Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Ăn như thế, phá như thế, bảo sao đất nước không nghèo, không tụt hậu?


Ăn như thế, phá như thế, bảo sao đất nước không nghèo, không tụt hậu?

Hoàng Dân
24-5-2018
Đất nước ta có rừng, có biển, có đồng bằng, khí hậu ôn hòa, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên khoáng sản cũng không phải là ít, vậy tại sao chúng ta nghèo? Do thực dân Pháp đô hộ, do chiến tranh, do bị cấm vận, do dân trí thấp, do thiên tai triền miên… Đó là những nguyên nhân để giải thích cho cái sự nghèo mà chúng ta thường nghe. Nhưng nếu lấy Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc các nước ở Đông Nam Á ra để so sánh thì những nguyên nhân trên liệu có đúng không?
Đúng, nhưng chỉ một phần. Chẳng hạn như Hàn Quốc, cũng từng có xuất phát điểm như chúng ta, nhưng chỉ sau mấy chục năm, họ đã trở thành một trong những cường quốc kinh tế. Họ đã làm gì để có được thành tựu đó? Sau khi nắm chính quyền, tổng thống Park Chung Hee tuyên bố sẽ “dọn rác”, làm sạch xã hội: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới… Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”.
Sự phát triển nào cũng có mặt trái, dù phải chịu sự hà khắc dưới sự cầm quyền của Park Chung Hee, nhưng đổi lại người dân Hàn Quốc đã có được một nền kinh tế thịnh vượng, cùng với đó là chuyển tiếp thành công từ nền toàn trị sang chế độ dân chủ.
Còn chúng ta, sau 43 năm thống nhất, 24 năm Mỹ bỏ cấm vận, vị thế của Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới? Đứng thứ 6 Đông Nam Á, 42 trên thế giới thật không xứng với tiềm lực của chúng ta hiện tại nhưng nói đến tương lai thì không ai dám chắc tiến hay lùi. Rừng thì cơ bản đã phá xong, biển thì đã khai thác gần như cạn kiệt, sông ngòi ô nhiễm, tài nguyên khoáng sản cũng dần cạn, công nghiệp chỉ là gia công lắp ráp, nông nghiệp thì “được mùa mất giá”, nợ công vượt ngưỡng, ngân sách năm nào cũng bội chi, bộ máy cồng kềnh, công chức dư thừa, tham nhũng tràn lan, chi tiêu hoang phí… Xin hỏi, như vậy lấy gì để phát triển?
Có lẽ trên thế giới này không có quốc gia nào như Việt Nam, ngân sách có rất nhiều nguồn thu, nhưng thu lại không đủ chi. Vì sao? Hãy đọc những bài báo sau đây:
 Dự án nạo vét 72 tỷ tăng ‘sốc’ lên thành 2.595 tỷ đồng: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/du-an-nao-vet-72-ty-tang-soc-len-thanh-2595-ty-dong-1275503.tpo
Mất hơn 800 tỷ đồng một năm nuôi 63.000 công chức “thừa”: http://danviet.vn/kinh-te/mat-hon-800-ty-dong-mot-nam-nuoi-63000-cong-chuc-thua-877869.html
Công trình làm hơn 500 triệu đồng, khai khống 1,4 tỷ đồng: http://dantri.com.vn/xa-hoi/cong-trinh-lam-hon-500-trieu-dong-khai-khong-14-ty-dong-20160825081335845.htm
Công trình hơn 700 tỷ chưa xong đã sạt lở, nứt toác: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/cong-trinh-hon-700-ty-chua-xong-da-sat-lo-nut-toac-365515.html
Công trình đê biển hơn 150 tỷ đồng hư hỏng sau 8 tháng khánh thành: http://danviet.vn/tin-tuc/cong-trinh-de-bien-hon-150-ty-dong-hu-hong-sau-8-thang-khanh-thanh-794836.html
Nhà máy hơn 3.000 ngàn tỷ ‘bán không ai mua, cho không ai lấy’: http://www.nhadautu.vn/nha-may-hon-3000-ngan-ty-ban-khong-ai-mua-cho-khong-ai-lay-d1974.html
“Cánh chim đầu đàn” 10.000 tỷ: Năm 2017 đóng cửa, dừng sản xuất? http://dantri.com.vn/kinh-doanh/canh-chim-dau-dan-10000-ty-nam-2017-dong-cua-dung-san-xuat-20161228063844071.htm
Nhà máy ngàn tỉ vừa đi vào hoạt động đã “đắp chiếu”: http://www.sggp.org.vn/nha-may-ngan-ti-vua-di-vao-hoat-dong-da-dap-chieu-488535.html
TP.HCM: Hai đại dự án đường sắt đội vốn 52.000 tỷ đồng: http://nguoidothi.net.vn/tp-hcm-hai-dai-du-an-duong-sat-doi-von-52-000-ty-dong-12704.html
Quảng trường 1.500 tỷ dang dở sau hơn 7 năm thi công: https://vnexpress.net/photo/thoi-su/quang-truong-1-500-ty-dang-do-sau-hon-7-nam-thi-cong-3467335.html
Làm đường 10 năm chưa xong, đội vốn hàng trăm tỉ đồng: https://tuoitre.vn/lam-duong-10-nam-chua-xong-doi-von-hang-tram-ti-dong-1349131.htm
Đó chỉ là một vài dẫn chứng về sự lãng phí, thất thoát ngân sách, còn nếu liệt kê đầy đủ thì không biết bao nhiêu trang giấy cho đủ. Sẽ chẳng có ngân sách nước nào, cho dù là Mỹ, cường quốc kinh tế số 1 thế giới, cũng chịu không nổi nếu thu 10 đồng và ăn hết 8.
Lịch sử đã chứng minh, sự giàu có của một quốc gia không phụ thuộc vào tuổi tác (lịch sử), vào tài nguyên thiên nhiên, mà là bởi thái độ của con người được hình thành qua năm tháng bởi nền giáo dục và văn hóa: Nhật Bản diện tích chật chội, 80% là núi, nghèo tài nguyên, rủi ro thiên tai cao nhưng Nhật bản là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới. Hay như Thuỵ Sĩ một quốc gia nhỏ bé, tài nguyên nghèo nàn, không có biển nhưng lại là quốc gia thu nhập bình quân đầu người, trong năm 2016 gần 79.000 USD, trong khi đó, mức tương tự ở Mỹ hơn 57.000 USD, ở Đức gần 42.000 USD, ở Anh gần 40.000 USD và ở Pháp gần 37.000 USD
Những nước nghèo là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là do yếu kém, sai lầm trong quản trị đất nước, còn các nguyên nhân khác chỉ là thứ yếu. Một quốc gia mà chỉ trông chờ vào bán tài nguyên, bán sức dân, thu thuế để nuôi bộ máy thì không chỉ mãi nghèo, mà còn tụt hậu.
Miệng ăn núi lở, bầu sữa ngân sách không phải là nồi cơm Thạch Sanh, sức dân cũng có hạn nhưng khả năng phá hoại của quan chức thì vô hạn “Ăn không từ thứ gì, bán không từ thứ gì”. Nếu không thay đổi, cứ đà này không biết đất nước sẽ đi đâu, về đâu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét