Bản tin ngày 2-4-2019
Tin Biển Đông
Tư lệnh quân đội Philippines vừa xác nhận, Trung Quốc ngang nhiên đưa 200 tàu áp sát đảo Thị Tứ, báo Dân Trí đưa tin. Tướng Benjamin Madrigal Jr, Tư lệnh quân đội Philippines, tuyên bố “các binh sĩ của nước này sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực đảo Thị Tứ”.
Ông Madrigal nhận định: “Đây không chỉ là mối lo ngại đối với quân đội Philippines, mà còn của các cơ quan khác nữa, bao gồm lực lượng tuần duyên. Chúng tôi đang tìm cách giải quyết vấn đề này”.
Báo Giáo Dục VN có bài: Việt Nam và bàn cờ chiến lược Biển Đông. Từ năm 2018 đến nay, mâu thuẫn Biển Đông ngày càng căng thẳng, “ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng lên, tập trận và tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông cũng tăng cường. Tám nước đồng minh phương Tây đã điều chiến hạm đến Biển Đông để tham gia với Mỹ”.
Bài viết cảnh báo: Vụ “nhà đầu tư” TQ muốn làm dự án cao tốc Bắc – Nam có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia và nằm trong chiến lược đầy tham vọng của Trung Quốc đối với cả Biển Đông và VN. “Tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và khó lường, quan hệ Mỹ-Trung vừa đối đầu vừa đối thoại, sẽ tác động càng lớn đến Việt Nam và Biển Đông”.
Báo Thanh Niên đưa tin: Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm, diễn tập với cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, sáng 1/4/2019, tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ ICGS Vijit cập Cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng dự kiến kéo dài đến ngày 4/4. Trong các ngày 2 và 3/4, “lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ trên tàu ICGS Vijit sẽ diễn tập trên sa bàn, trao đổi về thiết bị kiểm soát ô nhiễm trên tàu và giao lưu bóng chuyền với sĩ quan Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2”.
Mời đọc thêm: Pha hành động tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông (Viet Times). – Philippines tố cáo Trung Quốc đưa 200 tàu áp sát đảo Thị Tứ (VNE). – Biển Đông : Philippines phản đối Trung Quốc đưa nhiều tàu áp sát đảo Thị Tứ (RFI). – Thông điệp “lạnh” của TQ khi đưa chiến đấu cơ vượt ranh giới ở eo biển Đài Loan (DV) – Mỹ ngầm đồng ý bán hơn 60 tiêm kích F-16 cho Đài Loan (PLTP).
– ASEAN trong mối quan hệ Mỹ – Trung và vấn đề Biển Đông (VOA). – Tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm Đà Nẵng (VOV). – Tàu tuần tra bảo vệ bờ biển Ấn Độ cập cảng Tiên Sa (MTG). – Chùm ảnh: Tàu Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa thăm Đà Nẵng(NĐT).
Phó Ban chỉ đạo công trình “Lịch sử TP HCM” Tất Thành Cang
Báo Dân Việt dẫn lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, đặt câu hỏi: “Ông Tất Thành Cang sẽ chỉ đạo thế nào khi viết lịch sử Thủ Thiêm?”Chuyện ông Cang gây ra sai phạm ở Thủ Thiêm, rồi nhiều sai phạm đất đai khác tạo ra hàng vạn người dân mất nhà, mất đất, giờ lại được làm Phó Ban chỉ đạo công trình “Lịch sử TP.HCM”, ông Nhưỡng nói: “Những vấn đề có liên quan đến việc làm sai phạm trước đó của ông Cang liệu ông có chỉ đạo để viết trung thực, khách quan”.
Ông Ngô Văn Sửu, cựu Vụ trưởng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, “việc ông Tất Thành Cang vừa bị Trung ương thi hành kỷ luật lại được phân công làm Phó Ban chỉ đạo công trình Lịch sử TP.HCM là chưa phù hợp, dư luận sẽ có những nhìn nhận không tốt”.
VOA đặt câu hỏi: Ông Tất Thành Cang đỗ “ga xép” trước khi bị truy tố? Chuyện ông Cang được bổ nhiệm chức mới, LS Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm VPQH cho biết, một số đảng viên lớn tuổi ở TP HCM “cho rằng việc phân công đó là không nên… Nếu mà người làm từng bị kỷ luật rất nặng nề như vậy, giờ tham gia viết cái đó, liệu có đảm bảo khách quan không?”
Tuy nhiên, bài viết cho rằng, ông Cang chưa thật sự thoát khỏi nguy hiểm, vì các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn vẫn có chức tạm trước khi chính thức “vào lò”. Cần lưu ý điểm khác của ông Cang với mấy cựu lãnh đạo này là trong khi họ đều bị điều ra Trung ương, thì ông Cang vẫn còn ở TP HCM, ở trong “lãnh địa” của Lê Thanh Hải.
VietNamNet đặt câu hỏi về chuyện bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật: Chuyện bình thường hay không nhỉ? Bài viết nhận định, vụ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kỷ luật nhưng lại không thể cách hết chức vụ trong đảng của ông Tất Thành Cang:
“Điều không bình thường ở đây là ông bị mất tất cả các chức như ủy viên TƯ, Phó bí thư thường trực Thành ủy và ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nhưng chức thành ủy viên lại vẫn còn. Rất khó hiểu. Và nếu sau 12 tháng thì rất có thể ông lại được bổ nhiệm một chức vụ nào đó giống như tại Thanh Hóa”.
Mời đọc thêm: Chức danh mới của ông Tất Thành Cang (ĐV). – Bị kỷ luật rồi lại bổ nhiệm: Một kiểu ‘trả ơn’? — Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật: Không vùi dập nhưng dùng người cho đúng (VNN). – Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật: Chuyện bình thường hay bất thường? (Infonet). – Vì sao chính quyền TP.HCM quyết đi tìm đại bàng?(VNTB).
Các vụ cướp nhà, “ăn” đất
Thanh tra tỉnh Quảng Nam đang tiến hành thanh tra các dự án của công ty Bách Đạt An, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Cơ quan này xác nhận, “đã tiến hành thanh tra nhiều dự án (DA) BT đóng tại thị xã Điện Bàn, trong đó có các dự án liên quan đến vụ 1.000 người dân mua đất đi đòi sổ đỏ”.
Bài báo cho biết: Công ty Bách Đạt An, công ty đang dính bê bối thu tiền của người mua đất nhưng không đưa sổ đỏ, còn “được giao làm gần 1,9 km DA Tuyến đường nối ĐT 603 A với ĐT 607 (Km 2+487,78 – Km 4+378) để đổi lấy 105 ha đất san ủi mặt bằng làm dự án”.
Lãnh đạo UBND thị xã Tân Uyên yêu cầu báo cáo khẩn vụ ngôi nhà đột ngột “biến mất” ở Bình Dương, báo Tiền Phong đưa tin. Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên cho biết: “Qua báo chí tôi đã biết về vụ việc, tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ vụ việc và sẽ thông tin ngay khi có kết quả”.
Trước đó, “bà Vân là chủ nhà nhưng không nhận được một văn bản chính thức hay thông báo cưỡng chế nào. Gia đình bà Vân chỉ nhận được một bản thông báo với nội dung tự tháo dỡ công trình nhưng văn bản lại đề vào tháng 12/2019”, trong khi vụ tháo dỡ đã diễn ra vào ngày 1/3/2019.
Mời đọc thêm: Công an điều tra vụ 1000 người dân đòi sổ đỏ ở Quảng Nam (RFA). – Hàng nghìn người vây trụ sở đòi sổ đỏ, bên bán buộc phải cam kết đảm bảo quyền lợi khách hàng (VTC). – Quảng Nam giải thích về việc đổi 105 ha đất lấy 1,9 km đường (Zing). – Cho người dỡ nhà khi dân vắng mặt: ‘Không sai gì hết’? (ĐV). – Hà Trung (Thanh Hóa): Lập hồ sơ khống để chiếm dụng đất của người khác?(TN&MT). – Cấp đất ở không hình thành đơn vị ở: Khánh Hòa đang vi phạm? (XD).
Người dân tiếp tục bị “móc túi” ở khắp nơi
TB Kinh Tế Sài Gòn có bài: Giá điện tăng và lạm phát. Bài viết phân tích, trước mắt, tác động của chuyện tăng giá điện biểu hiện trực tiếp nhất ở “vòng 1” là giá cả của “nhóm hàng điện tiêu dùng”, đủ khả năng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, ngay cả trong tính toán của các báo “lề đảng” muốn trấn an người dân.
Sau đó, giá điện tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm. “Có cơ sở để kỳ vọng tác động mang tính lan truyền gián tiếp lên mặt bằng giá cả từ việc giá điện tăng trong năm nay là có”.
Chuyện “tận thu” ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh: Trẻ 1 tuổi cũng phải nộp gần 1 triệu đồng để làm nông thôn mới, theo báo Một Thế Giới. Người dân thôn này chia sẻ, “số tiền mà họ phải đóng là quá cao so với điều kiện kinh tế của những gia đình ở xã miền núi có thu nhập không ổn định”.
Một người dân kể: “Trong cuộc họp thôn cách đây hơn 1 tháng, trưởng thôn nêu ra chủ trương huy động tiền đóng góp của dân để làm đường trục thôn và nhà văn hóa, mỗi nhân khẩu phải đóng 960.000 đồng, trừ trẻ dưới 1 tuổi và người già trên 72 tuổi. Như gia đình tôi đây 5 đứa con đang trong độ tuổi đi học thì lấy đâu ra tiền để đóng”.
Mời đọc thêm: Cẩn trọng với nguy cơ lạm phát (KTĐT). – Thông tin tăng giá điện là ‘tài liệu mật’ vì lo đầu cơ, găm hàng thổi giá (VNN). – VCCI nói gì về đề xuất đưa “một số chi phí khác” vào tính giá điện bình quân? (ANTĐ). – Công nhân lo khi giá điện tăng (NLĐ). – Nhiều người thuê nhà trọ chưa hưởng được ưu đãi giá điện (CT). – Nông dân choáng váng vì thanh long rớt giá trong khi giá điện tăng (VOV). – Lệ phí xe bán tải chính thức tăng gấp 3 lần (TN).
Môi trường ngày càng ô nhiễm
Chuyện ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa: Hàng trăm héc ta ngao chết trắng bãi, dân phá sản vì ngao, Infonet đưa tin. Theo đó, “khoảng 1 tuần trở lại đây, tại khu vực bãi nuôi ngao ở lạch, cửa biển” thuộc xã Hải Lộc, “những ruộng ngao giống, ngao thịt đã đến thời kỳ thu hoạch, bỗng dưng chết trắng bãi, không rõ nguyên nhân. Hàng ngày, những hộ dân tại đây phải thuê hàng chục nhân công đi nhặt vỏ ngao chết”.
Bài viết lưu ý: Trong thập niên vừa qua, hầu như chưa bao giờ có hiện tượng ngao chết hàng loạt ở đây như vậy. “Từ năm 2017, do sự cố ô nhiễm môi trường thì lượng ngao chết nhiều hơn nhưng cũng không chết nhiều như thời điểm hiện tại”.
Chuyện ở TP Lào Cai: Cá trên sông Hồng chết bất thường chưa tìm ra nguyên nhân, theo trang Tài Nguyên và Môi Trường. Lãnh đạo Sở TN&MT Lào Cai xác nhận, khoảng 15 giờ ngày 31/3/2019, “trên đoạn sông Hồng từ cầu Kim Thành đến cầu Cốc Lếu, thuộc thành phố Lào Cai có hiện tượng cá chết nổi hàng loạt”, trong đó có cả nhiều loài cá sống ở tầng đáy sông.
Kết quả quan trắc các chỉ số nước ban đầu cho thấy, “nước sông Hồng đục hơn bình thường, chỉ số DO (lượng ô xi trong nước) giảm đáng kể… Theo phỏng đoán ban đầu rất có thể nước sông Hồng đục là do có lượng lớn nước thải xả trực tiếp ra môi trường chưa được xử lý”.
Báo Tuổi Trẻ có bài: “Cái chết” thầm lặng từ ô nhiễm không khí. Bài báo cho biết: “Hà Nội được xếp vào vị trí thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới về mức độ ô nhiễm môi trường. TP.HCM thì đứng thứ 15 trong các thành phố của các nước Đông Nam Á bị ô nhiễm”, mức độ ô nhiễm ngày càng tăng.
Báo Lao Động có bài: Thuế bảo vệ môi trường và vấn nạn ô nhiễm không khí. Theo đó: “Trong 3 tháng đầu năm, NSNN đã thu được 8.300 tỉ đồng thuế bảo vệ môi trường. Mà đó mới chỉ là 12% trong tổng thu dự kiến mà thôi”. Một nghịch lý lớn mà người dân VN đang phải chịu đựng: Thuế môi trường ngày càng tăng, nhưng môi trường ngày càng ô nhiễm. Càng bị “tận thu” thuế môi trường, người dân càng sống trong môi trường tồi tệ.
Mời đọc thêm: Yên Thường, Gia Lâm: Xe tải chở hàng trăm tấn phế thải xây dựng ngang nhiên đổ xuống mương, xuống ruộng (PL Plus). – Quảng Bình: Rác thải chợ Cảnh Dương “tràn” xuống cửa sông Ròon gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (TNMT). – Ngang nhiên khai thác đất trái phép, gây ô nhiễm môi trường (ĐN). –“GDP cứ tăng 1% thì ô nhiễm môi trường sẽ làm thiệt hại 3% GDP” (MT&ĐT). – Ngư dân Thanh Hóa lao đao vì ngao chết trắng bãi bất thường (GT). – Cá chết bất thường trên sông Hồng đoạn qua Lào Cai (Bnews).
– TP.HCM năm 2019: Ngột ngạt vì ô nhiễm không khí, các chỉ số vượt ngưỡng an toàn, đi đâu cũng thấy rác thải (DS). – Cảnh báo: Chất lượng không khí ở Hà Nội đang rất xấu, đề phòng khi ra đường(VietQ). – Giải pháp nào cho tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội? (MT&ĐT). – Bệnh có thể gặp do tác hại của bụi siêu mịn PM2.5 (VNE). – Đổ bệnh vì khói bụi(SGGP).
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng, bị lột quần áo
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng, lột đồ ở Hưng Yên: Công an tỉnh phối hợp điều tra, VTC đưa tin. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên vừa “yêu cầu Công an huyện tập trung thu thập thông tin, hoàn thiện hồ sơ vụ việc. Chủ tịch UBND tỉnh giao công an tỉnh cử các điều tra viên xuống phối hợp cùng huyện xác minh để có kết luận sớm nhất”. Bên cạnh đó, trong tuần này, toàn bộ giáo viên tỉnh này “sẽ có cuộc họp trực tuyến để Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh thông tin vụ việc nữ sinh N.T.H.Y. bị đánh hội đồng”.
Báo Dân Sinh đưa tin: Nữ sinh lớp 9 bị lột đồ, đánh tập thể muốn chuyển trường. Hơn một tuần sau vụ bạo hành, nữ sinh Y vẫn đang điều trị tại BV Tâm thần kinh Hưng Yên. Em Y cho biết: “Nếu đến trường, cháu vẫn mong được gặp các bạn ở lớp, không muốn các bạn bị đuổi học nhưng cháu muốn chuyển trường, dù chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là hết cấp”.
Thông Tấn Xã VN có bài: Nhóm nữ sinh hành hung bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. LS Đặng Văn Cường nhận định, “hành vi của nhóm học sinh xông vào đánh em Y. là vô cùng tàn bạo, có thể xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân”, đã phạm vào tội cố ý gây thương tích và làm nhục người khác, “cần xác minh làm rõ ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh của các em học sinh đã đánh Y”.
Trang Phụ Nữ VN dẫn lời LS Trần Thị Ngọc Nữ nhận định, vụ nữ sinh đánh hội đồng, lột quần áo: “Cần xử lý nghiêm giáo viên chủ nhiệm”. LS Nữ cho biết: “Khi phát hiện việc nữ sinh H.Y. bị hành hung thì phải động viên, an ủi, chuyển chỗ, thậm chí đề nghị chuyển lớp để bảo vệ H.Y., đồng thời răn đe nhóm nữ sinh kia. Thế nhưng, trong vụ việc này, giáo viên ‘làm ngơ’ hoặc thực hiện không nghiêm dẫn đến hậu quả đau lòng”.
VietNamNet bàn về hiện tượng liên tục các vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Ám ảnh học đường. Trước vụ nữ sinh lớp 9 N.T.H.Y bị một nhóm nữ sinh trường THCS Phù Ủng, tỉnh Hưng Yên, hành hung và lột quần áo, đã có vụ “một nữ sinh túm tóc lần lượt 3 nữ sinh rồi dùng tay tát vào mặt, đánh vào đầu và ấn đầu 3 bạn xuống nền gạch rất dã man” xảy ra hồi tháng 12/2017 ở Kiên Giang.
Ở Yên Bái, tại Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên của huyện Văn Yên, “một nhóm nữ sinh liên tục giật tóc, đạp vào đầu một nữ sinh khác và buông những lời tục tĩu ngay trong lớp” và cũng như nhiều vụ tương tự đã từng xảy ra lâu nay.
Mời đọc thêm: Vụ nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng: Trách nhiệm không chỉ ở nhà trường (TTXVN). – Có nên đuổi học 5 học sinh lột đồ, đánh bạn đến mức nhập viện tâm thần? (TGTT). – Vụ nữ sinh bị đánh: Cách chức ban giám hiệu rất đau nhưng phải làm (Zing). – Nữ sinh bị bạn đánh hội đồng: Cách chức Hiệu trưởng có thể gây hiệu ứng ngược? (NĐT). – Trước tiên, hãy dạy làm người (TP).
– Xót xa chiếc bàn học ‘tự chế’ kê từ gạch của nữ sinh lớp 9 bị bạn học lột quần áo, đánh hội đồng ở Hưng Yên — Vụ nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng dã man: ‘Từ khi cháu vào viện cô chủ nhiệm và nhà trường không đến thăm, mọi chi phí gia đình phải đi vay mượn’ (SS). – Nữ sinh lớp 9 bị đánh dã man, lột đồ: Gia đình nhận được 80 triệu đồng hỗ trợ (NLĐ). – Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên: Giọt nước mắt người mẹ (LĐ).
– Tường trình của 5 học sinh tham gia lột quần, đánh tập thể nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên (DS). – Các nữ sinh lột đồ, đánh bạn ở Hưng Yên sợ hãi trước đe dọa từ mạng xã hội (MTG). – Bạo lực học đường: Cha mẹ không thể vô can — Phụ huynh các nữ sinh đánh bạn: “Chúng tôi không dạy con như thế!” (VNN). – Bố nữ sinh đánh hội đồng bạn: ‘Tôi mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến lỗi lầm của con’ (VTC). – Bố của nữ sinh tham gia đánh hội đồng bạn học: “Thương con một, tôi thương nạn nhân mười” (NĐT). – Làng Phù Ủng, chuyện xưa, chuyện nay (GDVN).
Giáo dục VN: Loạn!
Hệ quả của một nền giáo dục trao quyền lợi cho các “hạt giống đỏ”: Sơn La cập nhật 44 thí sinh được nâng điểm, nhưng quyết giấu danh tính, theo báo Giáo Dục VN. Sở GD&ĐT Sơn La xác nhận đã cập nhật điểm thi thật của các thí sinh này, nhưng vẫn không công khai danh tính, cũng không cho biết các thí sinh làm bài bằng chính sức mình, nhưng bị mất cơ hội vào tay những kẻ gian lận, có được đền bù gì không.
Được biết, có không ít quan chức, thậm chí liên quan đến phía quân đội, công an, trong số các phụ huynh giúp con em họ gian lận. Nỗi sợ từ trên xuống dưới của cả một hệ thống dựa vào công an, quân đội để duy trì chế độ khiến các quan chức giáo dục không dám công khai tên tuổi những người gian lận, cũng không có cơ chế nào trừng phạt họ khi vụ việc xảy ra.
Công an TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đang điều tra vụ nữ sinh tự tử vì bị bạn nghi ngờ lấy trộm 50 ngàn đồng, theo báo Giáo Dục VN. Bài viết không tiết lộ danh tính nạn nhân, chỉ cho biết em này là học sinh lớp 8 của Trường THCS Lộc Sơn. Sáng 30/3, trong lúc học trên lớp, em này bị nghi ngờ lấy trộm 50 ngàn đồng của bạn và hai bên đã to tiếng với nhau. Đến trưa cùng ngày, phụ huynh về nhà thì phát hiện em này đã treo cổ tự tử.
Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô có bài: Giới trẻ và nỗi buồn mang tên “cuồng thần tượng lệch lạc”… Trước hiện tượng giới trẻ ngày nay dễ dàng thần tượng những nhân vật nổi loạn, khác thường như Khá Bảnh, một thanh niên từng vướng vào tù tội, hoặc “thánh chửi” Dương Minh Tuyền, TS Vũ Việt Anh nhận định, “các bạn trẻ rất dễ ảnh hưởng bởi những yếu tố truyền thông, đồn thổi, xu hướng”.
Mời đọc thêm: Gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La: Có cần nhân đạo với kẻ gian lận, phạm pháp? (PLVN). – Phát hiện nữ sinh lớp 8 tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà(TP). – Nữ sinh treo cổ tự tử sau khi bị bạn cùng lớp nghi trộm 50 nghìn đồng (VTC). – Một học sinh lớp 8 tự tử sau khi cãi nhau với bạn vì bị nghi trộm tiền (VOV).
– Khá Bảnh: Hiểm họa thần tượng chửi bậy, vô văn hóa trên mạng xã hội (Zing). – Xã hội cổ súy bạo lực, học sinh không ngại “đánh hội đồng” (VNN). – Lên lịch hội nghị ảo ở Côn Đảo, hơn 30 hiệu trưởng đi tham quan (TN). – Nền giáo dục Việt Nam thua cả 1 cái chợ! (VNTB).
***
Thêm một số tin: Bí thư Quảng Nam lên tiếng về dự án chùa Ba Vàng Quảng Nam— Lý do kết luận thanh tra không nhắc tới Việt Phủ Thành Chương (RFA). – Vì sao chính phủ không muốn trình Luật Đất Đai ra Quốc hội? (VNTB). – Một người Việt từng học Harvard đề nghị ‘chấm điểm công dân’ (NV). – Năng suất lao động tăng khiêm tốn: Thực tế còn thấp hơn… (ĐV). – REE lên tiếng trước việc Chủ tịch Nhiệt điện Quảng Ninh bị bắt (VTC).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét