Nhân việc Bộ Giáo dục gỡ bớt gánh nặng cho giáo viên
Huy Đức
Sau hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, không ai không biết ông như là “Tư lệnh tối cao của lực lượng tham nhũng”. Nhưng, không phải ai cũng biết, hành động tàn phá đất nước đau đớn nhất, khó khắc phục nhất của ông là để hơn 7.000 điều kiện kinh doanh được “đẻ ra” dưới hai nhiệm kỳ ông làm thủ tướng. Doanh nghiệp, người dân không chỉ mất tiền, mất thời gian mà còn bị nhũng nhiễu từ Trung ương tới cơ sở.
Theo thông tư 08/2023 của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, chỉ cần một chứng chỉ với thời gian “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” tối đa là 6 tuần, một giáo viên có thể được xét thăng hạng từ bậc Tư lên tới bậc Nhất. Trước đây, cứ mỗi lần xét thăng hạng, giáo viên lại cần đi học (từ 6-8 tuần) và lại phải thi thêm một chứng chỉ.
Những quy định này, có từ Thông tư 01-04, 2021 do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký (để thực hiện Luật Công chức 2008 và Luật Viên chức 2010), đã nhận được nhiều ý kiến phê phán của dư luận và phản ứng của giáo giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay đầu nhiệm kỳ mới, đã tiến hành các khảo sát, lấy ý kiến trong ngành trước khi kiến nghị sửa đổi lên Chính phủ.
Ngày 18-10-2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP), theo đó, “Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình (bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp), thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.”
Rất tiếc là sau Nghị định 89, chưa thấy các bộ triển khai theo đúng tinh thần này ở ngành mình (Thông tư 13/2022 của Bộ TT & TT vẫn rất nửa vời và không hiểu bản chất của điều mình sửa đổi).
Sau hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, không ai không biết ông như là “Tư lệnh tối cao của lực lượng tham nhũng”. Nhưng, không phải ai cũng biết, hành động tàn phá đất nước đau đớn nhất, khó khắc phục nhất của ông là để hơn 7.000 điều kiện kinh doanh được “đẻ ra” dưới hai nhiệm kỳ ông làm thủ tướng. Doanh nghiệp, người dân không chỉ mất tiền, mất thời gian mà còn bị nhũng nhiễu từ Trung ương tới cơ sở.
Di sản của ông Dũng phản bội lại hầu hết những nỗ lực cải cách từ hai tiền nhiệm của ông: Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Không chỉ hành hạ người dân, doanh nghiệp, những quy định xuất phát từ Luật Công chức 2008 và Luật Viên chức 2010, đã khiến cho hàng triệu công chức, viên chức phải mất thời gian một cách vô ích, bỏ nhà, bỏ việc đi học và thi những chứng chỉ vô tích sự. Những “chương trình bồi dưỡng” kéo dài từ 6-8 tuần và những chứng chỉ này chỉ có một lợi ích duy nhất là nuôi sống hệ thống các “trường bồi dưỡng cán bộ” cũng mọc ra như nấm ở các bộ, các ngành từ thời Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu nói yêu cầu cải cách thì đất nước cần rất nhiều. Nhưng, trước khi các nhà hoạch định tương lai của Việt Nam thoát ra khỏi sự giáo điều và tìm được một lộ trình hợp lý cho đất nước mình, chỉ cần họ loại bỏ những quy định đang hành hạ công chức; những quy định đang tiếp tay cho công chức hành hạ người dân; những quy định sử dụng quyền lực công (quyền hành chánh, quyền bắt bớ…) can thiệp vào những mối quan hệ mà người dân, doanh nghiệp có thể tự mình điều chỉnh.
H.Đ.
Nguồn: FB Trương Huy San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét