Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

EVN móc túi dân như thế nào?

EVN móc túi dân như thế nào?

BTV Tiếng Dân
29-4-2019
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Giá điện không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế? Bộ Công thương thông báo giá điện tăng 8,36%, nhưng “sau khi cầm trên tay hoá đơn tiền điện, người dân mới ngỡ ngàng khi con số không dừng lại ở 8,36% mà lên tới 50-70%”.
PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, giá điện thật ra tăng cao hơn nhiều so mới mức 8,36% mà EVN tuyên bố. Lý giải của ngành điện cho việc tăng giá vừa qua chỉ là một góc độ, nguyên nhân chủ yếu là ở sự bất hợp lý của bảng giá điện.
Biểu giá điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc. Nguồn: LĐ
VietNamNet bàn về hiện tượng mới nắng mấy ngày hoá đơn điện tăng vọt: Nguyên nhân tốn tiền gấp đôi. Một trong các nguyên nhân chính vẫn là cách EVN chia mức giá điện để “móc túi” người dân, đối với giá bán lẻ điện sinh hoạt, biểu giá điện vẫn chia thành 6 bậc. Bậc thấp nhất là 0-50 kWh, bậc cao nhất là từ 401 kWh trở lên. Bậc cao nhất có giá gần gấp đôi bậc thấp nhất.
Chủ tịch Hội thẩm định giá VN bình luận: “Bây giờ hộ nghèo chăng nữa cũng còn rất ít hộ dùng dưới 50 kWh, đời sống đã khác hơn, có nhiều thiết bị điện hơn… khác lắm rồi, nên phải tính làm sao đại đa số người dân được hưởng mức giá tương đối hợp lý hơn”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Giá điện gánh cả lỗ tỷ giá, chi tuyên truyền… ? Bài viết phân tích, nguyên tắc tính giá điện chỉ bao gồm những chi phí vận hành, cung ứng điện. Tuy nhiên, có những khoản chi “trời ơi” vẫn được đưa vào trong chi phí sản xuất kinh doanh điện như chi phí tuyên truyền tiết kiệm điện tại các công ty điện lực. Rồi các khoản lỗ đầu tư trái ngành của EVN lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng bị Thanh tra Chính phủ phát hiện trước đây, cũng tính vào giá điện.
Chuyên gia năng lượng Trần Văn Bình bình luận, ngành điện VN tính toán giá thành điện không minh bạch, nên dù Bộ Công thương có cho rằng, các khoản lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng của EVN không tính vào giá điện thì chính người dân cũng không tin.
Báo Lao Động có bài: Dấu hỏi về hơn 42 nghìn tỉ đồng EVN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Bài viết lưu ý, EVN vay nợ khoảng 374,825 ngàn tỉ đồng dài hạn và hơn 22 ngàn tỉ đồng ngắn hạn. Ngay cả với nguồn lực tài chính khủng, gồm nguồn vốn đầu tư tài chính đạt hơn 62 ngàn tỉ nhàn rỗi ở thời điểm Quý II/2018, số dư tiền gửi ngân hàng của EVN trong giai đoạn đó lên đến 42,796 ngàn tỉ đồng, nhưng EVN vẫn có kết quả thu thuần từ hoạt động tài chính bị âm ngày một lớn.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi khó cho các lãnh đạo VN: Bao giờ có điện cạnh tranh? Trước tình hình giá điện ngày càng tăng nhưng chất lượng dịch vụ không tương xứng, nhiều người nghĩ đến giải pháp hình thành thị trường điện cạnh tranh. Tuy nhiên, chuyện đó là bất khả thi ở VN hiện nay.
Lý do: Thể chế VN hiện nay theo đuổi mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nghĩa là mang tiếng “kinh tế thị trường” nhưng nhà nước kiểm soát và thao túng giá cả các mặt hàng chính yếu, cho nên lĩnh vực trọng yếu như điện lực không thể xuất hiện đối thủ cạnh tranh với tập đoàn điện lực quốc gia, vì điện cũng chính là công cụ để kiểm soát người dân.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu viết: Quốc gia và đòn đánh phía sau lưng của EVN! Ông Hữu lưu ý: “EVN doạ thiếu điện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gắt, ‘Để thiếu điện sẽ có đồng chí mất chức’. EVN chỉ chờ có vậy để thò ra văn bản xin tăng giá điện. Và văn bản xin giá điện của EVN được công bố đến nhân dân, hoàn toàn không có chi tiết tăng lũy kế, EVN đưa Chính phủ lẫn nhân dân vào thế đã rồi. Đó đích xác là sự lừa đảo nhân dân”.
PGS. TS Ngô Trí Long đặt câu hỏi: Xin “mật hoá” thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN? Ông Long cho rằng: “Đối với 2 mặt hàng sát sườn với người dân là xăng và điện thì nên có sự công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát. Nếu bộ đề xuất đóng dấu mật cho các thông tin về 2 ngành hàng này sẽ gây ra sự bất bình trong nhân dân“.
Văn bản tăng giá điện đóng dấu mật. Ảnh: Nguyễn Tiến Tường
______

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét