Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

2017: Năm của Điều 88 Bộ luật Hình sự

2017: Năm của Điều 88 Bộ luật Hình sự

bauxitevnSun 7:19 AM

Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017, Cơ quan An ninh Điều tra đã bắt bốn người theo Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội tuyên truyền chống nhà nước. Con số này ngang bằng với năm 2015 và năm 2012. Từ năm 2012 đến nay có ít nhất 21 người bị bắt theo Điều 88, trong đó có sáu người vẫn chưa được xét xử và sáu người vẫn đang thụ án tù.
Điều 88 phạt tù tối đa lên đến 20 năm đối với những ai “tuyên truyền chống nhà nước”, bao gồm các hành vi phỉ báng chính quyền; phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu chống nhà nước.
Đây là điều luật về phỉ báng với mức án tù nặng nhất trong các nước ở Đông Nam Á.
Bà Trần Thị Nga (Hà Nam), thường gọi là Thúy Nga, là người đầu tiên bị bắt vào tháng 01/2017 theo Điều 88.
Chỉ trong tháng 3/2017, Cơ quan An ninh Điều tra đã bắt thêm hai người là ông Bùi Hiếu Võ (TP. Hồ Chí Minh) và ông Phan Kim Khánh (Thái Nguyên), đồng thời tạm giam để điều tra đối với ông Vũ Quang Thuận và ông Nguyễn Văn Điển cùng ngụ tại Hà Nội vì làm và phát tán video clip có nội dung xấu (chưa rõ điều tra tội gì).
Trường hợp gần đây nhất bị bắt theo Điều 88 là ông Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994. Ông bị bắt vào đầu tháng 7/2017 khi đang tạm trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội.
clip_image002
Sáu người bị bắt theo Điều 88 BLHS và bị tạm giam vì làm và phát tan video clip có nội dung xấu trên Internet trong năm 2017. Từ trái sang, theo chiều kim đồng hồ: Trần Thị Nga, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh và Trần Hoàng Phúc. Ảnh: Luật Khoa tổng hợp.
Theo thông tin từ báo chí, năm 2016, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) bị bắt theo Điều 88 BLHS. Cũng trong năm 2016, Cơ quan An ninh Điều tra TP. Hồ Chí Minh bắt quả tang ông Hồ Văn Hải (blogger BS Hồ Hải) đang phát tán tài liệu chống nhà nước trên Internet và tạm giam để điều tra.
Blogger Mẹ Nấm đã bị tuyên án 10 năm tù giam trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 29/06/2017 tại Khánh Hòa. Hiện vẫn chưa có thông tin về việc blogger BS Hồ Hải bị điều tra về tội gì.
Năm 2015, Cơ quan An ninh Điều tra đã bắt bốn người theo Điều 88, bao gồm: luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự là bà Lê Thu Hà, ông Nguyễn Hữu Thiên An, và ông Nguyễn Hữu Quốc Duy.
Ông Nguyễn Hữu Thiên An (sinh năm 1996) và Nguyễn Hữu Quốc Duy (sinh năm 1986) bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt mức án lần lượt là hai năm và ba năm tù giam theo vào tháng 8/2016.

Bị bắt vì làm và đăng video

Năm 2017, ngoại trừ ông Bùi Hiếu Võ bị bắt vì sử dụng Facebook đăng bài viết bôi nhọ, xuyên tạc, chống nhà nước Việt Nam, năm người còn lại bị bắt theo điều 88 hay bị tạm giam để điều tra đều liên quan đến việc làm và đăng các video clip. Cơ quan An ninh Điều tra cho rằng đó là những video clip có nội dung tuyên truyền chống nhà nước.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Văn Hóa, sinh năm 1995, bị bắtvào tháng 01/2017 theo Điều 258 BLHS (tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, các tổ chức, cá nhân). Những người phạm tội theo Điều 258 bị phạt tù tối đa là bảy năm.
Theo báo VOV, ông Hóa bị bắt vì đăng các bài viết, video clip nói xấu Đảng, nhà nước trên Facebook và blog, nhận tiền từ các tổ chức nước ngoài để làm phóng sự có nội dung xuyên tạc, sai sự thật về tình hình Việt Nam.
Nhưng đến tháng 6/2017, chị gái ông Hóa nói với phóng viên SBTN là Cơ quan An ninh Điều tra đã chuyển tội danh của ông sang Điều 88, với mức án tù nặng hơn so với Điều 258.
Tuy nhiên, cũng làm và đăng các video có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ uy tín của các lãnh đạo Đảng, nhà nước trên mạng xã hội nhưng ông Nguyễn Danh Dũng, sinh năm 1988, lại bị khởi tố theo Điều 258.

Bị cách ly khỏi người thân và luật sư

Trong số những người bị bắt từ năm 2015, ngoại trừ blogger Mẹ Nấm, ông Nguyễn Hữu Thiên An, và ông Nguyễn Hữu Quốc Duy đã bị tuyên án thì những người còn lại vẫn đang trong quá trình điều tra.
Theo luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho bà Trần Thị Nga, bà sẽ được xét xử sơ thẩm vào ngày 25 và 26/07/2017 tại TP. Phủ Lý, Hà Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự bị bắt vào tháng 12/2015 đến nay đã 19 tháng nhưng vẫn chưa biết ngày xét xử. Việc thăm nuôi ông Đài gặp rất nhiều khó khăn.
Hầu hết những người bị bắt theo Điều 88 phải đợi kết thúc quá trình điều tra thì mới được gặp thân nhân và luật sư.
Blogger Mẹ Nấm chỉ được gặp mẹ của mình là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan trong năm phút trước ngày xét xử. Mẹ Nấm cũng là người vận động cho mẹ của Nguyễn Hữu Quốc Duy được thăm con (ông Duy) và bị bắt tại trại giam ngày 10/10/2016.
Sau phiên xử sơ thẩm, blogger Mẹ Nấm vẫn chưa gặp được người thân. Bà Lan đã làm đơn xin gặp con sau phiên tòa sơ thẩm nhưng Trại tạm giam Công an Khánh Hòa từ chối nhận đơn.
Bà Lan nói về việc bị ngăn cản gặp con gái: “Phía trại giam thông báo: Tôi không được thăm gặp thân nhân một cách bình thường như những trường hợp khác. Và họ (phía trại giam) chỉ có trách nhiệm giam giữ, còn việc có được thăm gặp hay không là do bên An ninh quyết định”.
clip_image004
Từ trái qua Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà và blogger BS Hồ Hải. Ảnh: Luật Khoa tổng hợp.

Chuẩn bị phạm tội cũng bị phạt tù tối đa năm năm

Trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) 2017 vừa được Quốc hội thông qua vào tháng 6 năm nay, Điều 88 được đổi thành Điều 117, với một chi tiết mới.
Theo đó, những ai chuẩn bị phạm tội cũng bị phạt tù từ một đến năm năm.
Trước đó, BLHS cũ quy định người chuẩn bị phạm tội chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điều 88 thuộc nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng nên dù theo luật cũ hay luật mới thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vậy như thế nào là chuẩn bị phạm tội?
Theo Bộ luật Hình sự cả cũ và mới, chuẩn bị phạm tội là “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc tham gia nhóm tội phạm”.
Nếu dựa trên những trường hợp bị bắt theo Điều 88 gần đây thì cụ thể những hành vi chuẩn bị phạm tội có thể là đọc trang mạng có nội dung chống nhà nước; lập các tài khoản mạng xã hội; tụ tập, tham gia hội, nhóm chống nhà nước; mua máy tính, máy quay phim… và có ý định chống nhà nước.
T.D.
__________

Tài liệu tham khảo:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét