Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa
Tác giả: Koh Swee Lean Collin
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
30-3-2018
Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.
Người ta sẽ còn phải xem chuyến thăm mới nhất này có xua đuổi một lần và vĩnh viễn bóng ma của cuộc chiến Việt Nam hay không – đấy là vụ xung đột kéo dài, đẫm máu, làm cho cả hai bên đều thiệt hại năng nề cả về máu, mồ hôi và của cải. Nhưng ở cả hai thủ đô người ta đều tỏ ra lạc quan về việc xây dựng trong dài hạn mối quan hệ song phương giữa hai nước, từng được chăm sóc một cẩn thận sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sự kiện đó trùng hợp với chính sách đối ngoại được Hà Nội điều chỉnh lại, tạo thuận lợi cho tinh thần độc lập và không liện kết/liên minh, mà hướng ra bên ngoài nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, phục vụ cho chương trình nghị sự trong nước của quá trình “Đổi mới” vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Trận chiến Trường Sa năm 1988
Nhận xét tiếp theo về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Carl Vinson là nó diễn ra chỉ khoảng một tuần trước ngày kỷ niệm 30 năm Trận chiến trên đảo Gạc Ma, ngày 14 tháng 3 năm 1988. Các nhà hoạch định quân sự của Việt Nam không thể không biết trận này cùng với trận chiến Hoàng Sa vào năm 1974, giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc. Hai trận đánh này chứng tỏ các lực lượng Việt Nam đã thất bại cả về chiến thuật lẫn chiến lược trước Trung Quốc – Bắc Kinh đã nắm chắc được các hòn đảo liên quan và gây thiệt hại cho Việt Nam.
Chắc chắn là, Hà Nội không có ảo tưởng gì về cuộc giao tranh hải quân trong tương lai với Bắc Kinh. Hai nước đã trách cứ nhau về vụ giàn khoan dầu Trung Quốc HYSY-981, năm 2014, khi giàn khoan này đứng gần hai tháng trong khu vực gần quần đảo Trường Sa. Mặc dù sau đó Trung Quốc đã rút giàn khoán về, do đó, có thể coi là chiến thắng của Hà Nội, những bài học phải khó khăn lắm mới học được. Ngẫu nhiên là sự kiện này đã không leo thang thành một cuộc đụng độ tương tự như đã từng diễn ra năm 1988, nhưng lực lượng Việt Nam đã kiệt sức vì cuộc rượt đuổi căng thẳng. Cuối cùng, sự mất cân đối về vật chất và nhân lực giữa lực lượng hải quân của hai bên là quá lớn.
Trong cuộc đối đầu trong tương lai với Trung Quốc, trước hết Việt Nam sẽ phải đối đầu với lực lượng dân quân trên biển và lực tượng tuần duyên của Trung Quốc. Nhưng lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), đang ẩn mình, sẵn sàng nhảy ra để chống lưng cho lực lượng bán quân sự của mình mới là đáng quan tâm nhất. Trận chiến năm 1988 cho thấy lực lượng Hải quân PLA đã cho triển khai ba tàu khu trục – Nanchong, Xiangtan và Yingtan – nhằm chống lại các tàu đổ bộ và tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam. Kết quả đã được xác định trước. Những con tàu chậm chạm, trang bị nhẹ khộng thể nào đương cự được với những tàu chiến trang bị tốt và chạy nhanh của Trung Quốc. Việt Nam mất ba tàu và hơn 60 người trong cuộc chiến ngắn ngắn ngủi, nhưng dữ dội này.
Cái bóng của Trung Quốc
Không nghi ngờ gì rằng Trung Quốc đang hiện diện trong tâm trí các nhà lãnh đạo ở cả Hà Nội lẫn Washington, khi họ tiếp xúc với nhau.
Hà Nội không dấu diếm cảm giác lo lắng trước sức mạnh vật chất ngày càng gia tăng và cùng với đó là thái độ quyết đoán cũng ngày càng gia tăng của Bắc KInh. Điều này thể hiện rõ khi quân đội Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông, cùng với việc tung ra “ngoại giao nụ cười” với các nước ASEAN và kêu gọi hợp tác, trong đó có thỏa thuận bắt đầu đàm phán chính thức về Quy tắc ứng xử đã được đề xuất. Quan tâm của Việt Nam về các tranh chấp trong tương lai càng gia tăng hơn nữa, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đề nghị cải cách rộng rãi Hiến pháp, trong đó có việc bãi bỏ các điều khoản giới hạn thời gian nắm quyền của chủ tịch không quá hai nhiệm kỳ – khả năng là Tập [Cận Bình] sẽ nắm quyền lực suốt đời.
Không cần nhắc rằng những khoe khoang sức mạnh của Trung Quốc trong những năm gần đây đều diễn ra dưới sự chứng kiến của Tập [Cận Bình]. Điều này chỉ có thể nghĩa là “công việc bình thường” – và thậm chí cả tình huống xấu hơn ở Biển Đông – dưới thời Tập [Cận Bình. Thỏa thuận Trung Quốc-ASEAN chưa thể được đảm bảo, và có thể biến mất một cách đột ngột bất cứ lúc nào. Sự kiện dường như không thay đổi là gia tăng liên tục sự hiện diện của Bắc Kinh trong và xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. Mặc dù mục đích thực sự của giới tinh hoa chính trị Trung Quốc luôn luôn mờ mịt, những căn cứ nằm rải rác trên các hòn đảo này là sự kiện không thể phủ nhận – rõ ràng như pha lê.
Do đó, chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Carl Vinson là rất thích hợp. Chuyến thăm phải được coi là một trong một loạt các biện pháp phối hợp của Hà Nội nhằm gửi đi tín hiệu nghiêm túc tới láng giềng đầy sức mạnh ở phương bắc. Ngay trước chuyến thăm của hàng không mẫu hạm, Chủ tịch Trần Đại Quang đã tới thăm New Delhi, một trong những đối tác gần gũi nhất của Hà Nội. Trong chuyến thăm này, cả hai nước đã nhất trí hợp tác nhằm xây dựng “khu vực Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương độc lập, cởi mở và thịnh vượng” – dường như cộng hưởng mạnh mẽ với khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở và tự do” được Nhật Bản, đối tác gần gũi khác nhất của Việt Nam cổ vũ.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tàu hải quân nước ngoài viếng thăm các cảng của Việt Nam. Trước chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson, nhiều tàu khu trục lớp Arleigh Burke gắn tên lửa có điều khiển đã ghé thăm các cảng Việt Nam. Các chiến hạm Australia, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã ghé thăm các cảng Việt Nam; đáng chú ý là năm ngoái, tàu chở trực thăng JS Izumo (DDH-183) đã viếng thăm Việt Nam trong chuyến ra khơi xa đầu tiên của mình. Trong khi Trung Quốc xây dựng thêm nhiều hàng không mẫu hạm thì Nhật Bản lập kế hoạch chuyển loại tàu lớp Izumo thành hàng không mẫu hạm thực sự, những con tàu này thậm chí có thể đưa các máy F-35B vào trận chiến. Vì vậy, chuyến hải hành của Izumo ở biển Đông dường như là nhằm gửi tín hiệu thách thức tới Trung Quốc.
Năm ngoái, Australia đã đưa tàu HMAS Ballarat, tàu khu trục lớp Anzac có lắp tên lửa có điều khiển tới thăm Đà Nẵng. Tháng 9 năm 2017, tàu khu trục tàng hình INS Satpura (F48) và tàu hộ tống chống tàu ngầm INS Kadmatt (P29) của Hải quân Ấn Độ, mang theo tổng cộng 645 nhân viên đã thăm thành phố Hải Phòng. Các tàu chiến của họ hiện diện ở biển Đông, nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Nói về quan hệ và vũ khí
Mặc dù tất cả những tinh tế ngoại giao mà ta có thể thấy được kể từ hội nghị thượng đỉnh ASEAN, tháng 8 năm 2017, nguy cơ xung đột ở Biển Đông vẫn hiện diện. Mặc dù triển vọng ban hành Quy tắc Ứng xử vẫn chưa rõ ràng, Hà Nội dường như đang sẵn sàng trước tình huống tồi tệ nhất. Những trận đánh năm 1974 và 1988 là những cảnh báo của lịch sử. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị đã khác nhiều; cung cấp cho Hà Nội những lựa chọn chiến lược về quan hệ và vũ khí lớn hơn hẳn trước đây.
Nói về các mối quan hệ, việc điều chính chính sách đối ngoại sau Chiến tranh Lạnh đã cho Việt Nam những con đường tới những quốc gia khác nhau mà trước đây chưa hề có. Tất nhiên, Hà Nội cố gắng giữ tình hữu nghị truyền thống với các nước thuộc khối cộng sản cũ, trước hết là Nga. Tuy nhiên, nước này cũng tìm cách phát triển mối quan hệ gần gũi với phương Tây. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không còn đứng ngoài như người đại diện cho Liên Xô nữa, mà đã được chấp nhận để trở thành thành viên đầy dủ của ASEAN và suốt mấy thập kỷ qua, đã thể hiện là người ủng hộ nhiệt tình của khối và lý tưởng của nó vì cơ cấu an ninh khu vực, một tổ chức đang hướng tới cách tiếp cận mang tính dung hợp nhằm lôi kéo các cường quốc xung quanh như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm giành được vị trí thực sự trong nền hòa bình và ổn định ở châu Á.
Cho đến nay, môi trường thời hậu-Chiến tranh Lạnh cũng mở ra cho Việt Nam một con đường khác, đầy giá trị, nhằm xây dựng năng lực quốc phòng của mình. Trong khi nước này tiếp tục hướng về Nga với với nhiều “hóa đơn lớn”, Việt Nam còn tận dụng được các nguồn khác như Israel, Hà Lan và Thụy Điển để mua các món hàng nhỏ. Trong bối cảnh hiện nay, Hà Nội cần thêm thời gian để cuối cùng không còn phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí của Nga, với những rủi ro liên quan đến việc bị cắt nguồn cung cấp trong khi xảy ra xung đột với Trung Quốc, do quan hệ chiến lược Trung-Nga đã gia tăng sau khủng hoảng Ukraine vào năm 2014. Đến nay, bằng cách tiếp cận như thế, Việt Nam đã từng bước đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khi và có thể xây dựng được lực lượng quân sự mạnh mẽ hơn, trong đó có hải quân, khác hẳn hồi năm 1988.
Tính toán thực tế cho tương lai
Mặc dù bối cảnh chiến lược mà Việt Nam thấy mình rơi vào đã khác trước rất nhiều, không còn chỗ cho thái độ tự mãn nữa. Việt Nam phải sẵn sang chiến đấu với Trung Quốc một lần nữa, nếu bị đẩy quá mức. Triển vọng không phải là cường điệu, nếu biết rằng, tháng 8 năm 2017 Bắc Kinh đã đe doạn tấn công các lực lượng Việt Nam trong vùng biển tranh chấp, nếu Hà Nội không yêu cầu công ty khai thác dầu Repsol (Tây Ban Nha) ngừng hoạt động trong khu vực mỏ dầu ngoài khơi, cũng đang bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Cuối cùng Hà Nội đã đầu hàng và Repsol rút lui.
Nhưng rõ ràng là, Việt Nam không muốn tỏ ra yếu đuối trước Trung Quốc. Sự tín nhiệm đang bị đe dọa, với cả những hậu quả – cả ở trong nước lẫn trên trường quốc tế – đối với tầng lớp lãnh đạo ở Hà Nội. Và bây giờ, sau khi nhìn thấy những động thái bên trong ASEAN, diễn ra trong nhiều năm tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội đã rút ra kết luận đáng sợ rằng, nếu xảy ra chiến tranh thực sự với Trung Quốc, khối này sẽ không có lập trường thống nhất, ngoại trừ lời tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ngừng bắn và ngồi vào đàm phán. Một số nước thành viên ASEAN thậm chí có thể công khai đứng về phía Bắc Kinh, hoặc chỉ giữ thái độ trung lập. Trong trường họp tốt nhất, Việt Nam có thể coi ASEAN là cơ sở cho quá trình phục hồi kinh tế thời hậu chiến, mặc dù triển vọng như vậy cũng không chắc chắn, nếu xét đến sự phụ thuộc kinh tế của khối vào Trung Quốc và khả năng trả đũa về kinh tế của nước này.
Có rất nhiều khả năng là, nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc trên biển Đông, Việt Nam sẽ được nhiều cường quốc ủng hộ, nhưng họ sẽ không trực tiếp can thiệp bằng quân sự, đặc biệt là nếu Bắc Kinh giữ cho các cuộc xung đột chỉ diễn ra trong khu vực và tự kiềm chế để không khiêu khích quốc tế phản ứng quyết liệt. Như vậy, Hà Nội có thể kỳ vọng các siêu cường thân thiện bên ngoài khu vực cổ vũ, hoặc trong trường hợp tốt nhất, lên án Bắc Kinh về mặt ngoại giao và có thể có được giúp đỡ về vật chất và kỹ thuật cho cuộc chiến đấu. Nhưng không hơn.
Nếu ngày định mệnh xảy ra, liệu Hoa Kỳ có thể hiện cơ bắp của mình bằng nhóm hàng không mẫu hạm tấn công ở khu vực nào đó gần bờ biển Trung Quốc hay gần nơi diễn ra chiến sự, và điều đó có tạo ra kết quả khác biệt hay không? Có thể, nhưng không ai có thể nói chắc được.
Nguồn: Thediplomat
_____
Tác giả bài viết: Koh Swee Lean Collin là nghiên cứu viên tại Maritime Security Programme, at the S. Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University, Singapore. Và Ngo Minh Tri nghiên cứu về các vấn đề an ninh quốc tế và chủ bút tờ Thanh Niên ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét