Điêu toa, dối trá hay gì nữa?
bauxitevn8:11 AM
Vũ Minh Trí
Ngày 2-7-2017, dưới đề mục "Kết hợp kinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài", báo Quân đội nhân dân có bài "Khẳng định vai trò của quân đội ta trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế". Nội dung bài viết gồm 4 phần, mỗi phần thể hiện ý kiến của một nhân vật, trong đó phần đầu tiên đề tên người ghi là Hồ Quang Phương, có tiêu đề: "Tiến sĩ Trần Văn, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: Quân đội luôn "thượng tôn pháp luật" trong sản xuất, xây dựng kinh tế".
Dưới đây liệt kê một số thông tin lấy từ các tờ báo "lề phải" để "minh họa" cho phần ghi của Hồ Quang Phương:
- Ngày 9-9-2015, báo Công lý - cơ quan của Tòa án Nhân dân tối cao - có bài "Người thẩm phán phải trung thực, khách quan, kiên quyết bảo vệ công lý" của PGS - TS, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Chánh án Toà án quân sự trung ương, trong đó nêu "vụ án Thiếu tướng Nguyễn Trường Xuân, chỉ huy trưởng cùng nhiều bị cáo cũng là cán bộ chỉ huy các cấp thuộc Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng lợi dụng chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã phạm tội đầu cơ, buôn lậu, tham ô, cố ý làm trái… bị Toà án Quân sự cấp cao xét xử ngày 7-9-1987 và xử phạt nghiêm minh; vụ án Đỗ Thanh Xuân, Đại tá, Sư trưởng và các bị cáo khác cũng là chỉ huy Sư đoàn 8 - Quân khu 9 cùng các bị cáo khác ngoài quân đội lợi dụng danh nghĩa quân đội phạm tội buôn lậu, bị Toà án Quân sự - Quân khu 9 xét xử ngày 28-11-1990" là "những vụ án ghi dấu ấn trong lịch sử".
Văn bản sau cho thấy khá rõ "dấu ấn lịch sử" của vụ án thứ nhất:
Phúc đáp giấy chuyển thư số 1324 ngày 20-11-1987 của báo Hà Nội mới yêu cầu trả lời thư của một số cán bộ hưu muốn biết việc xử lý những trường hợp liên quan tới vụ án Nguyễn Trường Xuân. Tòa án Nhân dân tối cao xin trả lời như sau:
Theo bản án hình sự sơ chung thẩm số 01 ngày 7-9-1987 của Tòa án Quân sự cấp cao xét xử Nguyễn Trường Xuân và đồng bọn thì vụ án có 21 bị cáo bị truy tố và xét xử. Ngoài ra có 22 cơ quan, đơn vị và 55 người khác có liên quan tới vụ án. Viện Kiểm sát quân sự không truy tố những trường hợp nêu trên, nhưng giao sang Tòa án để xử lý và bản án đã quyết định như sau:
I- Tịch thu 25 bộ đầu máy vi-đê-ô cát-sét và những vật kèm theo mà Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng đã dùng biếu, tặng, trang bị trong nội bộ, cho mượn, bán chưa thu tiền hoặc mua bằng tiền không chính đáng của các cơ quan, đơn vị sau đây:
1- Nhà văn hóa BCHQS Hải Phòng
2- Trạm dịch vụ xuất khẩu
3- Trường quân sự Hải Phòng
4- Đoàn 174
5- Ban chỉ huy quân sự huyện Đồ Sơn
6- Ban chỉ huy quân sự huyện Kiến An
7- Ban chỉ huy quân sự huyện Vĩnh Bảo
8- Ban chỉ huy quân sự Ngô Quyền
9- Phòng công binh quân khu 3
10- Công ty vật tư thiết bị toàn bộ, Bộ Cơ khí luyện kim
11- UBND huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng
12- Nhà máy pin Văn Điển Hà Nội
13- Bộ tư lệnh Quân khu 1
14- Bộ tư lệnh Quân khu 2
15- Ban chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn
16- Sư đoàn 323 đặc khu Quảng Ninh
17- Cục chính trị Quân khu 3
18- Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh
19- Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng
20- Nhà văn hóa Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng
21- Xí nghiệp 71 Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng
22- Viện Lịch sử quân đội
II- Về cá nhân, có 37 người liên quan phải tiếp tục bồi thường dân sự như sau:
1- Lê Đình Hồi: Đại úy, Trưởng ban tăng gia Phòng hậu cần BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 1733 kg thóc
2- Phạm Hữu Khoát: Đại úy, Trưởng ban kiến thiết Phòng kinh tế BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 3120 kg thóc
3- Nguyễn Văn Chu: Đại úy, trợ lý khai thác Trạm dịch vụ xuất khẩu BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 4100 kg thóc
4- Lê Đức Ly: Đại úy, trợ lý Trạm dịch vụ BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 4060 kg thóc
5- Vũ Quang Toàn: Thượng úy, trợ lý tài vụ Trạm dịch vụ BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 4044 kg thóc
6- Trần Lê Liên: Thượng úy, trợ lý tài vụ Trạm dịch vụ xuất khẩu BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 4035 kg thóc
7- Lê Duy Hải, Trung úy, trợ lý tài vụ Phòng kinh tế BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 9577 kg thóc
8- Nguyễn Văn Phong, Trung úy, trợ lý Ban tài vụ BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 1950 kg thóc
9- Trần Thị Kim Oanh, Thiếu úy, nhân viên căng-tin Phòng kinh tế BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 1378 kg thóc
10- Vũ Thị Bích Hiền, Thiếu úy, thủ quỹ Trạm dịch vụ xuất khẩu BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 2470 kg thóc
11- Nguyễn Tri Tuệ, Thượng úy, trợ lý vật tư Đoàn xây dựng cơ bản BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường 113000 đ, đã nộp đủ
12- Đỗ Thị Tẹo, công nhân Ban quản lý nội bộ Phòng tham mưu BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 19760 kg thóc
13- Nguyễn Duy Nam, giáo viên Trường tài chính Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 205 kg thóc
14- Ngô Quang Hậu, Giám đốc Nhà máy xi-măng Hoàng Thạch, phải bồi thường tiền bằng 3120 kg thóc
15- Nguyễn Văn Hạnh, Phó giám đốc Nhà máy xi-măng Hoàng Thạch, phải bồi thường tiền bằng 6293 kg thóc
16- Ngô Thế Minh, Phó giám đốc Nhà máy xi-măng Hoàng Thạch, phải bồi thường tiền bằng 2600 kg thóc
17- Nguyễn Văn Vạn, Phó giám đốc Nhà máy xi-măng Hoàng Thạch, phải bồi thường tiền bằng kg thóc
18- Nguyễn Đình Chiên, Phó giám đốc Nhà máy xi-măng Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 1500 kg thóc
19- Nguyễn Thị Minh, Thiếu úy chuyên nghiệp, kế toán Ban tài vụ BCHQS Hải Phòng, còn phải bồi thường tiền bằng 3688 kg thóc
20- Nguyễn Thị Ngọc, Chuẩn úy chuyên nghiệp, trợ lý tài vụ BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường 13200 đ, bằng 1320 kg thóc
Nguyễn Thị Ngọc nay là trợ lý tài vụ quận Lê Chân, Hải Phòng
21- Phạm Thị Oanh, Thiếu úy, trợ lý Ban tài vụ BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 3774 kg thóc
22- Nguyễn Công Hòa, cán bộ Phòng kế hoạch Công ty xuất nhập khẩu Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 173 kg thóc
23- Trần Văn Giao, chiến sĩ Trạm dịch vụ xuất khẩu Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 1100 kg thóc
24- Phạm Văn Cương, 93 Nguyễn Đức Cảnh, Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 8420 kg thóc
25- Tạ Duy Khanh, Chủ nhiệm HTX 19-5 Lê Lợi, Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 17333 kg thóc
26- Nguyễn Trí Dũng, 45/280 Lê Lợi, Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 17333 kg thóc
27- Lê Văn Ngọc, Trưởng phòng kế hoạch Nhà máy xi-măng Hải Phòng phải bồi thường tiền bằng 173 kg thóc
28- Nguyễn Thị Thìn, cán bộ Phòng kế hoạch Nhà máy xi-măng Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 3650 kg thóc
29- Hà Văn Viên, cán bộ Ban thanh lý cảng thuộc UBND thành phố Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 350 kg thóc
30- Nguyễn Đình Tảo, Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp lương thực Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 1733 kg thóc
31- Ngô Vũ Vấn, nhà số 8 Hồ Xuân Hương, Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 22533 kg thóc
32- Nguyễn Hữu Thắng, cán bộ Cty vệ sinh đô thị Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 17333 kg thóc
33- Trần Nghiệp, Đại úy trợ lý Đoàn 174 BCHQS Hải Phòng phải bồi thường tiền bằng 2393 kg thóc
34- Nguyễn Văn Hằng, Thiếu tá Phó giám đốc Xí nghiệp 71 BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 567 kg thóc
35- Lê Xuân Năng, Thượng úy trợ lý vật tư Đoàn 174 BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường 110488đ, đã nộp đủ
36- Lê Thị Thu, số 37 ngõ 120 Lê Lợi, Hải Phòng phải bồi thường tiền bằng 860 kg thóc
37- Đỗ Văn Sơn Trung úy trợ lý Ban xuất khẩu BCHQS Hải Phòng, phải bồi thường tiền bằng 3300 kg thóc
Chúng tôi xin thông báo để Ban biên tập có tài liệu trả lời thư bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí.
NGUYỄN TÂM KHIẾT
Tòa án Nhân dân tối cao
- Thượng tuần tháng 4-2005, Tòa án Quân sự - Quân khu 7 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu xăng dầu qua biên giới do Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Thiếu tá, Giám đốc Công ty sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu Tây Nam thuộc Phòng Quân báo - Bộ Tham mưu - Quân khu 7 và 14 đồng phạm (đều là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng dưới quyền Dũng) gây ra. Hội đồng xét xử khẳng định đây là vụ án buôn lậu lớn, có tổ chức với nhiều đối tượng tham gia; vì lợi ích cục bộ và lợi ích cá nhân, các bị cáo đã bất chấp quy định của pháp luật về việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, thực hiện khống 24 chuyến tàu vận chuyển xăng dầu tạm nhập - tái xuất, gian lận để lại tiêu thụ trong nước 20 triệu 102 nghìn lít xăng có tổng trị giá 46 tỉ 841 triệu 447 nghìn đồng, thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng và đã tuyên phạt 18 năm tù đối với bị cáo Dũng, 12 năm 6 tháng tù đối với 2 bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Huyên, Nguyễn Xuân Khương, 12 năm tù đối với bị cáo Lê Minh Hải, từ 7 năm đến 8 năm 3 tháng tù đối với 11 bị cáo còn lại. Hội đồng xét xử buộc các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính, trong đó Dũng, ngoài việc bị phạt 20 triệu đồng còn phải nộp 7 tỉ 304 triệu 704 nghìn đồng. Hội đồng xét xử còn buộc Phòng Quân báo - Bộ Tham mưu - Quân khu 7 nộp lại 10,8 tỉ đồng là số tiền thu lợi bất chính mà Dũng đã nộp về cơ quan này, để sung vào công quỹ Nhà nước, đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra làm rõ để xử lí những sai phạm của Đại tá Nguyễn Văn Chiểu, nguyên Phó trưởng phòng Quân báo - Quân khu 7 trong quá trình quản lí Công ty Tây Nam;
- Hạ tuần tháng 9-2004, Tòa án Quân sự - Quân khu 9 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Trong số bị cáo, có 3 quân nhân là Nguyễn Văn Dũi, nguyên Thượng tá, đồn trưởng Đồn biên phòng Sông Tiền và 2 thuộc cấp Nguyễn Thanh Thiệp, Dương Quốc Triều. Hội đồng xét xử khẳng định từ năm 1998 đến năm 2002, Dũi đã làm khống 45 bộ hồ sơ xuất nhập cảnh các chuyến tàu chở dầu đi Cambodia để Trần Thế Hùng (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thành Phát tại Tiền Giang) giữ lại hơn 27.300 tấn xăng dầu các loại, trị giá 4,67 triệu USD, tương đương 67 tỉ đồng theo tỉ giá tại thời điểm phạm tội; Dũi đã được Hùng chia cho 4,1 tỉ đồng, đã chia lại cho Hiệp 480 triệu đồng, Triều 40 triệu đồng và nhiều quân nhân khác tại Cửa khẩu Sông Tiền từ 10 đến 25 triệu đồng. Hội đồng xét xử tuyên phạt Dũi 12 năm tù, Hiệp 8 năm tù, Triều 4 năm tù, buộc 3 bị cáo này nộp lại 4,1 tỉ đồng thu lợi bất chính;
- Hạ tuần tháng 12-2016, Tòa án Quân sự - Quân khu 5 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Trần Văn Khanh, nguyên Đại tá, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Bình Dương thuộc Binh đoàn 15 và Dương Công Tư, nguyên Thượng úy, trợ lí Phòng kế hoạch - kinh doanh của Công ty này về tội hủy hoại rừng. Hội đồng xét xử kết luận từ năm 2010 đến năm 2012, Khanh và Tư đã chỉ đạo các chủ thầu tiến hành san ủi, khai hoang ra ngoài diện tích rừng được UBND tỉnh Gia Lai cấp phép tổng cộng 589,799 ha, gồm 579,829 ha rừng sản xuất và 9,97 ha rừng phòng hộ, gây thiệt hại hơn 18,6 tỉ đồng và đã tuyên phạt Khanh 6 năm tù, Tư 3 năm tù…
Ngoài các vụ án đã được Tòa án quân sự đưa ra xét xử, báo chí "lề phải" còn phanh phui nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp quân đội. Ví dụ:
- Cuối tháng 10-2010, báo Cựu chiến binh có loạt bài tố cáo 2 dự án chung cư Nhân Chính và tòa nhà hỗn hợp Thành An Tower ở 21 - phố Lê Văn Lương - Hà Nội của Tổng công ty Thành An có dấu hiệu khuất tất trong đầu tư, kèm theo đó là nhiều sai phạm về quản lí tài chính, quản lí đầu tư, công tác cán bộ... khiến hợp đồng có thể coi là vô hiệu, cần phải huỷ bỏ để bảo vệ tài sản Nhà nước. Ngoài việc lấy ý kiến của Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người từng kí văn bản liên quan thời kì "tiền dự án" và của GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, báo Cựu chiến binh còn đăng nguyên văn đơn của Đại tá Hà Huy Lộc, nguyên Chủ nhiệm chính trị Công ty 665 thuộc Tổng công ty Thành An, phản ánh cụ thể về những sai phạm tại đơn vị này, tập trung vào Thiếu tướng, Tổng giám đốc Bùi Quang Vinh và hàng loạt cán bộ chủ trì, chủ chốt khác như Bí thư Đảng ủy Trần Văn Chương, Phó tổng giám đốc Lê Văn Xuyền, Trưởng phòng Kế hoạch Nguyễn Văn Giang, Trưởng phòng Kinh doanh bất động sản Trần Đăng Lâm, Kế toán trưởng Trần Xuân Cư…
- Giữa tháng 4-2015, nhiều tờ báo đưa tin phát hiện "tổng kho hàng lậu" tiếp giáp sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy không nói rõ "tổng kho hàng lậu" đó là của ai song các báo cho biết Công an TP Hồ Chí Minh đã phối hợp Thanh tra - Bộ Quốc phòng cùng Thanh tra y tế, lực lượng quản lí thị trường, kiểm lâm TP Hồ Chí Minh kiểm tra niêm phong, kiểm kê 132 kho hàng thuê trái phép tại phường 4 - quận Tân Bình, tiếp giáp sân bay Tân Sơn Nhất và phát hiện 1 kho sữa, 5 kho vải nhập lậu liên quan 2 hiềm nghi đang đấu tranh. Các báo còn dẫn lời Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm 3 tháng đầu năm 2015, với sự tham dự của lãnh đạo công an một số tỉnh, thành giáp ranh TP Hồ Chí Minh: "Có thể đánh giá đây là kết quả bước đầu có tính đột phá vào một phần địa bàn quy tụ hoạt động kinh doanh không đăng kí và vi phạm pháp luật, phức tạp nhưng không được quản lí, kéo dài nhiều năm";
- Đầu tháng 4-2016, Đội Quản lí thị trường số 9 thuộc Chi cục Quản lí thị trường tỉnh Hưng Yên khi kiểm tra xe ô-tô mang biển số 29C 391.61 dừng đỗ tại Trạm soát vé số 1 - Quốc lộ 5A, phát hiện nó vận chuyển 8.815 lít chất lỏng nghi là xăng, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Kết quả điều tra cho thấy đó là xăng máy bay do Cục Xăng dầu - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng nhập từ nước ngoài, giao Công ty TNHH MTV 165 thuộc Tổng công ty Xăng dầu quân đội quản lí để cấp phát cho các đơn vị phòng không, không quân. Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch vật tư của Công ty TNHH MTV 165 đã lấy ra, đem bán cho Trần Việt Quang, Giám đốc Công ty CP thiết bị xăng dầu Đức Minh có trụ sở ở Hà Nội với giá 80 triệu đồng;
- Cuối tháng 4-2017, một số tờ báo cùng có bài về việc cặp nhà thầu - tư vấn là Tổng công ty Thành An và Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây dựng từng bị tố không đủ năng lực tài chính, không đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật, ngụy tạo hồ sơ… khi đấu thầu tại dự án Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang, nay lại có nhiều dấu hiệu tiêu cực tại dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Các báo không chỉ nêu một cách rõ ràng, cụ thể về các sai phạm của Tổng công ty Thành An ở 2 dự án kể trên, mà còn khẳng định đơn vị này đã mắc không ít sai phạm ở 2 dự án khác là dự án Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 tại xã Kim Chung - huyện Đông Anh - Hà Nội và dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại xã Liêm Tuyền - TP Phủ Lý - tỉnh Hà Nam…
Có một điều rất lạ là hầu như không thấy báo Quân đội nhân dân đăng tải các thông tin kiểu như trên.
Mới "tham gia nhiều đoàn công tác của Quốc hội đến kiểm tra, giám sát việc thi công một số dự án lớn do quân đội đảm nhiệm" trên cương vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội mà đã khẳng định "chỉ có các đơn vị quân đội đảm nhận thi công mới bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình", "các dự án này đã thực hiện tốt quy định của pháp luật"… thì e rằng Tiến sĩ Trần Văn đã chủ quan, cảm tính.
Thực tế là thế, Tiến sĩ Trần Văn cũng không hề nói "quân đội luôn thượng tôn pháp luật trong sản xuất, xây dựng kinh tế" hay na ná thế, ấy vậy mà Hồ Quang Phương và báo Quân đội nhân dân giật tít như thế, nên gọi là điêu toa, dối trá hay gọi là gì?
V.M.T.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét