_05/caoykiem_1.jpg
TS. Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Theo tôi, Việt Nam chưa nên chấp thuận đề nghị trên".
TS Cao Sỹ Kiêm: Đồng Nhân dân tệ đang có khuynh hướng quốc tế hóa và nó đã được cho phép lưu hành ở một số nước. Kinh tế của Trung Quốc đang phát triển và có vị trí trên thế giới, họ đề nghị như thế là có cơ sở nhưng chúng ta cần phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ chứ chưa thể làm ngay được.
Nguyên nhân là bởi ở Việt Nam, sức cạnh tranh của chúng ta còn chưa lớn, khả năng quản lý thị trường của chúng ta chưa được nâng lên nên dù giữa ta và Trung Quốc có mối quan hệ giao lưu hàng hóa rất rộng, theo tôi, Việt Nam chưa nên chấp thuận đề nghị trên.
Về lâu dài, chúng ta cũng nên nghiên cứu về việc này, nhưng trước mắt Chính phủ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố như quan hệ kinh tế, năng lực cạnh tranh… Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều hay ít vào Trung Quốc là do vấn đề này.
Phải chăng Trung Quốc đang có ý định thay thế đồng USD bằng đồng Nhân dân tệ và muốn quốc tế hóa đồng tiền của họ? Theo ông đề xuất này nếu thành hiện thực sẽ ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
TS Cao Sỹ Kiêm: Nếu đồng Nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam đồng nghĩa với việc Trung Quốc mở rộng được phạm vi thanh toán và như một lẽ tất yếu, hàng hóa của họ sẽ tràn lan ở thị trường Việt Nam. Khi đó, nếu không quản lý được, nền kinh tế của ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi, khó khăn.
Không chỉ thế, nếu họ tiêu tiền nhiều ở đất nước ta, họ sẽ còn chủ động trong việc phát hành. Cùng với đó, họ sẽ chủ động trong việc đầu tư vào kênh nào, loại hàng hóa nào và hơn tất cả là họ có thể tung tiền ra, rút tiền về. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc điều hành chính sách tiền tệ của ta.
Nói cách khác, đề xuất trên nếu được chấp thuận, thông qua sẽ làm hạn chế khả năng điều hành chính sách tiền tệ của ta. Không chỉ thế, trật tự của thị trường cũng sẽ bị đảo lộn và đời sống của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu chúng ta không kiểm soát, quản lý được.

Trao đổi với báo chí mới đây, TS Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị trên vi phạm chủ quyền của chúng ta. Quan điểm của ông thế nào?
http://img.giaoduc.net.vn/w801/Uploaded/2018/aszyryrfjpy/2015_01_05/nhandante.jpg
TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam (Ảnh: Internet)
TS Cao Sỹ Kiêm: Chủ quyền có bị xâm phạm hay không là do chúng ta quyết định. Nếu chúng ta thấy sức cạnh tranh đã đủ lớn và có thể hợp pháp hóa việc sử dụng đồng Nhân dân tệ bằng các nghị định, quy định của chúng ta để có cơ sở kiểm soát chặt chẽ thì chủ quyền sẽ không bị ảnh hưởng, xâm phạm.
Còn nếu ta không giữ được độc lập về kinh tế, độc lập trong việc quản lý chính sách thì chủ quyền của ta sẽ bị ảnh hưởng, xâm phạm.
Một trong những lý do mà hai đơn vị trên của Trung Quốc đưa ra đề xuất Việt Nam cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ là nhu cầu giao dịch, thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam khá lớn và tăng lên rõ rệt. Từ thực tế, ông có thấy vậy không?
TS Cao Sỹ Kiêm: Rõ ràng số lượng hàng hóa mà Việt Nam giao dịch với Trung Quốc đang tăng lên, chiếm tỷ lệ lớn nên nhu cầu thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ phải tăng theo.
Được biết phía Trung Quốc cũng lập luận rằng ở biên giới Việt - Trung đã sử dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ. Theo ông tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ ở biên giới được? Việc này có vi phạm pháp luật không và ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?
TS Cao Sỹ Kiêm: Hiện nay, chưa có đồng tiền nào khác được phép lưu hành tại Việt Nam nên việc sử dụng quá nhiều đồng Nhân dân tệ ở khu vực biên giới như trên là vi phạm luật pháp của ta. Ở khu vực biên giới có những giao dịch khác với các khu vực khác trong nước, do vậy trong việc điều hành chính sách tiền tệ cũng có những quy định, quy chế riêng cho việc thanh toán hàng hóa ở khu vực biên giới.
Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Họ phải quản lý chặt chẽ hơn nữa, có các quy định cụ thể và phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực thi luật và phải xử lý nghiêm các vi phạm như trên ở khu vực biên giới. Ngoài ra, muốn chấm dứt tình trạng trên, chúng ta cũng phải quản lý chặt chẽ chính sách ngoại hối.
Về lâu dài, nếu cho phép đồng Nhân dân tệ được thanh toán ở Việt Nam, theo ông chúng ta nên sử dụng ở mức độ nào, trên kênh nào và với loại hàng hóa nào?
TS Cao Sỹ Kiêm: Ngay cả khi Nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải dùng một đồng tiền khác như USD để quy đổi, thanh toán chứ không thể để đồng Nhân dân tệ tràn ngập ở thị trường trong nước được.
Hiện nay, ngoài USD, chúng ta chưa cho thanh toán bằng các loại đồng tiền khác ở Việt Nam. Do vậy, mọi thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa phải thông qua đồng ngoại tệ mạnh khác như USD chứ chưa thể thanh toán bằng Nhân dân tệ.
Muốn đồng Nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam, chúng ta phải chờ sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế, khả năng quản lý của ta tốt hơn cũng như phải chờ đến khi mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc phát triển đến mức độ nào đó.
Chính phủ sẽ quyết định việc này, nhưng theo tôi ở thời điểm này chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
P.N.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/TS-Cao-Sy-Kiem-Chua-nen-cho-phep-thanh-toan-bang-Nhan-dan-te-o-Viet-Nam-post154245.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét