Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Liệu cử tri "bí mật" của ông Trump có làm thay đổi cuộc bầu cử?

Liệu cử tri "bí mật" của ông Trump có làm thay đổi cuộc bầu cử?

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Bảy, ngày 01 tháng 10 năm 2016 | 10:07:00


Ông Trump và bà Clinton bắt tay khi kết thúc cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên tại Đại học Hofstra, Hempstead, New York, ngày 26 tháng 9 năm 2016. 



Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vươn lên trong các cuộc thăm dò mới nhất trước đối thủ bên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Những người ủng hộ ông Trump cho biết, ông thậm chí có được nhiều sự ủng hộ hơn kết quả của các cuộc thăm dò. Một số người tin rằng điều này có thể là một số đáng kể các cử tri của ông Trump không cho giới thăm dò biết rằng họ có ý định bỏ phiếu cho ông ta.

Sondra Dull là tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của ông Trump ở phía đông Pennsylvania. Bà cho biết khi được những người thăm dò hỏi ý kiến, cử tri của ông Trump không trả lời.

Bà nói:

“Họ rất kín tiếng về việc đó, giống như một đám đông yên lặng. Họ không nói về điều đó.”

Bà Dull nói có đủ cử tri thầm lặng để giúp ông Trump trúng cử.

Nhiều ủng hộ viên của ông Trump không tin tưởng vào các cuộc thăm dò, những người thăm dò, và tất cả các tổ chức kiểu này.

Tuy nhiên, có thể có lý do khác khiến họ không lộ diện. Với một số người, cử tri của ông Trump bị mang tiếng.

Mặc dù sau đó có tỏ ra hối tiếc, nhưng ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, từng tuyên bố:

“Có thể liệt kê phân nửa ủng hộ viên của ông Trump vào loại mà tôi gọi là nhóm tệ hại. Họ là những người kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, phân biệt giới tính, chống Hồi giáo, hay bài ngoại v..v..”

Vì thế, nếu có ai hỏi họ bỏ phiếu cho người nào, họ có thể giữ im lặng, theo Giáo sư khoa học chính trị Joe Bafumi thuộc Đại học Dartmouth.

Ông nói:

“Họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đó trong phòng phiếu kín. Nhưng họ sẽ không thừa nhận việc này với các chuyên gia thăm dò.”

Điều tương tự đã xảy ra vào thập niên 1980. Tom Bradley là người Mỹ gốc Phi đầu tiên tranh chức Thống đốc bang California. Ông dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng lại thua trong cuộc bầu cử.

Giáo sư Bafumi tiếp lời:

“Nhiều người lập luận rằng đó là vì có nhiều cử tri da trắng của Đảng Dân chủ nói họ sẽ bầu cho Đảng Dân chủ bởi họ thường dồn phiếu cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Nhưng đến khi bỏ phiếu, họ đã không bầu cho Bradley bởi vì ông ấy là người da đen. Thay vào đó, họ đã bầu cho ứng viên da trắng.”

Nhà phân tích Courtney Kenedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết qua Skype rằng hồi bầu cử sơ bộ, ông Trump có kết quả tốt trong các cuộc thăm dò trên mạng hơn là qua điện thoại, khi mà người trả lời tiếp chuyện với người thực.

Chuyên gia Kennedy nói:

“Mọi người có thể kìm nén ý định bỏ phiếu cho ông Donald Trump trong đợt bầu cử sơ bộ. Tuy nhiên, hiện không có gì thực sự cho thấy đó sẽ là điều xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.”

Khoảng cách giữa thăm dò thực tế và trên mạng đã được thu hẹp kể từ các cuộc bầu cử sơ bộ.

Và một cuộc khảo sát gần đây của Pew đã hỏi mọi người cảm thấy thoải mái thế nào khi thảo luận việc bỏ phiếu cho ai.

Chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết thêm:

“Chúng tôi không thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong việc các ủng hộ viên của từng ứng viên nói rằng họ không muốn người khác biết sự hậu thuẫn của họ dành cho ai.”

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng những người ủng hộ ông Trump nhưng lại e dè kín tiếng có phần chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cuộc bầu cử.

Nhưng họ nói rằng nếu cuộc đua vẫn cứ sát sao thì một tác động nhỏ cũng là đáng kể.

Người Buôn Gió - Trịnh Xuân Thanh sẽ tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn công khai

Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2016 | 30.9.16


Sắp tới chúng tôi dự tính sẽ đưa Thanh ra họp báo, trả lời phỏng vấn công khai để đáp trả cái vụ truy nã quốc tế kia. Nhiều người không hiểu luật pháp ở các nước khác. Nơi Thanh ở, không bao giờ có chuyện dẫn độ được về Việt Nam. Chuyện đó không phải bận tâm. 


Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm 5.

- Có đi vắng được một tháng không ?

Câu đầu tiên người đàn ông hỏi khi tôi đặt mình xuống ghế đối diện ông. Bây giờ ban đêm ở Berlin trời lạnh. Chúng tôi ngồi bên hiên một quán. Đấy là điều kiện tôi đặt ra khi họ gặp tôi. Nếu điều kiện thì hơi quá, chỉ là yêu cầu để câu chuyện chất lượng tôi cần phải có chỗ hút thuốc lá.

Người đàn ông đến trước, anh ta chọn chỗ ngồi để phù hợp cho tôi.

Tôi lấy những gì ở bên Budapes đưa để ông ta chuyển lại cho Thanh.

Ông ta trầm tư hơn lần gặp trước, tôi định hỏi ông về nước hay đi đâu thời gian qua. Nhưng nghĩ tò mò quá tôi thôi.

Tôi hỏi về Thanh ở đâu. Tôi nói có thể gửi cho tôi những tấm hình Thanh ở đó. Tôi rất muốn được ông khẳng định Thanh an toàn với cái lệnh truy nã quốc tế kia. Tôi bảo nếu không bảo đảm an toàn được thì đừng nói gì hay làm gì tốt hơn. Cứ lặng lẽ ẩn đâu mà sống.

Người đàn ông lắc đầu cười nhẹ, ông ta nói.

- Ở nơi Thanh ở, không bao giờ có chuyện dẫn độ được về Việt Nam. Chuyện đó không phải bận tâm. Chúng tôi dự tính sắp tới sẽ cho Thanh họp báo, trả lời phỏng vấn công khai.

Tôi hỏi.

- Vậy anh muốn em đi vắng một tháng là đến chỗ Thanh.?

Ông ta gật đầu.

- Như thế tốt hơn, cậu có thể nắm luôn được những gì Thanh kể. Có khi bắt đầu từ trình tự Thanh tham gia làm quan chức thế nào. Cũng cần cho thiên hạ biết một người quan chức cộng sản con đường của họ đi trong đời ra sao. Có nhiều cái, cần người viết lại điều đó.

Tôi nói mình không đi được lâu thế.

Người đàn ông hỏi tôi uống gì, ông ta nói người phục vụ cho tôi một cốc trà mà không cần tôi trả lời. Tôi châm điếu thuốc đầu tiên thì một người dàn ông khác đi vào, anh ta cười bắt tay tôi và ngồi xuống ghế. Có lẽ anh ta đến cùng người trước nhưng tìm chỗ đậu xe, hoặc anh ta đứng đâu đó trong bóng tối bên ngoài để quan sát từ khi tôi vào. Bây giờ anh ta mới vào quán.

Tôi nói chuyện của Thanh bây giờ dư luận cũng chả để ý, chỉ có chuyện Thăng là đang xôn xao. Chắc vì Thanh không bắt dược, nên Trọng tức mà muốn đánh Thăng luôn. Người đàn ông già mặc vét nói.

- Thăng nó chả sao đâu, nó còn nhiều anh em bên công an. Cái thời nó làm dầu khí thì chỉ là tổng công ty. Lúc đó còn bộ trưởng , thủ tướng, chủ tịch nước. Đâu phải chỉ mình nó.

Tôi hỏi.

- Thế còn vụ Venezuela.?

Ông ta điềm đạm trả lời.

- Cái đó là do ông Triết, ông Triết đi sang đó, nhận nhau làm anh em với thằng Hugo. Lúc đó ông Triết đi loăng quăng bên Cu Ba, Venezuela..vì chỉ mấy nước đó nó tiếp ông chứ bọn khác xin nó có tiếp đâu. Rồi ông ấy nhận lời làm ăn, gọi cho thằng Thăng. Bảo thằng Thăng lập dự án rồi để bộ chính trị phê duyệt từ thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư, bộ trưởng , quôc hội cả một đống hoắng lên về tình anh em CNXH mà đồng ý tuốt. Lúc chính trị bên ấy biến động, giá dầu rớt thảm hại thì thành ôm mồm như bây giờ. Đâu phải thằng Thăng nó tự ý bê tiền đi.

Tôi hỏi thêm lúc ông ta ngừng.

- Thế số liệu mà Huy Đức nói ở đâu ra.?

Người đàn ông cười nhếch mép.

- Đấy là bản cáo PVN từ năm 2013, Huy Đức nó chộp cái đó. Còn sửa số đi. Chứ có cái gì mà ghê đâu. Dân chuyên ngành người ta biết cả.

Tôi hỏi.

- Anh có thể cho tôi được bản đó không.?

Người đàn ông gật đầu.

- Được tôi sẽ tìm.

Tôi hỏi.

- Còn chuyện này, hồi đại hội. Huy Đức có nói với tôi là lúc bàn ở BCT. Ông Dũng được 1 phiếu, ông Trọng được 6 phiếu, ông Sang được 5 phiếu. Thế có đúng không anh.?

Người đàn ông phẩy tay.

- Đúng là linh tinh, ông Trọng được 7 phiếu, ông Dũng được 6 phiếu. Ông Sang có 2 phiếu thôi. Chuyện qua rồi, để lúc nào rảnh nói lại chuyện này.

Được đà tôi hỏi lan man.

- Vậy vụ Núi Pháo thanh tra, có liên quan gì đến Phượng nhà ông Dũng không.?

- Chả liên quan gì, cái đó của bọn Masan. Phượng nó không có gì ở đó cả. Thôi, chuyện không liên quan đến việc anh em mình đang bàn, để khi nào rảnh đã.

Người đàn ông ngừng lại, chắc để cho tôi dứt khỏi những hỏi han miêm man từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia. Một lúc ông ta nói.

-Bố mẹ Thanh và hai đứa con ở nhà, đang gặp nhiều khó khăn. Bọn Trọng nó cho công an quấy nhiễu này nọ. Ông bà đang tức, muốn tìm luật sư. Theo cậu ở Hà Nội thì ai làm được việc đó. Thêm nữa là việc nhờ luật sư Trần Vũ Hải và Lê Công Định thế nào tiếp.?

Tôi trả lời.

- Luật ở Việt Nam anh biết rồi đó, cơ quan công an điều tra có kết luận, chuyển cho viện kiểm sát. Viện ra đưa bản truy tố ra toà. Lúc đó luât sư xin toà cấp giấy giới thiệu, luật sư mới tiếp cận hồ sơ. Về ông Hải thì phải đợi dài dài là Thanh bị bắt, Thanh ra toà...mà chuyện đó thì giờ vời vợi lắm. Trước mắt em nghĩ nên chuyển hồ sơ theo những gì mà bản truy nã nói. Để ông Định bào chữa trên mạng thì tốt hơn. Gọi như bình luận pháp luật chẳng hạn. Còn chuyện quấy nhiễu kia thì ông bà có thể nhờ luật sư khởi kiện những người làm chuyện đó.

Người đàn ông nói.

- Sắp tới chúng tôi sẽ đưa Thanh ra trả lời báo chí, để đáp trả cái vụ truy nã quốc tế kia. Nhiều người không hiểu luật pháp ở các nước khác. Cứ nghĩ có truy nã quốc tế là cảnh sát các nước đi tìm bắt về cho Việt Nam ngay đến nơi. Nhưng chuyện hôm nay tôi muốn nói là ở những vụ án kinh tế vừa qua thất thoát, thua lỗ có nhiều người liên quan. Cả những người hiện nay đang ở trong Bộ Chính Trị cũng có trách nhiệm chính. Đổ lên đầu thằng Thanh cả 3000 nghìn tỷ thua lỗ ấy rồi bảo nó tham nhũng trong đó là không công bằng. Nếu thế phải đưa những người khác có liên quan ra cùng. Ý của cậu thế nào. Chúng tôi vẫn muốn cậu là kênh phát ngôn như trước.

Tôi đáp.

- Cái này cho em nghĩ đã, chứ cường độ liên tục ngày một bài, rồi cả đống hồ sơ, tài liệu toàn con số, ngày tháng, các công văn, bản bản...số này, số kia nhức đầu lắm. Cuối tuần này em đi chơi xa mấy ngày. Sang tuần có gì em sẽ báo lại cho anh.

Chúng tôi đứng dậy chào nhau, đồng hồ đã 1 giờ đêm. Hai người đàn ông tiễn tôi đến lúc tôi lên tàu. 

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Bầu Đức "sập tiệm": Còn lại những gì khi bán tài sản trả nợ?

Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 | 28.9.16

Trước mắt để tạo dòng tiền, cải thiện tình hình thì HAGL phải bán các tài sản các tài sản có thanh khoản như mía đường, thủy điện, bò sữa. Theo lãnh đạo công ty, nhiều khả năng HAG sẽ trả được 6.400 tỷ đồng trong tổng số 26.683 tỷ đồng dư nợ hiện tại.

Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức. Ảnh: HAGL
Công ty của Bầu Đức sẽ còn lại những gì sau khi bán mảng mía đường, bò sữa, dự án bất động sản tại Myanmar, thậm chí 20.000 ha cao su tại Lào.

Mới đây tại Đại hội cổ đông thường niên, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG – HAGL) đã công bố kế hoạch bán tài sản để trả nợ.

Trả 6.400 tỷ đồng nợ ngân hàng

Tính đến 30/6/2016, tổng tài sản của HAGL là 51.105 tỷ đồng, nợ phải trả là 32.996 tỷ đồng. Hiện tại, phương án tái cơ cấu nợ của HAGL vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Tại thời điểm ngày 30/9/2016, HAG có 12.343 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 14.340 tỷ đồng nợ dài hạn. Mỗi ngày công ty phải trả lãi vay ngân hàng lên tới 5,6 tỷ đồng.

Vì vậy, HAGL đang đối mặt với các vấn đề về thanh khoản và những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đồng ý gia hạn các khoản vay và cho phép HAG hoãn thanh toán vốn vay gốc và lãi vay.

Trước mắt để tạo dòng tiền, cải thiện tình hình thì HAGL phải bán các tài sản các tài sản có thanh khoản như mía đường, thủy điện, bò sữa. Theo lãnh đạo công ty, nhiều khả năng HAG sẽ trả được 6.400 tỷ đồng trong tổng số 26.683 tỷ đồng dư nợ hiện tại. 

Cụ thể, HAGL bán Công ty Đường HAGL cho Tập đoàn Thành Thành Công với giá trị 2.200 tỷ đồng. Công ty đường nằm tại Attapeu, Lào bao gồm một nhà máy chế biến đường công suất 7.000 tấn mía/ngày, một nhà máy nhiệt điện, tổng vốn đầu tư hai nhà máy này là 1.400 tỷ đồng và diện tích trồng mía lớn khá lớn là 6.000 ha.

Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức trả lời câu hỏi của cổ đông. Ảnh: HAGL
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT của HAG cũng cho biết là Tập đoàn đang trong quá trình bán 2 dự án thủy điện là Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 tại Lào với tổng giá bán là 2.800 tỷ đồng. Dự án Nậm Kông 2 sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm trong khi Nậm Kông 3 đã xây xong phần móng nhà máy. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, HAGL đã chi 2.535 tỷ đồng vào các dự án này. Theo các đồn đoán thì người mua đã đặt cọc 10% giá trị hợp đồng.

Toàn bộ tiền mặt thu về từ hai thương vụ này là 5.000 tỷ đồng và dự kiến các thương vụ sẽ hoàn tất trước cuối năm. Số tiền này sẽ được dùng để giảm nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

HAGL cũng sẽ sớm chuyển nhượng đàn bò sữa 7.500 con hiện tại vì tập đoàn đánh giá không mang lại lợi nhuận. 

Bán rừng cao su không dễ dàng 

Đối với dự án HAGL Myanmar Center, công ty cũng đang cố gắng bán dự án bất động sản này với giá trên dưới 10.000 tỷ đồng. Hiện tại, dự án Myanmar (Giai đoạn 1) tạo doanh thu khoảng 4 triệu USD/ tháng và lãnh đạo HAG ước tính từ năm 2017 trở đi, doanh thu hàng năm của dự án này sẽ đạt 50 - 60 triệu USD. Tuy nhiên, việc bán dự án bất động sản ở Myanmar cần nhiều thời gian. 

Đặc biệt, bầu Đức cho biết, trong trường hợp xấu nhất, ngoài bán các tài sản trên thì HAGL có thể bán 20.000 ha cao su trong tổng số 38.428 ha cao su (tổng diện tích đất trồng các loại là 89.000 ha) tại tại Lào cho đối tác tiềm năng.

Hiện đã có một số đối tác lớn từ Trung Quốc đang muốn mua với giá 8.000 tỷ đồng. Nhưng việc bán rừng cao su sẽ vấp phải các thủ tục xin phép từ 2 Chính phủ Việt Nam và Lào nên việc bán dự án cao su rất khó khăn.

Hơn nữa giá cao su thành phẩm vẫn đang ở mức thấp và chưa có dấu hiệu đi lên, liệu có đối tác nào sẵn sàng bỏ vào đây số lượng lớn tiền như vậy. 

Sẽ kinh doanh chính bằng bò thịt

Mặc dù là HAGL lên kế hoạch bán tài sản nhưng công ty vẫn muốn giữ lại mảng cốt lõi là cao su để chờ thị trường khởi sắc, dầu cọ và các diện tích canh tác nông nghiệp khác sau quá trình tái cơ cấu.

Như vậy, ngoài 38.428 ha cao su tại Lào mà HAGL chưa muốn bán hoặc rất khó bán thì công ty của Bầu Đức còn lại những mảng kinh doanh chính quan trọng nào.

Đó là mảng chăn nuôi, doanh thu từ việc nuôi bò thịt để cung cấp cho các lò mổ tại Hà Nội và TP.HCM đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, 51% doanh thu của HAG. Quy mô đàn bò của HAG hiện khoảng 130.000 con.

Mảng cọ dầu, HAGL vẫn tiếp tục chăm sóc vườn cọ dầu và đã hoàn thành nhà máy chế biến cọ dầu với công suất 45 tấn quả/giờ, quý IV/2016 sẽ đi vào hoạt động chính thức.

Mảng kinh doanh bất động sản thì HAGL đã chuyển nhượng phần lớn sang cho Công ty An Phú vào năm 2013. Hiện nay, An Phú vẫn đang nợ HAGL lên tới 4.500 tỷ đồng. 

Bất động sản cũng là nguyên nhân đem lại khoản lỗ 413 tỷ đồng sau nửa năm do HAGL thanh lý dự án bất động sản tại TP.HCM. 

Ngoài ra, HAGL cũng dự kiến sẽ triển khai trồng các loại cây ăn trái tại Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm tận dụng hết quỹ đất còn dôi dư của công ty. 

(Zing News)

Huy Đức là kẻ nắm sứ mệnh đào mồ chôn Đinh La Thăng

Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 | 28.9.16

Số phận các đàn em của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giờ càng thêm thê thảm. Gần một năm sau khi Nguyễn Tấn Dũng “nghỉ”, Đinh La Thăng có thể là “con hổ” đầu tiên bị chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng và cựu chủ tịch nước Sang “làm thịt”.


Thấy gì từ bài ‘THANH hay THĂNG’ của Huy Đức?

Cây viết Huy Đức vừa có bài ‘THANH hay THĂNG’ trên blog Ba Sàm. Đây có lẽ là một bài báo rất đáng chú ý, xét về tính tín hiệu chính trị cho cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng CSVN sẽ bùng nổ không bao lâu nữa.

Đây lần đầu tiên Huy Đức đề cập trực tiếp với chiều sâu về nhân vật Đinh La Thăng - Ủy viên bộ chính trị và đương kim Bí thư thành ủy TP.HCM. Vài tháng trước khi bắt đầu nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh, tác giả Huy Đức cũng đã đề cập đến Đinh La Thăng trên facebook cá nhân của mình, nhưng chỉ ở dạng status và ngắn gọn.

Bài ‘THANH hay THĂNG’ về thực chất là một bài điều tra án kinh tế. Ý chính của bài này là vụ Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), nơi mà Trịnh Xuân Thanh làm lỗ hơn 3,200 tỷ đồng, chỉ là chuyện nhỏ. Câu chuyện lớn hơn nhiều là doanh nghiệp chủ quản của PVC – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – nơi mà trước khi về cái ghế bộ trưởng Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng đã làm chủ tịch hội đồng quản trị.


Huy Đức kết luận trong bài ‘THANH hay THĂNG’: “Thanh – Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là “tan hoang”. Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì quy mô của vụ án không chỉ “xảy ra ở PVC” mà là ở PVN, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng”.

Có thể hình dung, bài viết trên đang hướng Cơ quan điều tra C46 của Bộ Công an sang một “quy trình” mới: PVN.

Cách đây khoảng một tháng, C46 đã bắt hụt Trịnh Xuân Thanh và không biết có muốn ôm mối hận hay không. Nhưng sau đó, cơ quan này đã phải bắt đệ tử của Trịnh Xuân Thanh là Vũ Đức Thuận – người mà Đinh La Thăng sử dụng là trợ lý tại Thành ủy TP.HCM.

Nếu Bộ Công an “chiều” Huy Đức, hướng điều tra mới về PVN sẽ được củng cố và “hợp thức hóa” trên cơ sở đã có dư luận, không phải chỉ là dư luận đồn đoán mà là dư luận rất chi tiết.

Cũng cần nói thêm là Tổng bí thư Trọng giờ đây đã có thêm một chức mới: Thường vụ đảng ủy công an trung ương. Nếu hàng đống chi tiết mang dấu hiệu tham nhũng thời Đinh La Thăng ở PVN được ông Trọng “xới”, số phận Bí thư thành ủy Đinh La Thăng có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc.

Gần đây, có dư luận đồn đoán về một “thỏa thuận ngầm” nào đó để đổi lại thái độ “vui vẻ nghỉ” ngoan ngoãn không ngờ của ông Dũng ngay trước đại hội 12. Có thông tin về nhân vật Đinh La Thăng vào Bộ Chính trị và được điều về TP.HCM nằm trong “thỏa thuận ngầm” ấy. Tuy nhiên, đây vẫn là những thông tin chưa được kiểm chứng.

Chỉ biết rằng, số phận của “dây” của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giờ càng thêm thê thảm. Gần một năm sau khi Nguyễn Tấn Dũng “nghỉ”, Đinh La Thăng có thể là “con hổ” đầu tiên bị chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng và cựu chủ tịch nước Sang “làm thịt”.

Cần nhắc lại, vào tháng 10/2015 – gần 3 tháng trước khi diễn ra đại hội 12, cây viết Huy Đức đã tung lên mạng xã hội bài “Em vợ thủ tướng & siêu lừa Dương Thanh Cường”, mổ xẻ chi tiết về vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm - em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà Huy Đức xem là "mắt xích" quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Sau đó, người ta chứng kiến Thủ tướng Dũng phải làm bản giải trình 12 điểm cho Bộ Chính trị, và sau đại hội 12 thì không biết tướng Liêm ở đâu.

Một khả năng có thể là bài ‘THANH hay THĂNG’ của Huy Đức là điểm mở đầu cho một chiến dịch truyền thông “chống tham nhũng” để kết thúc số phận của “hổ” Đinh La Thăng.

Lê Dung

(SBTN)

Rúng động: BT Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến từng bị trộm “khoắng mất” hàng chục tỷ đồng tại Văn phòng

Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 | 28.9.16

Để tránh bị báo chí phanh phui làm to chuyện về trộm đột nhập lấy đi hàng chục tỷ đồng tại văn phòng của mình, ông Trịnh Văn Chiến đã chỉ đạo đàn em là Trịnh Xuân Nghiệm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐTXD và TM Anh Phát mang theo nhiều tỷ đồng ra đút lót cho ông Nguyễn Thế Kỷ (Phó Ban Tuyên giáo Trung ương) nhờ ra lệnh cho các TBT để gỡ bài, không tiếp tục đi sâu vào vụ việc.

Cách đây hơn 2 năm, vào đêm ngày 27/7/2014, văn phòng làm việc của ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (nay là Bí thư tỉnh ủy) bị trộm đột nhập và lấy đi hàng chục tỷ đồng. Công an tỉnh Thanh Hóa thành lập chuyên án điều tra, tuy nhiên vụ việc sau đó đã rơi vào im lặng.

Ngày 27/7/2014, đoàn công tác lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa do ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu cùng Ban quản lí KKT Nghi Sơn và các Sở ban ngành bay sang Hàn Quốc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Thanh Hóa. Ngay đêm hôm đó, văn phòng của ông Trịnh Văn Chiến đã bị trộm đột nhập lấy đi hàng chục tỷ đồng.

Theo camera an ninh ghi lại, tên trộm lúc cậy cửa lẻn vào văn phòng ông Trịnh Văn Chiến đi người không, đầu đội mũ lưỡi trai, nhưng khi ra lại vác trên vai một túi du lịch khá nặng. Cũng từ màn hình camera cho thấy, sau khi khoắng được một món chiến lợi phẩm khá lớn, tên trộm còn ung dung cầm một số phong bì và dải ra bàn làm việc ông Chiến gồm: 01 cọc tiền 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) nguyên mác ngân hàng; 01 phong bì 10.000 USD ghi tên Công ty Tratex; 01 phong bì 80.000.000 (tám mươi triệu) đề tên đ/c Nhuần, cục phó Cục kiểm lâm; 01 phong bì 50.000.000 (năm mươi triệu) đề tên Bộ phần Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa… và chụp ảnh, đồng thời còn để lại dòng chữ với lời nhắn: “hẹn lại lần sau nhé”.


Theo nhận định của nhiều cán bộ công nhân viên UBND tỉnh Thanh Hóa, túi xách mà tên trộm thu được phải trị giá rất nhiều tiền, lên đến hàng chục tỷ đồng. Bởi trước thời điểm tên trộm đột nhập, ông Trịnh Văn Chiến đã tiếp và chấp thuận cho rất nhiều doanh nghiệp từ các tỉnh ngoài vào đầu tư làm ăn tại Thanh Hóa, trong đó có Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết (đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn 5,5 nghìn tỷ đồng)…Do đó, trước khi dẫn đoàn sang Hàn Quốc xúc tiến đầu tư ông Chiến chưa kịp cất dấu, thế nên mới bị “khoắng” mất.

Vụ án rơi vào im lặng

Vụ trộm đã làm rúng động cả xứ Thanh, với gần 4 triệu dân.

Sau khi xảy ra vụ đột nhập văn phòng Chủ tịch Trịnh Văn Chiến và lấy đi hàng chục tỷ đồng, công an tỉnh Thanh Hóa đã chính thức lập ban chuyên án để điều tra, khám nghiệm hiện trường… Trả lời trên truyền hình Thanh Hóa về vụ việc kẻ gian đột nhập lấy trộm ở Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thành Hóa cho rằng: “Sự việc như thế nào thì công an đang tiến hành điều tra, tình hình không có vấn đề gì lớn”.

Tuy nhiên, vụ việc sau đó hoàn toàn rơi vào im lặng.

Theo nguồn tin từ một thành viên ban chuyên án cho biết, lý do mà công an tỉnh Thanh Hóa không khởi tố và tiếp tục điều tra, vì đây là thời điểm đang vô cùng nhạy cảm, cả nước lúc đó đang rất nóng về vụ báo chí phanh phui ra khối tài sản khổng lồ của nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền. Thế nên, ông Trịnh Văn Chiến đã chỉ đạo giám đốc Công an tỉnh cho ngừng ngay vụ việc, bởi nếu công an làm ra chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, mặc dù ông Chiến rất tiếc và bực tức với một số tiền lớn bị tên trộm khoắng mất. 

Vào thời điểm này, có một số tờ báo điện tử chính thống đã đưa tin vụ mất trộm phòng Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, nhưng chỉ tồn tại được sau ít giờ đồng hồ thì bị bóc bỏ (thậm chí cả trang Baomoi cũng bị hạ bài xuống). 

Được biết, tránh bị báo chí phanh phui làm to chuyện về trộm đột nhập lấy đi hàng chục tỷ đồng tại văn phòng của mình, ông Trịnh Văn Chiến đã chỉ đạo đàn em là Trịnh Xuân Nghiệm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐTXD và TM Anh Phát mang theo hàng tỷ đồng ra đút lót cho ông Nguyễn Thế Kỷ (ban Tuyên giáo Trung ương) nhờ gọi điện đến các TBT để gỡ bài, không tiếp tục đi sâu vào vụ việc.

Từ một vụ việc cụ thể trên đây chúng ta có thể hiểu và lý giải là tại sao ông Trịnh Văn Chiến hiện là Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa lại nhiều tài sản đến thế. Nhiều đến mức mà còn đem hàng trăm tỷ đồng đi “từ thiện cho gái”, cho vợ bé Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng nhà và bất động sản của Sở Xây dựng Thanh Hóa với cuộc sống xa hoa, nhiều xe hơi sang trọng, biệt thự khắp nơi.

Với loạt bài viết này, tác giả không có ý định nói xấu hay bôi nhọ lãnh đạo Đảng, nhà nước hay chế độ, mà chỉ vạch trần bộ mặt thật của một đảng viên thoái hóa biến chất mang tên Trịnh Văn Chiến và một số lâu la của y như đã đề cập.

Trong bài viết “Bồ nhí ông Trịnh Văn Chiến chạy trốn” tác giả cũng thành thật cáo lỗi đến độc giả và một giám đốc của Tập đoàn Mường Thanh, vì do sơ xuất lỗi kỹ thuật nên đã đăng nhầm bức ảnh ngôi nhà của vị giám đốc này tại Khu đô thị đại Thanh lên báo khiến cho pv báo điện tử Người Tiêu Dùng hiểu sai về ngôi nhà thật của cô Quỳnh Anh và viết bài cho rằng: các bài báo viết về ông Chiến là bôi nhọ, vu khống, bịa đặt… 


Căn nhà lô 9-10, khu liền kề 3, khu đô thị Đại Thanh mà cô Trần Vũ Quỳnh Anh hiện đang sở hữu.
Đính chính: Nay chúng tôi đăng lại đúng bức hình thật 100% về căn nhà lô 9-10, khu liền kề 3, khu đô thị Đại Thanh mà cô Trần Vũ Quỳnh Anh hiện đang sở hữu để cho độc giả được biết. Trân trọng! (xem ảnh).

Trịnh Văn Duy

Thời cơ "báo công" giúp phe bảo thủ, thân Tàu, bán nước đang nằm trong tay Huy Đức

Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 | 28.9.16

Kể như bia Thăng đã bị hạ gục, ngày vào quan tài chỉ còn tính bằng giây. Thăng vào quan tài, hiệu ứng đômino khó có thể ngăn, đàn em Ba Dũng chỉ còn là bầy ruồi dính bả, sẽ lảo đảo quay, gục ngã. Khá khen cho Huy Đức phe phái Huy Đức. Các vị bắn có chủ trương, có kế hoạch, có tinh toán cẩn thận, bài bản. Người bắn (Huy Đức) thuộc loại tài năng đã đành mà người chỉ huy cũng thuộc loại bản lĩnh, kiên trì, chưa thắng chưa thôi. 


Huy Đức cứ “đến hẹn lại lên”. Đường ngắm đã cố định, mục tiêu cũng cố định. Đường ngắm xoay kiểu gì cũng nhắm vào phe Ba Dũng, phe có chiều hướng thân Mỹ, thoát Trung. Phát bắn nào cũng là phát pháo lệnh. Phát bắn ở thềm đại hội 12 Đảng CSVN loại tức tưởi Ba Dũng, Đỗ Bá Tỵ, Bùi Quang Vinh và nhiều người khác, giúp phe bảo thủ, thân Tàu, rắp tâm bán nước cho Tàu Cộng, đứng đầu là Trọng lú, chiến thắng áp đảo. Ba Dũng, Bùi Quang Vinh giơ tay xin hàng, tình nguyện về vườn. Ba Dũng trịnh trọng hứa với phe Trọng lú: “ráng làm người tử tế”. Đỗ Bá Tỵ, tức tưởi rời bộ quốc phòng, ngồi chơi xơi nước với cái chức phó chủ tịch quốc hội, núp váy một du kích vùng Bến Tre –Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tuần trước của cuối trung tuần tháng 9.2016, phát pháo lệnh thư hai trong chiến dịch “Đả hổ diệt” rồi của Trọng lú lại nổ. Đường ngắm, mục tiêu vẫn như cũ. Bia bắn hạ lần này là Đinh La Thăng. Với hai phát đạn súng cối “bắn” trực tiếp vào bia Đinh La Thăng, kể như bia Thăng đã bị hạ gục, ngày vào quan tài chỉ còn tính bằng giây. Thăng vào quan tài, hiệu ứng đômino khó có thể ngăn, đàn em Ba Dũng chỉ còn là bầy ruồi dính bả, sẽ lảo đảo quay, gục ngã. Con sâu chúa Ba Dũng say sưa “làm người tử tế”, mở mắt ra, ngửa mặt ra nhìn, đã thấy xung quanh chỉ có mỡ nóng đang sôi sùng sục.

Khá khen cho Huy Đức phe phái Huy Đức. Các vị bắn có chủ trương, có kế hoạch, có tinh toán cẩn thận, bài bản. Người bắn (Huy Đức) thuộc loại tài năng đã đành mà người chỉ huy cũng thuộc loại bản lĩnh, kiên trì, chưa thắng chưa thôi. Đặc biệt, bộ tham mưu chỉ huy không ngừng quan tâm nuôi dưỡng, củng cố lực lượng, để lực lượng ngày một tinh nhuệ, ngày một thêm đông đảo. Nó ngược hẳn lại với cách nuôi dưỡng và củng cố lực lượng của Ba Dũng, quân đông nhưng cứ rơi rụng dần và cho đến lúc không còn một ai.

Những nhà báo thân Ba Dũng đều là những người nổi danh trong làng báo: Xuân Ba, Hữu Ước, Như Phong, Trần Đăng Khoa, Chu Lai, bố con nhà Vũ Văn Hiền
Có người hỏi Huy Đức khi ngăm bắn Đinh La Thăng, Huy Đức có sợ không? Huy Đức trả lời có sợ. Đây cũng là câu trả lời khôn ngoan. Vì Huy Đức thừa biết, phe Ba Dũng người còn đông lắm. Quan chức, nhờ ơn mưa móc của Ba Dũng mà có chức, có quyền, tha hồ cướp bóc, tàn phá đất nước, giầu có hơn người, còn đông như quân Nguyên. Riêng lực lượng báo chí, những người thân Ba Dũng đều là những người nổi danh trong làng báo: Xuân Ba, Hữu Ước, Như Phong, Trần Đăng Khoa, Chu Lai, bố con nhà Vũ Văn Hiền, vân vân, vẫn chưa có ai từ giả cõi đời này.

Huy Đức ơi, tôi nghĩ, ông sợ, chỉ là một cách nói, nhằm ru ngủ những người còn nhớ đến Ba Dũng. Chứ những nhà báo tài năng, ăn bỗng lộc của Ba Dũng, họ đã chia tay Ba Dũng rồi. Vở diễn đó đã khép lại rồi. Ai đi đường nấy rồi. Những quan chức được Ba Dũng cất nhắc, nâng đỡ, chia phần, phần nhiều đã quay giáo, đầu quân cho Trọng Lú, Tư Sang cả rồi. Huy Đức hãy đổi từ súng trường bắn tỉa sang súng đại liên bắn một lúc cả trăm viên đạn vào bọn họ đi là vừa.

Thời cơ đang nằm trong tay ông. Ông hãy bắn nhanh, liên hồi, chính xác nữa đi. Nước Việt Nam thành một tỉnh của Tàu Cộng, năm 2020, thời gian đã gần lắm rồi!.

Phạm Thành

(FB. Thành Phạm)

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Hai, ngày 26 tháng 9 năm 2016 | 11:13:00


Lúc 5 giờ sáng ngày 26.09.2016, hơn 600 bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang chuẩn bị lên đường vào Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn khởi kiện Formosa nhằm yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, tuy nhiên công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang sách nhiễu, gây áp lực không cho các nhà xe trên địa bàn xuống Nhà thờ xứ Phú Yên đón người.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ giáo xứ Phú Yên, tường thuật: “Theo dự tính, chúng tôi sẽ đưa người dân đi đệ đơn lên tòa án tại Thị xã Kỳ Anh. Chúng tôi đã thuê 20 xe để đưa hơn khoảng 600 người đi vào lúc 4 giờ 30 sáng nay. Tuy nhiên, công an huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã tìm đến các nhà xe, tìm mọi cách để ngăn cản và cấm cách họ không được chở chúng tôi. Sáng nay, một số xe đã đến được, một số xe vẫn chưa đến được, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng liên hệ với các nhà xe khác thì họ sẵn sàng đến đưa chúng tôi đi. Nhưng tại các ngả đường đi vào nhà thờ Phú Yên thì công an huyện Quỳnh Lưu đã chặn các xe này ở giữa đường và tuyên bố không cho các xe này đến phục vụ chương trình của giáo xứ chúng tôi. Người dân chúng tôi rất phẫn nộ và họ yêu cầu tôi tổ chức cuộc biểu tình xuống đường tại Thị trấn Quỳnh Lưu và yêu cầu nhà cầm quyền phải minh bạch. Cách đây khoảng 1 tiếng đồng hồ (5 giờ sáng cùng ngày), tôi có gọi điện thoại cho công an trưởng huyện Quỳnh Lưu nhưng họ từ chối.”

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho biết: “Nếu công an chặn xe sẽ cùng bà con ngư dân lên ngay trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu biểu tình phản đối hành vi vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.”

Cách nhà thờ Phú Yên khoảng 15 km, nhà cầm quyền đã cho công an ngăn chặn các xe đi vào giáo xứ Phú Yên.

Cách nhà thờ Phú Yên khoảng 15 km, nhà cầm quyền đã cho công an ngăn chặn các xe đi vào giáo xứ Phú Yên.

Hơn 600 ngư dân tập trung trước nhà xứ Giáo xứ Phú Yên, G.pVinh từ sáng sớm vào ngày 26.09.2016, chuẩn bị đi lên Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi khởi kiện Formosa.
Hơn 600 ngư dân tập trung trước nhà xứ Giáo xứ Phú Yên, G.pVinh từ sáng sớm vào ngày 26.09.2016, chuẩn bị đi lên Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi khởi kiện Formosa.

Tuy nhiên, các chủ xe đã được cha Antôn Đặng Hữu Nam hợp đồng trước đó bị nhà cầm quyền đe dọa, cấm cản không cho chở bà con ngư dân.
Tuy nhiên, các chủ xe đã được cha Antôn Đặng Hữu Nam hợp đồng trước đó bị nhà cầm quyền đe dọa, cấm cản không cho chở bà con ngư dân.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, gọi điện thoại cho ông Trưởng Công an huyện Quỳnh Lưu, chất vấn.
Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, gọi điện thoại cho ông Trưởng Công an huyện Quỳnh Lưu, chất vấn.

Có những số điện thoại lạ gọi đến số điện thoại của cha Antôn Đặng Hữu Nam với những lời khiêu khích và đe dọa cha, khi ngài đồng hành và tìm cách giúp bà con ngư dân Miền Trung khởi kiện Formosa bồi thường thiệt hại cho những người dân nghèo chịu ảnh hưởng trực tiếp, cũng như đòi buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam – đã tiếp tay cho Formosa tồn tại tại Việt Nam, đóng cửa Formosa để bảo sự sống giống nòi Dân Việt.

14483697_941995455946594_789461096_n

Một số hình ảnh ngư dân Miền Trung thức gần trọn một đêm, lên đường khởi kiện được Formosa, nhưng đã bị cán bộ tiếp tay cho Formosa ngăn cản.

IMG_0287

IMG_0288

IMG_0289

Vào lúc 7 giờ 00: Mặc dù bị giới chức cộng sản tìm mọi cách phá rối, ngăn cản tiến trình bà con ngư dân lên Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn khởi kiện Formosa, cha Nam đã sắp xếp cho hơn 300 bà con ngư dân lên khoảng 10 chiếc xe, xuất phát lên đường như dự kiến.

Trước đó, cha Antôn và bà con ngư dân bên Lương cũng như người Công Giáo cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ xin ơn bình an lên đường, công việc của người dân được Mẹ chở che, phù hộ.

14449797_1111157062337050_307216155763985808_n
Cha Nam và bà con ngư dân cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ trước khi lên đường, mặc cho sự cấm cản của giới chức cầm quyền tiếp tay cho Formosa

14495246_1111157722336984_8376306615489702663_n

14462796_1111158212336935_7039552729978675310_n

14485109_1111158045670285_557366166590547739_n

“Kiện Formosa là để cứu anh em chúng ta, và cứu cả họ. Cứu họ để họ không tiếp tục làm điều xấu xa nữa. Chấm dứt việc tác hại cho anh em, không phải chỉ hôm nay, không phải chỉ cho bốn tỉnh miền trung, không phải chỉ năm mươi năm, mà là lâu dài. Kiện Formosa còn là cứu cả dân tộc này”. Đó là thông điệp mà Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã khẳng định với người dân giáo xứ Phú Yên trong chuyến viếng thăm bất ngờ vào ngày 21.09.2016.

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh nói “tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của anh chị em. Việc kiện Formosa thể hiện ý thức công dân, lòng yêu nước của anh chị em . Đồng thời, thể hiện tinh thần người Ki-tô hữu của anh chị em”.

Cùng đi với Đức cha Micae, Nguyên Giám mục Gp.Kontum còn có cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, đã có lời tâm tình và khích lệ anh chị em ngư dân đang chuẩn bị tiến hành nạp đơn khởi kiện công ty Hưng Nghiệp Formosa.

Pv.GNsP 
tại Nghệ An và Sài Gòn

Liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?

Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Hai, ngày 26 tháng 9 năm 2016 | 26.9.16

Trần Đại Quang biết rõ là mình không còn nhiều thì giờ để chuẩn bị cho cuộc phản kích thẳng vào TC II hay TBT Trọng nữa. Có lẽ, ngoài Nguyễn Tấn Dũng ra, ngay cả Trần Đại Quang cũng không phải là đối thủ của TBT Trọng về khả năng đấu đá dành quyền lực. Hơn nữa, liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?


A. Tại sao cần đề cập đến vai trò TC II?

Việt Nam dồn dập nhiều sự kiện sau ĐH đảng lần thứ 12: Hai ông tướng đứng đầu quân đội là bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ bị tước hết mọi uy quyền cùng một lúc. TL QKII là tướng Lê Xuân Duy bất ngờ qua đời với nhiều nghi vấn là bị đầu độc liệt gan. Cả ba cán đầu tỉnh Yên Bái thuộc QK II, trong đó có cả bí thư Phạm Duy Cường bị bắn chết ngay tại trụ sở giữa ban ngày. Đó là chưa kể những sự kiện ngoại giao xảy ra liên tục trong một thời rất ngắn chừng sáu tháng trở lại đây từ việc Ấn Độ cho mượn tiền mua hỏa tiễn đến việc tân bộ trưởng QP là chính ủy Lịch sang thăm Trung Cộng mở đường cho thủ tướng "mát-de" Phúc sang ký kết nhượng bộ thêm về kinh tế; báo hiệu Việt Nam sẽ còn tiếp tục nhập siêu từ Trung Cộng nhiều hơn nữa.

Phân tích thật hư của bao nhiêu đó sự kiện xảy ra mà không mô tả càng rõ càng tốt vai trò của Tổng Cục II (TC II), một bộ phận của quân đội chuyên về tình báo và ám sát, hiện đang nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của TBT Trọng thì là một sự thiếu sót rất lớn. 

B. Những can dự của TC II đối với tranh chấp nội bộ đảng ở quá khứ:

Nghị định 96/CP thành lập TC II do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào ngày 11 tháng 9 năm 1997 dựa trên Pháp Lệnh tình báo do chủ tịch QH lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh cho thông qua. Thật là một sự trùng hợp không ngờ, tháng Chín ngày 11 (9-11) là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử nạn vì khủng bố ở Hoa Kỳ thì cũng là ngày kỷ niệm thành lập TC II. Nghị định này được ký do sự hậu thuẫn ngầm của thượng tướng Lê Khả Phiêu, nhằm thu lượm tin tức để khống chế vây cánh TBT Đỗ Mười nhằm giúp Phiêu có thể lên làm TBT đảng ba tháng sau đó thông qua hội nghị TƯ đảng lần thứ tư. Phiêu lên làm TBT không phải thông qua ĐH đảng mà thông qua hội nghị TƯ. Như vậy, Phiêu đã dùng TC II làm một cuộc chỉnh lý, đảo chánh một cách ngoạn mục. Xin lưu ý là sau ĐH đảng lần VII vào 1996, Đổ Mười vẫn bám ghế TBT không nhả cho đến mãi một năm sau, Phiêu mới đủ khả năng hất văng nổi Đổ Mười. 

Từ đó, Phiêu nắm chặt TC II như là một công cụ cần thiết để duy trì quyền lực TBT của mình, dùng TC II theo dõi hù dọa gieo rắc sợ hãi lên các ủy viên TƯ đảng. Sợ hãi hay không thì chưa biết những bất mãn gia tăng khiến Nông Đức Mạnh chớp thời cơ, thuyết phục TC II xì ra tin tức bôi xấu, bảo Lê Khả Phiêu có cô vợ trẻ không chính thức người Hoa có tên là Trương Mỹ Vân. Phiêu bị mang tiếng là rơi bẫy mỹ nhân kế của tình báo Trung Nam Hải để rồi phải ký đất nhượng đảo một cách vô lý cho Trung Cộng, nhất là ký kết san nhượng vịnh Bắc Bộ với giá 2 tỷ Mỹ kim. 

Tuy nhiên trên thực tế, Phiêu chống lại vây cánh thân Mỹ của chủ tịch nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải và đã làm bọn này bể mặt nặng nề ngay trước mặt tổng thống Clinton khi ông viếng thăm Việt Nam vào năm 2000. Phiêu không chịu đồng ý một cách rất bất lịch sự những gì bọn Khải, Lương hứa hẹn trước với Hoa Kỳ để có thể mời được tổng thống Clinton sang thăm cho nở mày nở mặt. Sau khi tổng thống Clinton ra về, Khải và Lương hết sức căm giận Phiêu nên tìm đủ mọi cách mua chuộc lôi kéo thuyết phục tướng Đặng Vũ Chính, cục trưởng TC II, phản lại Phiêu, đồng lòng với bọn Khải, Lương truất phế Phiêu. TC II phản Phiêu nên một mặt vừa tung tin bôi nhọ triệt hạ Phiêu thẳng tay. Mặt khác, báo cho các ủy viên TƯ đảng là hủy bỏ mọi chương trình theo dõi khống chế các ủy viên do Phiêu tiến hành trước đây. Bị chỉ trích tấn công tứ bề, TC II lại làm phản bất tuân mệnh lệnh, không chịu khống chế các ủy viên TƯ đảng cho mình nữa, Phiêu bị mất chân đứng quyền lực nên rớt đài khỏi chức TBT ở ĐH đảng lần thứ IX một cách thê thảm dù Khải và Lương vẫn ngồi lại chức vị sau đại hội đó. 

Sau khi Phiêu bị hất và Nông Đức Mạnh lên làm TBT thế Phiêu vào năm 2001 thì ai ai trong TƯ đảng đều đồng ý là duy trì TC II là cần thiết nhưng để TC II đe dọa theo dõi các ủy viên TƯ đảng là điều cấm kỵ nên TC II từ này phải nằm dưới sự quản lý của bộ QP, không thể bay nhảy vào TƯ tự tung tự tác như trước nữa, cũng như TBT không được quyền dùng TC II để khống chế ác nhân vật ở TƯ nữa.

Vào năm 2002, một năm sau khi đã lấy được ghế TBT, Mạnh cho tướng Chính về hưu và đề cử con rể của tướng Chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh lên thay. Mạnh làm như vậy vừa khiến Chính rất an tâm mà về hưu, vừa làm mọi người trong TƯ đảng ai cũng an tâm vì Vịnh sẽ được tập thể quyết định sai đâu đánh đấy. TC II không còn là đặc quyền của TBT nữa và không còn là tổ chức dí súng hù dọa các ủy viên TƯ đảng nữa. Nghĩa là, TC II của Vịnh từ nay sẽ tuân theo mọi quyết định sau cùng của Thường vụ Quân ủy TƯ, một "tập thể" thường thường bao gồm TBT, thủ tướng, bộ trưởng QP, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, và các thứ trưởng QP.

Năm 2004, Thủ tướng Khải phong Vịnh lên làm Trung Tướng. Nhiều lời đồn cho rằng Khải thưởng công Vịnh vì Vịnh có công sai quân ra dàn xếp cho con trai của Khải thoát khỏi sự truy sát của các băng đảng gốc Hoa ở Đông Nam Á và Ma Cao một cách êm thắm. Ngoài ra, nhiều tin đồn Vịnh cũng như TC II đứng ra đảm nhận trách nhiệm chuyển tiền ra ngoại quốc cho giới chóp bu như Khải hay Mạnh hay Trần Đức Lương nên được thưởng công. Tin đồn đúng hay sai được phần nào hay không chưa biết, nhưng trên thực tế, ĐCSVN cần phong Vịnh làm trung tướng để Vịnh có thêm uy quyền điều khiển TC II lan rộng ra nhiều quốc gia khác để thu thập tin tức tình báo về QP trước bối cảnh Việt Nam hội nhập vào thế giới ngày một sâu rộng hơn và tình hình biển Đông đang bắt đầu manh nha căng thẳng, quân đội đang cần vũ khí mới.

Từ năm 2005 đến 2006, quyền uy của thủ tướng Khải bị yếu hẳn đi và bị phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ từ lấn át lấy hết quyền hành. Đó là chưa kể vụ án tham nhũng PMU 18 thuộc bộ Giao Thông Vận Tải vào năm 2006 khiến Khải bó tay hết đường chống đỡ mà phải nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ. Khải thiếu kinh nghiệm ngoại giao nên chuyến đi lần đầu tiên của một thủ tướng CS thăm Hoa Kỳ vào năm 2005 bị đổ vỡ hoàn toàn, chính phủ Bush không ưa Khải, cho Khải là dốt nát không thể bàn bạc được gì dù Khải đã được giới công ty dầu hỏa Mỹ cũng như giới kỹ nghệ xe hơi hết lòng nâng đỡ trợ giúp. Khải đi từ Mỹ về với hai bàn tay trắng mà không đạt được thỏa thuận gì đáng kể. Điều này khiến phó thủ tướng Dũng thúc ép bộ Công An, cục An Ninh của tướng Hưởng phản pháo bôi xấu Khải để Khải hiểu rõ phải từ chức để được an thân. 

C. “Châu về hợp phố”:

Sự nhu mì và an phận của Mạnh về mặt nội bộ tạo ra cơ hội ngàn vàng cho Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quyền lực. Đơn giản là Mạnh biết cách giảm bớt xung khắc trong đảng nhưng lại không biết cách để các đảng viên làm giàu, trong đó có cả Mạnh. Dũng được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chánh từ FDI, đến các khoản cho vay không hoàn lại khiến đảng viên tha hồ mà đục khoét. Chủ trương của Dũng là nắm chặt bộ Công An để dẹp mọi chống đối lật đổ đảng cũng như dùng công an đè bẹp khống chế những ai phản lại mình bên trong đảng nên vai trò của TC II từ từ bị đi vào lãng quên, kinh phí bị hạn hẹp so với các tập đoàn kinh tế hay các bộ ngành khác. TC II hoàn toàn bị dồn, Dũng dồn ép phải chịu sự điều khiển của bộ QP, không thể ra ngoài khuôn khổ và Dũng nâng đỡ các tướng lãnh công an tối đa khiến con đường đi vào bộ Chính Trị của tướng Vịnh gần như mỗi lúc mỗi khó hơn trong khi các tướng công an núp bóng Dũng ồ ạt thăng lon đi vào TƯ. 

Dũng tăng ngân sách cho bộ CA phát triển mạnh, lực lượng CA cơ động thiện chiến ngày càng đông, đó là chưa kể ngành tình báo CA cũng được mở rộng. Dưới thời Dũng làm thủ tướng, quân đội Việt Nam bị tụt hậu nghiêm trọng trong khi bộ CA được trang bị mọi vũ khí, phương tiện tối tân để đảm bảo khả năng trấn áp duy trì vai trò lãnh đạo chính trị của đảng mà Dũng đang làm thủ tướng nắm hết binh quyền. Vai trò chính trị của TC II từ năm 2006 đến 2008 hoàn toàn mờ nhạt trong khi cục tình báo của bộ CA, do thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng nắm, lại được thủ tướng Dũng trọng dụng trở nên nổi đình nổi đám, được ca ngợi như là "làm ăn hiệu quả" trong việc bắt bớ những người đấu tranh cho Dân Chủ.

TC II bắt đầu bất mãn với thủ tướng Dũng một cách ngấm ngầm từ đó vì không còn được trọng dụng như trước nữa. Nguyễn Chí Vịnh không chống đối ra mặt vì biết thủ tướng Dũng thế rất mạnh, do Dũng là người đi "kiếm chén cơm" về cho toàn đảng, ai ai trong TƯ đảng cũng cần dựa vào Dũng để làm giàu. 

Thế nhưng từ năm 2008 trở đi, Vịnh bắt đầu có cơ hội tiến thân khi vị tổng thống tân cử Obama của Hoa Kỳ tuyên bố Đông Nam Á là trọng tâm của chính sách đối ngoại dẫn đến sự nổi giận của Trung Cộng khiến bộ QP của Cộng đảng lúng túng về mặt đối ngoại cũng như đối sách ứng phó - Tướng Vịnh tỏ ra có khả năng giao tiếp trong lãnh vực QP với các nước lân bang như Úc hay Singapore khiến TBT Mạnh tin cẩn cất nhắc lên làm thứ trưởng bộ QP cho trọng trách giao tiếp đối ngoại của Vịnh được dễ dàng.

Điều này làm cục tình báo an ninh của tướng Hưởng ghen tỵ nên bôi xấu Nguyễn Chí Vịnh tối đa. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng dù sao cũng đã ngồi ở TƯ từ khóa IX năm 2001 nên không muốn tướng Vịnh tép riêu yếu thế qua mặt mình, đảm đang đối ngoại QP. Từ năm 2009 trở đi, tức là năm tướng Vịnh được phong làm thứ trưởng bộ QP đặc trách đối ngoại, tướng Hưởng giật dây cho hàng loạt các tay chân của mình lên tiếng tố cáo tướng Vịnh, chẳng hạn như thư tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí, hay vụ tướng Giáp tố cáo tướng Vịnh, gây áp lực cho TBT Mạnh. Đó là chưa kể pháo dội trong dư luận liên tục của Bùi Tín lên án Vịnh là tay sai gián điệp của Trung Cộng. Vịnh im lặng núp bóng bộ QP và biện minh rằng mọi quyết định hành động của mình đều đi theo chỉ thị "tập thể" của UB Quân ủy TƯ. Vịnh tự nhận mình là thiên lôi, sai đâu đi đó mà thôi nên tướng Hưởng đuối lý, chẳng làm gì được Vịnh.

Một điều bất ngờ hơn nữa là phía Hoa Kỳ đột nhiên chê bai tướng Hưởng ra mặt, cho là Hưởng yếu kém về mặt đối ngoại khiến thủ tướng Dũng phát hoảng cho Hưởng về hưu vào năm 2013 và giữ bên cạnh mình làm cố vấn an ninh. Hưởng bực mình chỉ trích Hoa Kỳ không chịu bênh vực Việt Nam công khai mạnh mẽ hơn nữa trước sự lấn hiếp của Trung Cộng tại biển Đông. Hoa Kỳ lại đi khen tướng CA Tô Lâm hơn tướng Hưởng theo như đài BBC loan báo trên đường link http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/09/110905_more_wikileaks_general_huong.shtml. Thế là tự nhiên Vịnh thoát khỏi búa rìu dư luận của Hưởng giật dây do Hưởng phải về hưu, mất hết uy quyền. 

Nguyễn Phú Trọng trở thành TBT vào tháng Giêng năm 2011 rấp tâm muốn loại Dũng ra khỏi TƯ cho bằng được dù kín đáo che đậy. Trọng lật đật phong Vịnh lên làm thượng tướng vào tháng 12 cùng năm thông qua bộ QP một cách rất khéo khiến Dũng không nghi ngờ do Dũng coi thường TBT Trọng, cho là Trọng còn quá yếu. 

Thế là "châu về hợp phố", TC II lại từng bước nằm trong bàn tay của TBT như buổi ban đầu thời Lê Khả Phiêu. Do có đến tám năm làm cục trưởng TC II nên toàn bộ TC II đến giờ này vẫn là nghe theo lệnh của Vịnh. Trọng có được Vịnh cung cấp tin tình báo đời tư các ủy viên nên từng bước, rào đón uy hiếp các uy viên, dẫn đến cô lập thanh thế của Dũng từ từ.

D. Sai lầm của thủ tướng Dũng:

Từ ĐH đảng lần thứ 10, sai lầm thứ nhất của Dũng khi dồn nỗ lực lo đối phó với vây cánh của Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ chức TƯ, tìm đủ cách đề ông này bị hất văng ra khỏi TƯ mà quên nhìn đến Trọng, đang làm Chủ Tịch QH, nghị gật lù khù. Dũng cần phải loại Trọng ngay từ đầu. Khi trở thành TBT, Trọng đã từng bước có tính toán liên kết với TCII, liên kết với Trương Tấn Sang, chặt từ từ bớt thế lực của Dũng ở dàn bí thư tỉnh, dàn đảng ủy khối CA, đảng ủy ở các tập đoàn kinh tế, ngân hàng, ban tuyên giáo, cũng như cô lập tướng CA Lê Hồng Anh, ngồi ở chức bí thư để kèm kẹp Trọng giùm cho Dũng. Lê Hồng Anh làm sao mà đối phó lại Trọng cho nổi!

Sai lầm thứ nhì là Dũng quá coi trọng bộ CA nên để xổng TC II lọt vào tay Trọng một cách dễ dàng. Nhờ có TC II trong tay, Trọng lần hồi khống chế lôi kéo được các tướng lãnh trong quân đội bất mãn Dũng do ăn chia quyền lợi kinh tế không đồng đều. Trọng cũng dùng Nguyễn Chí Vịnh kéo dài tiến trình mở cửa Cam Ranh để đường lối hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bị trì trệ, chậm chạp khiến Trọng có đủ thời giờ tìm thêm hậu thuẫn từ Bắc Kinh về tiền tài để mua chuộc các ủy viên TƯ khác trong đảng phản Dũng. Cũng giống như TBT Phiêu, Trọng dùng TC II để củng cố thế lực nhưng kín đáo và có tính toán hơn hẳn Phiêu. Dũng có thừa tiền nuôi TC II nhưng do quá khứ tai tiếng của TC II thời Lê Khả Phiêu nên Dũng bỏ lửng TC II cho QP quản lý. Do đó, TC II từng bước ngả vào TBT Trọng để có thêm quyền lực.

Điều sai lầm quan trọng nhất của thủ tướng Dũng là ông ta không có một kế hoạch cụ thể nào trong việc lật hay triệt tiêu Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn. Dũng chỉ lo chống đỡ sự tấn công của Trọng trong ôn hòa để duy trì sự thống nhất trong đảng mong cùng nhau thụ hưởng uy quyền tiền tài trong khi Trọng thì tìm đủ cách loại Dũng bằng mọi giá. Đơn giản là vì Dũng quá tin vào sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ mà quên đi "nước xa không chữa được lửa gần,” Trung Cộng ngày càng tung tài lực hậu thuẫn TBT Trọng công khai khiến vây cánh của Dũng bị đuối dần do mải lo chống đỡ hơn là phản công. 

Nay Dũng bị hất văng ra khỏi bộ chính trị là hoàn cảnh quá thuận lợi để TC II hoành hành trở lại. Bộ CA bao lâu nay được Dũng cưng chiều sẽ là mục tiêu thanh toán hàng đầu của TC II trong cuộc đấu đá dành quyền lực. Đương nhiên, tham vọng này không nằm ngoài chủ ý của TBT Trọng.

E. Nguyên nhân đối đầu giữa Trần Đại Quang và Tổng Cục II:

Khi bộ trưởng CA Trần Đại Quang viếng thăm TC II vào tháng 12 năm 2014 thì mọi người thấy ngay nỗ lực muốn dàn hòa giữa bộ CA và TC II, xóa bỏ hay cố tình làm giảm dần những căng thẳng xích mích trước đó. Mức độ dàn hòa sâu đến đâu chưa biết, nhưng mở đường cho Trần Đại Quang lôi kéo tăng thêm ảnh hưởng của riêng mình đối với TC II. Ông Quang yêu cầu TC II phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với bộ CA. Quang né tránh sai lầm của thủ tướng Dũng trước đó và tìm đủ cách lôi kéo TC II ra khỏi ảnh hưởng của bộ QP và hổ trợ Quang trong tương lai. 

Khi bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh thất lễ với bộ trưởng QP Hoa Kỳ là ông Carter buộc thủ tướng Dũng phải ra tay dạy cho Thanh một bài học, nhờ tướng Đỗ Bá Tỵ ra lệnh giam lỏng và tước hết binh quyền của Thanh vào tháng Sáu năm 2015 thì TC II phản đối và TBT Trọng đã gọi Trung Cộng ra mặt ép Dũng buông tay. Sau vụ này rồi, TC II biết rõ nếu Dũng ngồi lại sau ĐH đảng lần thứ 12 thì TC II hết đường sống nên tung hết lực khống chế thuyết phục các ủy viên bỏ phiếu truất phế Dũng để hưởng tài lực mua chuộc bởi Trung Cộng. 

Tướng Tỵ nghe theo lời thủ tướng Dũng thi hành vụ giam lỏng này nhưng bất thành khiến ông ta bị hất văng ra khỏi bộ QP. 

Bộ trưởng CA Trần Đại Quang biết đây là cơ hội ngàn vàng để khiến Phùng Quang Thanh không thể nào dòm ngó chức Chủ tịch nước được nữa nên gật đầu cộng tác với TBT Trọng và Trương Tấn sang cứu Phùng Quang Thanh ra khỏi sự giam lỏng. Quang đưa lính đến bộ QP giải cứu Thanh khiến Tỵ bị hỏng giò. Tuy nhiên, để mua chuộc và giảm bất mãn của các tướng tá quốc phòng theo chân tướng Tỵ, Quang hứa hẹn tăng cường mua vũ khí hiện đại như các tướng lãnh mong muốn để đối phó với Trung Cộng. Quang cũng ráng bao che khiến dàn tướng tá theo chân Đỗ Bá Tỵ còn nguyên tại chức, chỉ có mỗi mình tướng Tỵ là bị hất văng ra khỏi bộ QP nhưng vẫn còn là ủy viên TƯ đảng. Điều này khiến TC II lo ngại vì sợ tướng Tỵ sau này nếu có cơ hội có binh quyền trở lại sẽ bóp nát TC II trong chớp mắt.

Cho đến giờ phút này, vụ điều tra án mạng ở Yên Bái đã chìm xuồng. Không thanh toán các nạn nhân tại nhà riêng mà đi vào thẳng trụ sở tỉnh thanh toán là tác phong của bên quân đội, không phải tác phong thanh toán của cục an ninh thuộc bộ Công An. Thanh toán giữa ban ngày ban mặt tại trụ sở tỉnh sắp có cuộc họp người đi qua đi lại đông đúc chứng tỏ các sát thủ không hề sợ bị truy tố hay sợ có người biết. Đây cũng không phải là tác phong thanh toán của giới giang hồ buôn lậu gỗ như Cộng đảng tung tin đồn. Cho nên mọi nghi vấn khi điều tra vụ thanh toán tại Yên Bái bắt buộc sẽ phải dồn vào TC II hoặc bộ TLQK II. Tuy nhiên, bộ TLQK II dù có bất đồng hay ghét bí thư Cường ra mặt thì cũng không thể tùy tiện đi bắn một uy viên TƯ đảng ngay trụ sở. Như vậy, chỉ còn lại có TC II là nghi phạm lớn nhất bởi vì TC II có đầy đủ khả năng ám sát và có sự hậu thuẫn trực tiếp của TBT. Cục 11 của TC II có thể là cục đảm nhiệm vụ thanh toán này. Cục 11 của TC II chuyên về trách nhiệm nhổ mọi cái gai nguy hiểm cho TƯ đảng hay cho TBT. 

Phía bên CA Trần Đại Quang đúng ra đã có thể hý hửng đẩy người của mình vào ngồi ghế của ông Cường cho thêm thanh thế ở QK II sau khi lực lượng CA của Tô Lâm ồ ạt kéo lên Yên Bái dàn xếp sự việc nhưng TBT Trọng có lẽ đã đoán được tham vọng của ông Quang ngay từ đầu nên đưa ra một người vô thưởng vô phạt như bà Trà ra làm bí thư. Điều này khiến cho mọi người dễ dàng nhận thấy Trần Đại Quang đã trở thành nỗi lo sợ và là cái gai trong mắt TBT Trọng. Chỉ đúng một tháng sau vụ Yên Bái, TBT Trọng trở thành TBT đầu tiên ngồi trong đảng ủy bộ CA để xét việc. Rõ ràng, Chủ tịch nước tướng CA Trần Đại Quang hiểu rằng tính mạng mình đang bị TC II đe dọa và Quang có khả năng thuyết phục được TC II phản Trọng hay không thì cần thời gian để kiểm chứng. Hoặc là nếu Quang ỷ mình nắm cục An ninh trong bộ CA cũng đủ mạnh để phá vỡ sự kiểm soát của TBT Trọng đối với mình thì đương nhiên, bộ CA sẽ phải đương đầu bắn nhau đì đùng với TC II, một điều rất dễ xảy ra trong nay mai ở Hà Nội.

Bất luận là có vụ bộ CA bao che để ông phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh trốn thoát hay không thì TBT Trọng vẫn tìm cách không chế bộ CA lý do ông Quang đang có xu hướng thực hiện lời hứa của mình đối với bên quân đội, đó là mua thêm vũ khí để phòng chống Trung Cộng làm TBT Trọng rất khó xử trước chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Hơn nữa, tàn dư vây cánh tham nhũng của thủ tướng Dũng ồ ạt núp bóng Quang thì TBT Trọng không thể nào để yên.

Không cần Trương Tấn Sang tự là Tư Sâu viết bài than thở để nhắc nhở nền chính trị Việt Nam lắm trăn trở đa đoan để kêu gọi đoàn kết, Trần Đại Quang không ngu dại gì chọn con đường nhịn nhau để cùng sống như thủ tướng Dũng lầm lỡ trước kia nữa vì với sự can dự và hậu thuẫn sâu rộng của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, TBT Trọng sẽ không dại gì mà nhường hay chịu chia sẻ quyền lực của vây cánh mình cho bất cứ vây cánh nào khác trong đảng để cùng nhau hưởng tài lộc uy quyền. Phe TBT Trọng muốn gom trọn! Trần Đại Quang biết rõ điều đó và chắc chắn, Quang cần phải ở tư thế sẵn sàng phản công. Trần Đại Quang đang cố lôi kéo quân đội về phía mình, cố hòa giải những bất đồng giữa bộ CA và các tướng lãnh bộ QP. Khó khăn ở một chổ là, mọi động tĩnh bên bộ QP, TC II đều ngăn cản. Trần Đại Quang cần tướng Đỗ Bá Tỵ trở lại bộ QP để thảm sát người của TC II, bẻ gãy uy quyền của TBT Trọng càng sớm càng tốt!

Viên đạn của bên nào bay ra nhanh hơn, của TC II hay của bộ CA thì cần thời gian để trả lời, nhưng chắc chắc, sự hiện diện của bộ trưởng CA Trung Cộng Quách Thanh Côn ngay vào thời điểm này tại Hà Nội khiến Trần Đại Quang biết rõ là mình không còn nhiều thì giờ để chuẩn bị cho cuộc phản kích thẳng vào TC II hay TBT Trọng nữa. Có lẽ, ngoài Nguyễn Tấn Dũng ra, ngay cả Trần Đại Quang cũng không phải là đối thủ của TBT Trọng về khả năng đấu đá dành quyền lực. Hơn nữa, liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?

Nguyễn Trọng Dân 

(Dân Làm Báo)