Công an Việt Nam đã ‘can đảm’ trả đũa Chính phủ Đức như thế nào?
Thiền Lâm
Rốt cuộc, chính thể và giới công an trị bị tố cáo đã ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ cũng đã có được một hành động ‘trả đũa thích đáng’ đối với chủ thể tố cáo là Chính phủ Đức, sau nhiều tháng trời như thể bị ‘cấm khẩu’.
[1]
Cái lò có mắt
https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2145435462138002 /http://www.boxitvn.net/bai/54395
Đất công phải được đấu giá
https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2148027218545493
N.A.T.
Nguồn: FB Nguyen Anh Tuan
Ông ăn chả bà ăn nem như thế này thì quả có nhiều cái lợi. Bắt ông Nguyễn Anh Tuấn và bà Đỗ Thị Minh Hạnh, dù chỉ là hai thường dân không chức sắc, CA Việt Nam thôi thì cũng gọi là “trả được một miếng” đối với việc Tòa án Đức tuyên bố truy nã quốc tế tướng Đường Minh Hưng và vài quan chức khác của Việt Nam. Điều còn quan trọng hơn nhiều là về đối nội các vị lại làm cho ông chủ tập đoàn Vingroup… hể hả trong lòng. Nếu có ai thắc mắc rằng CA là của đảng lý ra phải thờ cụ Tổng chứ sao lại xoay sang thờ một ông tư bản đỏ thì xin các bạn chớ có thắc mắc nữa. Hãy nhớ rằng đứng trên cả đảng và CP hiện nay là mấy ông tư bản đỏ này đấy. Chẳng phải tập đoàn Vingroup trong hơn một thập niên vừa qua đã thôn tính đất công của chính quyền Việt Nam như tằm ăn rỗi; ngay trước mắt bàn dân thiên hạ họ ngang nhiên phá nát quy hoạch thủ đô Hà Nội mà hỏi có ngài nào trong CP hay BCT dám hé răng, hay là họ “phá phách” đến đâu thì cứ phải âm thầm “điều chỉnh quy hoạch” đến đấy. Thế đủ biết Cụ Tổng hay ông Quang ông Phúc đã là cái gì, nói như con một ông cựu Ủy viên BCT: Chỉ cần mỗi đại gia bỏ ra một mét vuông đất thì cái ghế của PTT nào cũng bay.
Bauxite Việt Nam
|
Tháng Năm năm 2018, có hai blogger bất đồng chính kiến và cũng là hai nhà hoạt động nhân quyền là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn đã lần lượt bị công an Việt Nam cấm xuất cảnh, thu lại hộ chiếu và câu lưu khi bay chỉ trong tuyến nội địa.
Theo bài viết ‘Băng đảng cộng sản đang cay như ăn ớt’ của nữ nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, vào cuối năm ngoái và khi cơ quan tư pháp cộng sản rục rịch chuẩn bị cho công cuộc xử Đinh La Thăng và đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh – tên tội đồ, thằng cháu hư đốn và phản phúc của bác Cả Trọng – phía Đức và Chính phủ Việt Nam đã có một quá trình tiếp xúc để đàm phán, thương lượng, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xoay quanh vụ an ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.
Một trong các thỏa thuận đạt được giữa hai bên, là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh sẽ “được phép” xuất cảnh trở lại. Trong số này, có Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.
Theo sau thỏa thuận đó, Minh Hạnh và Anh Tuấn quả thật đã được Bộ Công an trả hộ chiếu và “tạo điều kiện” cho xuất cảnh. Thiện chí này của công an Việt Nam là điều ta phải ghi nhận: Tức là thay vì tiếp tục lưu giữ hộ chiếu và cấm công dân ra nước ngoài thì nay, theo đề nghị của Chính phủ Đức, công an đã chiếu cố cho phép một số công dân thuộc diện “sổ đen” được xuất cảnh.
Tuy thế, vào cuối tháng 4 vừa qua, tToà thượng thẩm Đức tại thủ đô Berlin lại đưa một trong các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Trong quá trình mở rộng điều tra, xét xử, toà Đức còn nêu đích danh nghi can số 1 của vụ án là Trung tướng CA Đường Minh Hưng, đồng thời chỉ ra sự dính líu của Bộ trưởng CA Tô Lâm với vụ bắt cóc. Ít nhất Tô Lâm cũng bị phát hiện là đã dối trá khi ông tướng trả lời báo chí vào ngày 30/7 năm ngoái rằng ông không có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước…
Cần nhắc lại, trong cuộc gặp ngày 2/5/2018 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Slovakia Pellegrini tại dinh Thủ tướng ở Berlin, ông Pellegrini đã phải đối mặt với một câu hỏi khó chịu từ phía Đức: Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái?
Truyền thông Đức cho biết vào ngày 26/7/2017, 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, Bộ trưởng Công an Việt Nam, tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Theo báo chí Đức, trong đoàn của ông Tô Lâm có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.
Sang ngày 3/5/2018, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ CHXHCN Việt Nam – ông Dương Trọng Minh, yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng về ‘Tô Lâm làm bình phong’ trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia).
Nhà hoạt động nhân quyền là Đỗ Thị Minh Hạnh bị công an Việt Nam cấm xuất cảnh tại sân bay. Ảnh: FB Đỗ Thị Minh Hạnh
Nhưng trong vài tuần sau đó, phía Việt Nam im như thóc. Phản ứng của chính thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng là quá yếu ớt và quá mập mờ.
Thái độ yếu ớt là một bằng chứng gián tiếp về sự thừa nhận hành vi phạm pháp. Dẫn chứng gần nhất và sống động nhất là cuộc khủng hoảng Đức - Việt.
Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.
Gần cuối tháng Năm năm 2018, tờ nhật báo lớn nhất của Đức là Taz đã đưa tin Vào tháng Mười một năm 2017, cơ quan điều tra Đức đã chính thức phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh Bộ Công an.
Sau Trung tướng Hưng, điều tra Đức đã phát tiếp 3 lệnh truy nã tại châu Âu tới mật vụ Việt Nam là Vũ Quang Dũng – sĩ quan tình báo, đang làm việc tại Bộ Công an VN, trợ lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng; Đào Quốc Oai – định cư tại Séc, đang trốn ở Hải Phòng, chủ nhiều kho ngoại quan tại đây. Có cổ phần trong chợ Sapa của người Việt tại Séc do ông Hoàng Đình Thắng quản lý (theo lời khai của Vũ Đình Duy trước tòa án Đức); và Lê Anh Tú – lái xe cho Đào Quốc Oai, đang trốn về VN.
Chi tiết đáng chú ý là sau mối nghi ngờ ‘Tô Lâm làm bình phong’ của các cơ quan tư pháp Đức và Slovakia, cho tới nay Bộ trưởng công an Tô Lâm vẫn không hề lên tiếng giải thích hoặc cải chính – hiện tượng rất đồng điệu với thái độ ‘im như thóc’ của chính thể và Bộ Ngoại giao Việt Nam trước việc Chính phủ Đức trục xuất hàng loạt nhân viên ngoại giao – tình báo của Đại sứ quán Việt Nam ở Đức.
Động tác ‘lên tiếng’ duy nhất cho tới nay của công an Việt Nam đối với Chính phủ Đức chỉ là việc trút cơn giận dữ bất lực lên đầu hai nhà hoạt động nhân quyền được phía Đức bảo vệ là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.
T.L.
Nguồn: https://www.baocalitoday.com/viet-nam/cong-viet-nam-da-can-dam-tra-dua-chinh-phu-duc-nhu-nao.html
Đọc thêm:
1. Blogger nói ‘bị công an yêu cầu xóa bài'
Blogger, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: NGUYỄN ANH TUẤN
Một blogger, nhà hoạt động ở Hà Nội nói ông bị nhân viên Bộ Công an Việt Nam yêu cầu xóa các bài viết đăng trên Facebook cá nhân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn nói với BBC Tiếng Việt Văn phòng Bangkok rằng hôm 25/5 khi vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất, ông bị một số nhân viên an ninh giữ lại và mời vào khu vực cách ly.
"Trong 15 giờ đồng hồ sau đó tôi đã bị thẩm vấn liên tục bởi nhiều cán bộ an ninh khác nhau xưng là người của A67, Cục Chống Phản động và Khủng bố thuộc Bộ Công an, chi nhánh phía Nam".
"Các câu hỏi của họ xoay quanh việc thời gian vừa qua tôi đi đâu, gặp ai, làm gì, lặp đi lặp lại suốt một thời gian dài. Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu là tôi phải xoá bài trên Facebook, trước khi thả tôi ra", ông Tuấn cho biết.
"Tôi thấy ngạc nhiên khi A67 yêu cầu tôi xoá những bài gần đây, đặc biệt là những bài có liên quan tới tập đoàn Vingroup. Tôi có đề nghị họ đưa ra căn cứ pháp lý của yêu cầu này nhưng họ từ chối trả lời, chỉ bảo rằng đấy là cách để tôi bày tỏ thiện chí với họ. Thực lòng mà nói đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao họ lại yêu cầu như thế".
"Tôi có tranh luận lại và không đồng tình với họ về việc cho rằng những bài về Vingroup lại gây hại cho an ninh quốc gia. Thêm nữa, tôi đã lập luận rằng mọi thông tin chi tiết trong bài của tôi đều dẫn nguồn từ báo chí nhà nước, chứ hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Tuy nhiên họ không tranh luận, chỉ bắt buộc tôi phải xoá bài theo ý họ".
Khu chung cư cao cấp Vinhomes Metropolis đang được xây dựng trên khu 29 Liễu Giai. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên cho đến hôm 29/5, trên Facebook ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn giữ các bài viết của mình chứ không xóa.
Ví dụ có bài viết từ hôm 12/5 đặt câu hỏi về việc Vingroup mua một số khu "đất vàng" ở Hà Nội.
Bài này đã có 7000 lượt yêu thích và hơn 1000 lượt chia sẻ.
Ông Tuấn cho rằng các khu đất công lớn ở trung tâm Hà Nội đang dần rơi vào tay tập đoàn Vingroup mà không qua "đấu thầu công khai".
Tuy nhiên tập đoàn Vingroup phản hồi với BBC rằng những thông tin của mà ông Tuấn viết trên Facebook là "hoàn toàn sai sự thật".
Đại diện Vingroup nói họ "không quan tâm đến việc này".
2. Cục Chống phản động A67 Bộ Công an ép xóa bài về Vingroup
Nguyễn Anh Tuấn
Ngay khi đặt chân đến Sài Gòn rạng sáng ngày 25 tháng 5, tôi đã bị giữ lại bởi an ninh sân bay Tân Sơn Nhất. Trời đã khuya nên tôi không muốn báo tin trên FB, sợ làm anh em bạn bè lo lắng.
Trong suốt 15 giờ đồng hồ sau đó, tôi đã bị thẩm vấn liên tục bởi nhiều cán bộ an ninh khác nhau, đều xưng là người của A67 - Cục Chống Phản động/Khủng bố thuộc Bộ Công an ở phía Nam.
Nội dung buổi thẩm vấn quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những chuyện đi đâu, gặp ai, làm gì thời gian vừa qua, được lặp đi lặp lại theo một kĩ thuật có mục đích làm kiệt sức đối tượng.
Mọi chuyện lẽ ra đã không có gì đáng nói cho đến khi xuất hiện một người tự xưng là Vũ, có vẻ như là phụ trách A67 ở miền Nam.
Đeo thắt lưng Hermes, đồng hồ Longines, Vũ liên tục nói rằng anh ta là một đảng viên cộng sản, và sẽ làm mọi điều để có thể để bảo vệ lá cờ cộng sản (vừa nói anh ta vừa chỉ tay vào lá cờ búa liềm trong phòng), rằng giữa anh ta và tôi chỉ có thể là một giới tuyến địch-ta, và cuộc sống của tôi chắc chắn sẽ bị hủy hoại nếu tôi không dừng lại.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là cuối buổi làm việc, Vũ ép buộc tôi phải xóa các bài viết trên FB cá nhân mà Vũ cho là “gây hại cho an ninh quốc gia”, nhưng lại tập trung vào các bài gần đây của tôi về cách mà VinGroup cùng các quan chức đã biến hóa đất công thành đất tư với giá rẻ mạt, gây thất thoát cho ngân sách quốc gia ra sao [1].
Khi tôi đề nghị được đưa ra căn cứ pháp lý, cũng như lý giải những bài viết của tôi gây tổn hại an ninh quốc gia như thế nào, nhất là khi chúng toàn dựa trên thông tin từ báo chí nhà nước, Vũ không trả lời, chỉ gọn lỏn rằng đấy là cách duy nhất tôi cho cơ quan an ninh thấy thiện chí của mình, trước khi họ sử dụng biện pháp mạnh đối với tôi.
Sau đó, họ giữ giấy tờ tùy thân của tôi, bởi vì bằng cách đó, theo như họ nói, tôi mới có thể chấp nhận tiếp tục gặp họ - A67- ở Hà Nội.
Nhưng, có thể họ đã lầm.
Họ có thể tịch thu giấy tờ tùy thân của tôi.
Họ cũng có thể bắt giữ và giam cầm tôi vì đã đứng cùng dân làng Đồng Tâm, với ngư dân Hà Tĩnh, với những người bảo vệ Sơn Trà.
Họ còn có thể đâm gục tôi trên một góc phố nào đó ở Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, nhất là khi tôi đụng đến những phi vụ tỷ đô ăn cắp của công của những cấu kết quyền-tiền trên đất nước này.
Nhưng nếu họ nghĩ rằng bằng những cách đó họ có thể khống chế tư tưởng của tôi, khuất phục ý chí của tôi, ngăn chặn tôi nói và làm những điều tôi tin là đúng với lương tâm của tôi và tốt cho quốc gia của tôi - vì một Việt Nam đáng để sống hơn,
Thì tôi khẳng định, một lần nữa, chắc chắn họ đã lầm.
PS: Cuối cùng, tôi chỉ muốn nhắn gửi tới anh Vũ và các anh an ninh khác đã làm việc với tôi (những người mà tôi không thấy sự thù địch nào nên không nêu tên ở đây) rằng dù thế nào đi nữa tôi vẫn không coi các anh là kẻ thù của tôi, ngay cả khi các anh muốn đẩy tôi vào tình thế đó. Tôi thực sự tin tưởng vào một Việt Nam trong tương lai đủ rộng cho tất cả chúng ta, nơi mà những người dù khác biệt quan điểm vẫn có thể dành cho nhau sự tôn trọng.
---[1]
Cái lò có mắt
https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2145435462138002 /http://www.boxitvn.net/bai/54395
Đất công phải được đấu giá
https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2148027218545493
N.A.T.
Nguồn: FB Nguyen Anh Tuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét