Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Hãy hiểu cho đúng về minh bạch, tự do ngôn luận

Hãy hiểu cho đúng về minh bạch, tự do ngôn luận

bauxitevnMon 7:11 AM


Phạm Đoan Trang
Ông tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, hồi năm 2010, có viết hẳn một bài về… nhân quyền, trong đó ông phát biểu nhiều điều nhưng ý chính là nhân quyền của người Việt Nam thì khác với nhân quyền của người Mỹ và phương Tây (!). Bài viết chẳng có gì đáng nhớ, ngoài cái tít mang tính chấn chỉnh người đọc, đầy nghiêm khắc: “Hãy hiểu đúng về nhân quyền ở Việt Nam”. 
Bây giờ có lẽ cũng đã đến lúc để mượn cái tít ấy để kêu gọi (không phải chấn chỉnh) mọi người hiểu cho đúng về khái niệm minh bạch và tự do ngôn luận, biểu đạt.
Rất nhiều người Việt Nam hiểu nhầm khái niệm minh bạch, khi họ nghĩ “minh bạch” nghĩa là thông báo rõ ràng và đầy đủ về những việc mình làm cho công chúng trên Facebook, thậm chí cho cơ quan an ninh (!). Sự hiểu nhầm đó đương nhiên khiến họ bị phía an ninh lợi dụng ngay: Lực lượng này chỉ việc ngồi một chỗ, triệu tập/mời họ đến, điềm nhiên khai thác thông tin của họ một cách nhẹ nhàng, đơn giản, không phải nỗ lực gì. Thông tin sau đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì thì chỉ có an ninh biết, còn những người vừa “minh bạch” kia thì không biết hoặc cứ nghĩ là “chẳng có vấn đề gì đâu, tôi không sợ an ninh, tôi làm việc tốt mà, tôi đàng hoàng, minh bạch thông tin mà”.

Thật tiếc, họ đã đàng hoàng với những người không đàng hoàng. Họ đã bị lừa, bị lợi dụng. Chưa kể, những thông tin mà họ nghĩ là "chẳng có vấn đề gì đâu", cuối cùng sẽ bị những kẻ kia dùng để hại người khác, thậm chí hại chính họ.
Trong khi đó, minh bạch đúng nghĩa là sự chia sẻ thông tin của chính quyền đến người dân, của một cộng đồng hay tổ chức (kể cả doanh nghiệp) đến thành viên của nó. Minh bạch không phải là việc người dân cần làm với cơ quan công quyền; nó là việc mà chính quyền, cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước… phải làm với dân.
Bị hiểu nhầm tương tự là khái niệm “tự do biểu đạt”, “tự do ngôn luận”. Các dư luận viên lâu nay có thói quen mò vào trang của những người khác chính kiến, chửi bới, mỉa mai, khiêu khích, dạy đời… đủ cả, rồi tới khi bị chủ trang block thì ré lên: “Dân chủ mà thế à? Không tôn trọng tự do ngôn luậậậậ…n!”. 
Nhưng thực ra, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận là các quyền dân sự mà với nó, người dân có thể có quan điểm, có thể lên tiếng và vẫn được bảo vệ khỏi sự can thiệp tùy tiện từ phía chính quyền. Tức là, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận là quyền của người dân trong quan hệ với chính quyền. Nó chẳng có liên quan gì đến chuyện giữa hai người dân, một người nhảy bổ vào nhà người kia chửi bới, mỉa mai, khiêu khích, dạy đời… và bị tống cổ ra ngoài.
Minh bạch và quyền tự do nghĩa là thế, nhưng nhiều người không hiểu hoặc hiểu nhầm, nên mới thường để bị lực lượng an ninh và dư luận viên lợi dụng.
P. Đ. T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét