Giới có tiền rời bỏ Việt Nam
Việt Nam thường nêu những thông tin tích cực về nguồn vốn FDI đổ vào trong nước nhưng một tình trạng đối nghịch không được nêu ra là nhiều người thành đạt, có tiền muốn ra nước ngoài mua bất động sản và định cư tại đó.
Môi trường kinh doanh chưa tốt
Rick Nguyễn, một doanh nhân trẻ từng về nước làm việc trong nhiều năm trước khi quyết định về lại Mỹ và trở thành người đồng sáng lập công ty quảng cáo Spot Trender ở Silicon Valley Bắc California trình bày lại trường hợp của anh:
Tại sao tôi chưa muốn đầu tư vào Việt Nam là vấn đề chi phí và cơ hội. Tôi chưa muốn đầu tư vào Việt Nam tại vì cơ hội ở thung lũng Silicon quá tốt, cần gì cũng có, cần gì có đó, tiền đầu tư, nhân tài, cơ sở hạ tầng cực kỳ đầy đủ, tôi muốn xây dựng một nền tảng bền vững ở đây trước khi mở rộng ra các nước như Việt Nam.
Giải thích vì sao có nhiều người trong nước muốn ra ngoài để kinh doanh, anh Rick Nguyễn nói:
Tôi quen rất nhiều người ở Việt Nam qua đây, qua thung lũng Silicon Valley để đầu tư. Tôi nghĩ vì 3 lý do chính, thứ nhất là doanh nhân Việt Nam muốn đa dạng hóa vốn của họ. Ông bà mình có câu “An cư lạc nghiệp”, “ Đất lành chim đậu”, doanh nhân Việt Nam muốn có một nguồn vốn ở nước ngoài để bảo đảm sự an toàn và tương lai của gia đình. Thứ hai là họ muốn con cháu ra nước ngoài để học hỏi, mở rộng kiến thức và tìm được cơ hội kinh doanh mà Việt Nam không có. Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài nói chung là tương đối khó, họ muốn mở doanh nghiệp ở Mỹ để có cơ sở hạ tầng và điều kiện như tôi đang làm ở thung lũng Silicon.
Linh Trần là một du học sinh từ Sài Gòn sang Hoa Kỳ,sau khi tốt nghiệp đã về nước cùng kinh doanh với gia đình. Năm 2011, nhận thấy môi trường và điều kiện kinh doanh ở Sài gòn không thích hợp, Linh Trần trở qua Mỹ, lập công ty Umba Lux với dịch vụ cho thuê các loại siêu xe như Bentley, Lamborghini chẳng hạn:
Ông bà mình có câu “An cư lạc nghiệp”, “ Đất lành chim đậu”, doanh nhân Việt Nam muốn có một nguồn vốn ở nước ngoài để bảo đảm sự an toàn và tương lai của gia đình. - Rick Nguyễn
Thực ra tôi có về Việt Nam làm cho ngân hàng quốc tế một thời gian, sau đó quyết định quay lại Mỹ làm một cái gì đó cho riêng tôi thay vì về nước làm những cái đã có sẵn. Tôi quyết định qua đây để thử, nhất là khi chuyển từ San Francisco qua Los Angeles và Silicon Valley thì mọi thứ phát triển rất là nhanh, càng làm thì càng có nhiều cơ hội và nhiều mối giao dịch. Làm ở Việt Nam thì các mối giao dịch đôi khi không bền, đôi khi chính sách thay đổi một cái là mất trắng. Đó cũng là một phần là tại sao tôi lại đầu tư ở bên này, mọi thừ nó đều rõ ràng hơn. Ở Việt Nam thì thực sự rất khó,cũng rất muốn về nhưng ngại cái chính sách thôi.
Theo IOM tức Tổ Chức Di Dân Quốc Tế, Việt Nam nằm trong Top 10 các quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương có người di cư nhiều nhất. Từ năm 1990 đến năm 2015, hơn 2 triệu rưỡi người Việt Nam đã ra khỏi nước.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, giảng viên cao cấp Đại Học New Soyth Wales, Australia, nói rằng ông nhận được rất nhiều chia sẻ từ giới trí thức và giới trung lưu tại Việt Nam, rằng họ muốn ra nước ngoài định cư để bảo đảm một tương lai tươi sáng hơn cho bản thân cũng như cho con cháu trong một xã hội văn minh, dân chủ và pháp quyền:
Hầu như những người mà tôi tiếp xúc ai cũng rất quan tâm về sự tụt hậu của đất nước. So sánh với Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore họ nói là từ 75 mình có khác gì hơn họ đâu thế mà giờ mình tụt hậu quá xa. Họ cảm thấy bất lực, cảm thấy không có cách gì đóng góp để làm cho đất nước này vươn lên.
Việt Nam cần làm gì để giữ chân doanh nhân
Các chuyên gia kinh tế và xã hội học cho rằng Việt Nam cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định và an toàn cho doanh nhân hay người giỏi, làm sao để người dân an tâm rằng tài sản, cơ nghiệp họ tạo ra được bảo đảm chắc chắn. Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, hơn lúc nào hết Việt Nam cần cải tổ hệ thống tư pháp và đứng tìm cách hình sự hóa các giao dịch kinh tế, giao dịch dân sự:
Khu vực tư nhân là khu bực có thể thu hút nhân tài thật sự, chứ còn bản thân khu vực nhà nước với một chính quyền tham nhũng, bổng lộc là chính như thế này thì không thể thu hút được nhân tài.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Quang A, muốn đất nước là nơi chốn bình yên cho công dân thì môi trường sạch, giáo dục tốt, y tế đảm bảo là những điều kiện tiên quyết.
Khu vực tư nhân là khu bực có thể thu hút nhân tài thật sự, chứ còn bản thân khu vực nhà nước với một chính quyền tham nhũng, bổng lộc là chính như thế này thì không thể thu hút được nhân tài. - TS. Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì hy vọng:
Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới đây, yêu cầu phát triển kinh tế một cách bền vững, nâng cao hiệu quả và nâng cao năng suất lao động sẽ đòi hỏi nhà nước lẫn doanh nghiệp phải vận dụng khoa học công nghệ nhiều hơn, vận dụng chất xám của các chuyên gia và các nhà trí thức nhiều hơn, do đó sẽ có thể có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.
Dưới mắt một Việt kiều Mỹ, giáo sư Hà Tôn Vinh, giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stellar Management ở thành phố Hồ Chí Minh, đi hay ở đều có khía cạnh tốt của nó, ở đây chỉ nên nói đến điều tích cực:
Việt Nam cũng như các nước đang ở trong thế giới gọi là toàn cầu hóa, những vấn đề giao thương, đầu tư, thương mại đều có thể chuyển sang các nước khác nhau. Cũng nên cho các doanh nghiệp Việt Nam đi ra đầu tư nước ngoài để mua công nghệ để học hỏi kinh nghiệm và để phát triển thị trường mới.Dưới mắt một Việt kiều Mỹ, giáo sư Hà Tôn Vinh, giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stellar Management ở thành phố Hồ Chí Minh, đi hay ở đều có khía cạnh tốt của nó, ở đây chỉ nên nói đến điều tích cực:
Vấn đề mà chính phủ cần lưu ý, giáo sư Hà Tôn Vinh nói tiếp, là khi người có tiền cũng như doanh nhân có tiềm năng bỏ đi thì trước mắt là sẽ làm cạn kiệt hoặc làm mất đi nguồn nhân lực cũng như nguồn năng lực tài chính của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét