Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Hội chứng cáp treo lan đến Vườn Quốc Gia Bạch Mã!

Hội chứng cáp treo lan đến Vườn Quốc Gia Bạch Mã!

RFA
2018-10-25
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Courtesy bachmapark.com.vn

Quan ngại sẽ ảnh hưởng việc bảo tồn

Trong đề án quy hoạch du lịch sinh thái trên núi Bạch Mã, ngoài tuyến đường bộ sẵn có, dự định sẽ xây dựng 2 tuyến cáp treo để lên đỉnh Bạch Mã.
Điều này gây quan ngại sẽ ảnh hưởng việc bảo tồn Vườn Quốc Gia Bạch Mã.
Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế là một trong số 7 khu vực bảo tồn tự nhiên lớn tại Việt Nam. Toàn bộ khu bảo tồn nằm trên vùng núi cao với khí hậu mát mẻ và mưa nhiều, hệ thống suối, hồ, rừng nguyên sinh và hệ thống thực vật phong phú, đa dạng, quý hiếm.
Theo quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ  từ năm 2020 đến 2030, Vườn Quốc gia Bạch Mã sẽ được phát triển thành một trong 6 điểm du lịch quốc gia.
Cụ thể theo quy hoạch, trên núi Bạch Mã sẽ xây dựng thành khu vực du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng trên tổng diện tích 387,8 héc ta, gồm 2 khu. Ngoài tuyến đường bộ sẵn có, sẽ xây dựng 2 tuyến cáp treo, với chiều dài 5,6km kết nối các phân khu du lịch trên đỉnh Bạch Mã, công suất tối đa là 1.750 hành khách mỗi giờ.
Quan điểm của mình cũng giống như của đảng và nhà nước cũng như thế giới, là mình phải giữ gìn nguyên vẹn những cái gì thiên nhiên còn lại.
-Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật
Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc xây dựng cáp treo sẽ ảnh hưởng việc bảo tồn Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đài Á Châu Tự Do trao đổi vấn đề này với ông Nguyễn Huỳnh Thuật, thạc sĩ lâm nghiệp Đại Học Quốc Gia Sài Gòn, thạc sĩ môi trường quốc tế và phát triển công đồng Đại Học Nông Nghiệp Và Công Nghệ Tokyo, Nhật Bản và được ông cho biết như sau:
“Cái này vừa rồi mình có nói chuyện với Anh Huỳnh Văn Kéo, nguyên giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã và Anh Nguyễn Vũ Linh phó giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã tại Huế, thì các anh có hỏi ý kiến và quan điểm của mình, thì mình có trả lời quan điểm của mình cũng giống như của đảng và nhà nước cũng như thế giới, là mình phải giữ gìn nguyên vẹn những cái gì thiên nhiên còn lại.” 
Theo ông Thuật, việc xây dựng cáp treo ở Bạch Mã mà làm ảnh hưởng môi trường giống như ở đỉnh Fansipan hay một số nơi khác Việt Nam đã làm, thì ông phản đối và yêu cầu đừng cho phép làm.
Cùng quan điểm với Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, ông Triệu Văn Hùng Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam cho rằng, đã làm cáp treo thì ít nhiều cũng phải ảnh hưởng đến mội trường sinh thái, ông nói:
“Đã làm cáp treo lên thì ít nhiều nó phải ảnh hưởng chứ sao mà không ảnh hưởng, có điều mức độ nó thế nào thôi. Cái này phải xem xét cụ thể, vì đã làm du lịch thì ít nhiều nó cũng phải ảnh hưởng. Kể cả đi đường mòn thì nó cũng phải ảnh hưởng, có cái là mức độ ảnh hưởng nó khác nhau.”

Cần phát huy những giá trị của Bạch Mã?

Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế. Courtesy bachmapark.com.vn
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, bảo tồn không phải cứ giữ khư khư, nhưng cũng không nên phát triển quá mức làm mất đi giá trị của vườn quốc gia mà phải phát huy những giá trị của Bạch Mã. Nhận định về vấn đề này Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh An, chuyên ngành quy hoạch, bảo tồn rừng Đại học Lâm nghiệp cho biết:
“Thực ra nhìn chung thì nó còn tùy thuộc vào việc quản lý, bởi vì rừng mà bảo tồn nếu mà giữ không thì vẫn là tốt nhất. Nhưng mà không tác động thì sẽ rất là khó, bởi chẳng ai người ta sẽ giữ rừng không mà không lo cơm áo gạo tiền. Giữ mà không có lợi ích về mặt kinh tế thì chẳng ai giữ cả. Nói thật sự là phải có lợi ích về mặt kinh tế, nhưng quản lý như thế nào cho nó phù hợp và phải tuân thủ những nguyên tắc nào.”
Một cư dân Huế, Kỹ sư Nguyễn Hữu Lễ, nguyên Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế cho biết ủng hộ việc làm cáp treo, tuy nhiên ông cũng cảnh báo việc cần phải bảo tồn sinh thái rừng:
“Cáp treo thì tốt chứ sao, nhưng vấn đề là bảo vệ môi trường thôi, đừng có phá rừng thôi. Cho dù làm du lịch thì vấn đề quan trọng vẫn phải là môi trường, vì đây là rừng bảo tồn sinh thái của Bạch Mã, yên cầu cần bảo tồn cao. Lên đó nếu không bảo tồn thì làm sao làm du lịch được. Du lịch thì yêu cầu đầu tiên là phải có bảo tồn, nhưng mà nếu không có du lịch thì nó cũng chán. Nhưng du lịch mà không có cáp treo lên thì cũng khó khăn.”
Nên cải tạo những công trình hiện tại
Cũng có ý kiến cho rằng, Vườn quốc gia Bạch Mã lâu nay vẫn làm du lịch và vẫn có khách. Vì thế, nên chăng cải tạo những công trình hiện tại thành những khu có thể đón được một lượng khác vừa phải vừa đảm bảo chất lượng theo đúng hướng du lịch sinh thái.
Rừng mà bảo tồn nếu mà giữ không thì vẫn là tốt nhất. Nhưng mà không tác động thì sẽ rất là khó, bởi chẳng ai người ta sẽ giữ rừng không mà không lo cơm áo gạo tiền. Giữ mà không có lợi ích về mặt kinh tế thì chẳng ai giữ cả.
-TS. Nguyễn Thị Thanh An
Theo ông Nguyễn Huỳnh Thuật, con đường hiện tại ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã tốt rồi, chỉ cần giới hạn lại là không cho xe ô tô chạy tốc độ cao, chỉ nên cho chạy 10km/h hoặc 20km/h để vừa đi vừa ngắm cảnh thư thái  và cho phép người đi bộ, xe đạp, xe gắn máy được đi vào chứ không cấm như hiện nay.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng cho biết khi làm việc về vấn này tại Huế thì được Anh Nguyễn Vũ Linh phó giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã cho biết là sẽ làm cáp treo theo một công nghệ mới không ảnh hưởng hệ sinh thái rừng hoặc ảnh hưởng rất là ít. Tuy nhiên ông vẫn tỏ ra lo lắng:
“Nhưng mình rất là nghi ngờ là theo mình biết hiện nay chưa có một công nghệ nào làm cáp treo mà không phải phá rừng. Mà nếu có thì hãy cho mình biết cái công nghệ đó. Mình cũng nghi ngờ là họ nói công nghệ mới không phá rừng để cho mọi chuyện đã rồi, mình không muốn chuyện đó xảy ra.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh An, mỗi vườn quốc gia nó có một đặc thù riêng, đặc thù về địa hình, đặc thù về văn hóa, đặc thù về quản lý. Nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để rừng quốc gia làm việc được với dân, có sự hợp tác của người dân. Mà muốn được như vậy thì phải có sự chia sẻ về mặt lợi ích và có sự tham gia của người dân. Nhưng tham gia không phải là chỉ thông báo, mà là tham khảo, xin ý kiến của người dân trước khi đưa ra một quyết định nào đó.  Bản thân người dân khi được hỏi như thế thì họ cũng cảm thấy được tôn trọng, và người ta cũng thấy được vai trò của họ trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng đề nghị Thủ tướng và Chính phủ phải tổ chức hội thảo công khai để lấy ý kiến rộng rãi. Vì theo ông màu xanh, lá phổi xanh là rất quý, không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nhân loại. Cho nên tất cả phải cùng chung tay bảo vệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét