Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Chuyện đào rễ tiêu: lặp lại vòng lẩn quẩn

Chuyện đào rễ tiêu: lặp lại vòng lẩn quẩn 

RFA
2018-05-24
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Người dân cưa bỏ tiêu.
Người dân cưa bỏ tiêu.
RFA
Người dân trồng tiêu tại Đồng Nai ồ ạt phá vườn, đào rễ bán cho thương lái được nói để xuất sang Trung Quốc. Tình trạng này nhắc đến những vụ việc đổ xô chạy theo yêu cầu ‘lạ’ từ phía thương lái như mua móng trâu/bò, mua đỉa… Chúng tôi tìm hiểu thực tế liên quan tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Tiêu rớt giá

Những hình ảnh ghi nhận được cho thấy cảnh nông dân phá bỏ tiêu, đang đốt củi và những thân tiêu còn sót lại để dọn dẹp đất đai chuẩn bị cho một loại cây trồng mới.
“Năm ngoái không biết cái tiêu làm sao tự nhiên nó rớt giá một hơi một còn có 50-60.000 đồng một ký. Giờ bà con nông dân sản xuất tiêu là cây chủ lực trong xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai vẫn lao đao. Người ta cưa nhiều, trống để cải tạo đất trồng chuối, trồng bắp, trồng bưởi.”
Một mùa như vậy lỗ lã tiền phân tro đâu có lấy lại được đâu. Người ta đâu có ăn. Giờ người ta phải cưa bỏ thôi. - Nông dân
Nhìn thấy tình hình giá cả từ năm ngoái đến năm nay vẫn không có dấu hiệu khả quan, với lại không thể vay được tiền nên gia đình nhà bà cũng đã quyết định phá bỏ rẫy tiêu.
Một mùa như vậy lỗ lã tiền phân tro đâu có lấy lại được đâu. Người ta đâu có ăn. Giờ người ta phải cưa bỏ thôi. Người ta trồng chuối hay là cái khác. Nhà đây 5-6 mẫu còn cưa bỏ đây. Nhà chị còn cưa, còn phải kêu công đào, đem về đặng bán. Chị còn phải mướn công… rồi sẵn ai muốn bán nữa thì chị tấp vô chị gom đi bán vậy đó. Hồi mấy năm trước tiêu 200.000 thì không dám. Nhưng mà giờ tiêu mấy chục ngàn này, hổng có trái nữa người ta cắt người ta bỏ hết. Đa số ở đây giờ bỏ mà cái rễ này cho người ta đào.”
Phá bỏ vườn tiêu xong, rễ tiêu cần được đào lên để chuẩn bị cho những cây trồng mới. Những rẫy - vườn tiêu có diện tích lớn như của gia đình bà cần phải thuê người để đào rễ. Sẵn tiện có thương lái khác thu mua rễ tiêu thì gom lại đem bán để kiếm lại ít tiền bù chi phí phá bỏ. Theo như những gì bà biết, thì những thương lái tiêu làm ăn trực tiếp với phía Trung Quốc đứng ra thu mua rễ tiêu để bán kèm theo tiêu đen và tiêu sọ với mục đích gì thì bà cũng không rõ.
“Bắt đầu người ta xuất đi, xuất chung với tiêu đen tiêu sọ á, người ta xuất đi.
Người ta chuyên bán hàng tiêu đen tiêu sọ đi cho Trung Quốc, người ta bán hàng xuất khẩu thì người ta bán kèm chứ mình đâu có biết.”
Cách đó không xa, một vườn tiêu khác cũng đang bị đốn hạ. Những người này cho biết họ đang được thuê để phá bỏ vườn tiêu. Nhà anh này cũng đang có khoảng 5 hecta đất trồng tiêu, nhưng đã qua mùa thu hoạch cho nên anh cùng những người khác đi làm thêm để kiếm chút thu nhập.
“Bây giờ mình hái một tạ tiêu 3-4 chục cây mới được 1 tạ đúng không? Hái giờ công cán, tiền công mướn hái 180-200.000 một ngày. Một ngày nó hái được 9 ký, 8 ký hoặc 10 ký. Một ngày mất 200.000, ba công hết bao nhiêu rồi? Ba công 600.000… Người dân mình mà không cải thiện là đói chết. Nói thiệt! Nhà nước không giúp được gì luôn! 
Giờ nếu mà làm tiêu thì thua lỗ quá nặng không có tiền cho con cái ăn học, sinh hoạt hàng ngày.”

Nguyên nhân

Về việc giá tiêu tụt xuống còn 50-60.000 đồng trên một ký, theo người nông dân lý do là vì năm 2017 các lô hàng nông sản của VN xuất khẩu ra nước ngoài bị trả về làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá tiêu trong nước.
“Nước ngoài người ta thử xét nghiệm dư lượng thực vật - cái thuốc còn đọng lại trong tiêu rất là nhiều nên trả về cho công ty là từ đó bắt đầu tiêu mới xuống ào ào từ đó giờ không lên nổi nữa. Nếu mà tiêu xuất khẩu thì mới có giá, còn bán vào trong nội địa cái gì cũng vậy thôi không có giá.”
Nước ngoài người ta thử xét nghiệm dư lượng thực vật - cái thuốc còn đọng lại trong tiêu rất là nhiều nên trả về cho công ty là từ đó bắt đầu tiêu mới xuống ào ào từ đó giờ không lên nổi nữa. - Nông dân
Giá tiêu rớt mạnh là nguyên nhân chính khiến cho các chủ vườn tiêu phá bỏ hàng loạt để chuyển sang trồng loại cây khác. Nếu không phá, họ sẽ càng ngày càng thua lỗ mà không biết lấy tiền đâu để bù lỗ chi phí đầu tư cho cây trồng, lại còn phải lo cho bữa cơm hàng ngày.
“Không thấy chính quyền hỗ trợ gì hết, đi vay tiền ngân hàng còn khó khăn. Vay cũng không đủ đề đầu tư. Mẫu rẫy được hai tấn tiêu, có được 120 triệu, coi như 70 thì 140 đi… thì đầu tư vô hết chắc 160 rồi.”
Hiện tại, có nhiều nông dân trồng tiêu ở quanh đây vẫn tiếp tục phá bỏ rẫy tiêu, cho nên việc thu mua rễ tiêu vẫn đang diễn ra.
“Còn chớ, thì giá 12.000 đồng/ ký rễ tiêu tươi, thì không biết nó mua vì mục đích gì mình không biết. 
Bây giờ người ta đi đào rễ tiêu không à, ngày 500-600.000. Còn đi làm cây vác cây được có 250.000 à.”
Sau khi phá bỏ, rễ tiêu được đào lên và đem bán với giá 12.000 đồng/kg loại tươi.
Lâu nay, không ít những thông tin đưa ra cho rằng phía TQ thu mua rễ tiêu một cách “khó hiểu” và khuyến cáo người dân phải cẩn trọng. Nhưng thực tế cho thấy rằng, chi phí tính bằng chục triệu hay trăm triệu bỏ ra để gầy dựng rẫy tiêu thì không ai dại dột chỉ vì thu được vài triệu đồng bán rễ mà phá bỏ cả vườn.
Vào cuối tháng 2 vừa qua, Tổng Cục Hải Quan chính phủ Hà Nội thông báo tiêu  là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Và trong vòng 5 năm gần đây, tiêu nằm trong nhóm mặt hàng có tốc độ  tăng lượng xuất khẩu cao nhất.  Liệu thực tế có được duy trì một cách bền vững trước mọi biến động của thị trường?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét