‘Mỹ tạm dừng cấp thị thực’: Nhiều quan chức Việt Nam mất ngủ!
bxvnSat 1:19 AM
Phạm Chí Dũng
Cali Today
Vietnam - Cali Today News - Thông tin Mỹ sẽ tạm dừng cấp các thị thực I5, R5 và SR cho công dân Việt Nam từ ngày 23/3 /2018 không làm tuyệt đại đa số người Việt trong nước quan tâm, nhưng sẽ khiến phần lớn “giới tinh hoa đất nước” - nhiều quan chức giàu sụ đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” vào danh sách giới có tài sản hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ USD - phải choáng váng đến mất ngủ.
SR là thị thực định cư dành cho những cá nhân nộp hồ sơ đi Mỹ làm việc trong lĩnh vực tôn giáo. Còn I5 và R5 là hai trong số bốn hạng mục thị thực thuộc chương trình đầu tư tạo việc làm ở Mỹ EB-5 có thể dẫn đến quyền định cư lâu dài ở Mỹ.
Chương trình EB-5 quy định một nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư vào Mỹ tối thiểu 1 triệu đôla (hoặc 500.000 đôla ở vùng nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp cao) và tạo việc làm cho 10 người lao động trở lên trong mỗi dự án ở Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong tài khóa 2017, 665 thị thực diện EB-5 đã được cấp cho người Việt.
Nhưng bây giờ thì cho dù một quan chức Việt muốn “ra đi tìm đường cứu nước” có đổ vào Mỹ cả chục triệu USD thì cũng chẳng còn tìm ra triết lý đương đại của Việt Nam “cái gì không thể mua bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” nữa.
Trong khoảng 5 năm qua, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, đã khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada và Mỹ. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…
Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Cali Today
Vietnam - Cali Today News - Thông tin Mỹ sẽ tạm dừng cấp các thị thực I5, R5 và SR cho công dân Việt Nam từ ngày 23/3 /2018 không làm tuyệt đại đa số người Việt trong nước quan tâm, nhưng sẽ khiến phần lớn “giới tinh hoa đất nước” - nhiều quan chức giàu sụ đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” vào danh sách giới có tài sản hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ USD - phải choáng váng đến mất ngủ.
SR là thị thực định cư dành cho những cá nhân nộp hồ sơ đi Mỹ làm việc trong lĩnh vực tôn giáo. Còn I5 và R5 là hai trong số bốn hạng mục thị thực thuộc chương trình đầu tư tạo việc làm ở Mỹ EB-5 có thể dẫn đến quyền định cư lâu dài ở Mỹ.
Chương trình EB-5 quy định một nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư vào Mỹ tối thiểu 1 triệu đôla (hoặc 500.000 đôla ở vùng nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp cao) và tạo việc làm cho 10 người lao động trở lên trong mỗi dự án ở Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong tài khóa 2017, 665 thị thực diện EB-5 đã được cấp cho người Việt.
Nhưng bây giờ thì cho dù một quan chức Việt muốn “ra đi tìm đường cứu nước” có đổ vào Mỹ cả chục triệu USD thì cũng chẳng còn tìm ra triết lý đương đại của Việt Nam “cái gì không thể mua bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” nữa.
Trong khoảng 5 năm qua, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, đã khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada và Mỹ. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…
Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Sau Canada siết chặt các điều kiện nhập cư đối với người Trung Quốc, giờ đây đến lượt Mỹ siết chặt thủ tục nhập cư. Tiền không thể là tất cả. Ảnh: VOA
Nhưng sau Canada siết chặt các điều kiện nhập cư đối với người Trung Quốc, giờ đây đến lượt Mỹ siết chặt thủ tục nhập cư. Tiền không thể là tất cả.
Việc Mỹ sẽ tạm dừng cấp các thị thực từ tháng Ba năm 2018 lại trùng với bối cảnh “lò” của ông Nguyễn Phú Trọng đang rừng rực cháy ở Việt Nam, đầy triển vọng biến năm 2018 và cả vài năm sau đó thành một chiến trường “truy sát tham nhũng” mà sẽ khiến không chỉ quan chức cấp trung ương mà cả nhiều quan chức cấp địa phương bị tống vào “lò”.
Nhiều thông tin không chính thức cho biết nhiều quan chức trung cấp, trong đó có cả những cái tên cụ thể, đang làm việc cho có và dường như chỉ chờ cơ hội thuận lợi là xin nghỉ việc để cùng gia đình đến một nước nào đó định cư, kể cả việc phải trả lại thẻ đảng hoặc giấu biến gốc gác đảng viên Đảng Cộng sản. Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada… là những điểm đến đầy hấp dẫn.
Với quan chức cao cấp (từ bộ trưởng trở lên), tin tức về tài sản, tâm trạng và đường đi nước bước của họ kín đáo hơn. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng xuất hiện một cái tên nào đó đang nhấp nhổm “hưu non” và”chờ vé bay”.
Nhưng tình trạng vợ con của một số trong giới quan chức trung - cao cấp từ lâu đã ung dung ở các nước phương Tây thì không thể che mắt thiên hạ. Không thiếu gì bằng chứng về các công tử “ăn chơi nhảy múa” và sắm xe xịn, mua nhà không cần trả giá bên trời tây bằng tiền của cha mẹ.
Trong những năm gần đây, làn sóng “ra đi tìm đường cứu nước” của giới quan chức và người giàu Việt Nam có nhiều dấu hiệu tăng vọt. Theo hồ sơ Panama, chỉ riêng trong năm 2015, lượng ngoại tệ từ Việt Nam chuyển ra nước ngoài đã lên tới 19 tỷ USD.
Vào tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.
Trước “tin xấu” về Mỹ sẽ tạm dừng cấp các thị thực từ tháng Ba năm 2018, đang xuất hiện thông tin nhiều quan chức giàu sụ ở Việt Nam phải tính toán một phương án khác: thay vì tìm mọi cách “nhập khẩu” vào Mỹ như trước đây, họ chuyển sang “địa bàn Tây Âu”, cho dù số phận của họ ở châu Âu sẽ rủi ro hơn ở Mỹ nếu tổng bí thư của họ quyết định mở một chiến dịch “Săn Cáo” như Tập Cận Bình đã tổ chức để lôi cổ những kẻ tham nhũng về nước quy án.
P.C.D.
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét