Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Bắc Kinh sai lầm khi để Lưu Hiểu Ba chết trong lúc bị giam giữ?

Bắc Kinh sai lầm khi để Lưu Hiểu Ba chết trong lúc bị giam giữ?

bauxitevn8:25 AM

Nhật báo Le Temps cũng nhắc lại trường hợp giải Nobel Hòa Bình Carl von Ossietzky để cho rằng kể từ hôm qua: «Trung Quốc chia sẻ với Đức Quốc Xã đặc điểm đáng buồn là đã để một giải Nobel Hòa Bình chết trong nhà giam».
clip_image002
Đặt hoa và nến tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, trước trung tâm Nobel Hòa Bình tại Oslo, Na Uy. Ảnh ngày 13/07/2017. Reuters
Ngay sau khi tin Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời vì bệnh ung thư được loan báo ngày 13/07/2017, cả thế giới lập tức có phản ứng đối với chế độ Bắc Kinh, bị cáo buộc là đã nhẫn tâm giam giữ nhà ly khai, không cho ông ra nước ngoài chữa trị, chờ đến khi hết cách chữa rồi mới chuyển ông đến bệnh viên. Tính chất gay gắt của những lời chỉ trích gợi lên câu hỏi là phải chăng Trung Quốc đã sai lầm nghiêm trọng trong cách xử lý vụ việc này?
Lời lên án Bắc Kinh gay gắt nhất đến từ Ủy Ban Nobel Hòa Bình, đã cho rằng Trung Quốc phải chịu «trách nhiệm nặng nề» về việc ông Lưu Hiểu Ba qua đời «sớm» khi không cho ông được chăm sóc y tế đầy đủ.
Ngoại trưởng Anh Quốc Boris Johnson cũng chỉ trích rằng: «Lẽ ra ông Lưu Hiểu Ba phải được phép ra nước ngoài để được chữa trị, điều mà các nhà chức trách Trung Quốc đã nhiều lần ngăn chặn».
Giải Nobel Hòa Bình 2010 Lưu Hiểu Ba, năm nay mới 61 tuổi, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam năm 2008, để rồi sau đó một năm, bị kết án 11 năm tù về tội tạo phản.
Ông đã bị giam giữ suốt, và mãi đến tháng Năm vừa qua, ông bị chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối, và được chính quyền trả tự do có điều kiện, đưa ngay vào một bệnh viện ở Thẩm Dương để chữa trị.
Bản thân ông và gia đình ông, cũng như nhiều tổ chức và chính phủ ngoại quốc, đã yêu cầu cho ông ra nước ngoài để được chăm sóc, thế nhưng toàn bộ các đề nghị này đều bị Bắc Kinh bác bỏ.
Đối với Trung Quốc, việc xử lý bệnh tình của «tù nhân» Lưu Hiểu Ba là công việc nội bộ của Trung Quốc, nước ngoài không có quyền xen vào. Trước làn sóng chỉ trích dâng trào, trong một thông cáo công bố sáng sớm hôm 14/07/2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định trở lại rằng Bắc Kinh đã «làm hết sức mình» để chữa trị cho ông Lưu Hiểu Ba.
Trước đó, khi quốc tế đòi Trung Quốc cho Giải Nobel Hòa Bình xuất ngoại, Bắc Kinh đã từng bác bỏ mọi yêu cầu, cho rằng nhà ly khai đã được chăm sóc một cách tốt nhất tại Trung Quốc! Đối với Trung Quốc, cách thức họ xử lý bệnh tình của người quá cố như vậy hoàn toàn không có gì để chê trách.
Nhận định về thái độ trên đây của Trung Quốc, trong một bình luận công bố tối qua, 13/07, nhật báo Thụy Sĩ Le Temps cho rằng có lẽ Bắc Kinh cảm thấy đủ sức chấp nhận rủi ro của việc để cho Giải Nobel Hòa Bình duy nhất của họ chết trong vòng lao lý.
Tính toán của Bắc Kinh, theo Le Temps, là họ sẽ không bị hề hấn gì trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc nổi lên là cường quốc kinh tế hàng đầu của hành tinh, một cứu tinh của nền kinh tế và thương mại tự do, một thế lực đáng kể trên chính trường quốc tế.
Thái độ tránh né chỉ trích Bắc Kinh trong vấn đề Lưu Hiểu Ba của các lãnh đạo hàng đầu thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk và nhiều lãnh đạo khác, như đã chứng tỏ rằng Trung Quốc đã tính toán đúng đắn.
Có điều, theo như ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, Lưu Hiểu Ba là Giải Nobel Hòa Bình đầu tiên đầu tiên qua đời khi bị cầm giữ, kể từ thời nhà đấu tranh cho hòa bình người Đức, Carl von Ossietzky, bị chế độ Đức Quốc Xã cầm tù và chết năm 1938 trong một bệnh viện.
Nhật báo Le Tempscũng nhắc lại trường hợp giải Nobel Hòa Bình Carl von Ossietzky để cho rằng kể từ hôm qua: «Trung Quốc chia sẻ với Đức Quốc Xã đặc điểm đáng buồn là đã để một giải Nobel Hòa Bình chết trong nhà giam».
T.N.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét