Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Bắc Triều Tiên trục xuất các ký giả nước ngoài

Bắc Triều Tiên trục xuất các ký giả nước ngoài 

09.05.2016
  • Brian Padden
Các nhà báo nước ngoài rời khỏi một địa điểm sau khi được Bình Nhưỡng thông báo rằng các kế hoạch đã thay đổi cho đến khi có thông báo mới, ngày 8/5/2016.
Các nhà báo nước ngoài rời khỏi một địa điểm sau khi được Bình Nhưỡng thông báo rằng các kế hoạch đã thay đổi cho đến khi có thông báo mới, ngày 8/5/2016.
Việc đối xử các nhà báo quốc tế tại Bắc Triều Tiên đang làm tổn hại hình ảnh của chính phủ Kim Jong Un được tô vẽ một cách cẩn thận tại đại hội đảng hiện đang được tiến hành tại Bình Nhưỡng.
Ngày hôm nay, Bắc Triều Tiên đã trục xuất một toán nhà báo của đài BBC, dường như là vì Bình Nhưỡng không hài lòng với những tường trình của đài này.
Ông Rupert Wingfield-Hayes, phóng viên của đài BBC tại Tokyo cùng với nhà sản xuất Maria Byrne và người quay phim Matthew Goddard bị bắt giữ hôm thứ Sáu vừa qua khi họ sắp rời Bắc Triều Tiên. Ông Wingfield-Hayes bị thẩm vấn trong 8 giờ đồng hồ.
Toán nhà báo của BBC đến Bắc Triều Tiên trước Đại hội Đảng Công nhân cùng với một phái đoàn gồm các khôi nguyên Giải Nobel đến Bình Nhưỡng để nghiên cứu.
Toán này cũng cùng với 130 nhà báo nước ngoài được mời để tường trình về lễ khai mạc Đại hội Đảng Công nhân Bắc Triều Tiên, một đại hội chính trị lớn nhất được tổ chức tại Bắc Triều Tiên trong nhiều thế hệ.
Tuy nhiên các nhà báo không được đến gần hàng ngàn đảng viên tụ tập nhân dịp này và các giới chức có thẩm quyền theo dõi chặt chẽ những hoạt động của nhà báo.
Quốc gia hạt nhân
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu tại Đại hội đảng Lao động ở Bình Nhưỡng, ngày 6/5/2016. Ông kim tuyên bố nước ông là một quốc gia hạt nhân nhưng ông nói thêm là ông tự chế không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi chủ quyền Bắc Triều Tiên bị xâm phạm.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu tại Đại hội đảng Lao động ở Bình Nhưỡng, ngày 6/5/2016. Ông kim tuyên bố nước ông là một quốc gia hạt nhân nhưng ông nói thêm là ông tự chế không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi chủ quyền Bắc Triều Tiên bị xâm phạm.
Đại hội Đảng đã nỗ lực chứng tỏ sự đoàn kết và ủng hộ chính sách "Byongjin" của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Chính sách này cùng một lúc đẩy mạnh phát triển kinh tế và vũ trang hạt nhân.
Mặc bộ âu phục khi đọc diễn văn trước Đại hội Đảng vào cuối tuần qua, ông Kim được vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Tuy nhiên các nhà phân tích nói ông không đưa ra đề nghị nghiêm chỉnh nào để giảm bới căng thẳng quốc tế về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Ông kim tuyên bố nước ông là một quốc gia hạt nhân nhưng ông nói thêm là ông tự chế không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi chủ quyền Bắc Triều Tiên bị xâm phạm. Ông Kim cũng nói ông muốn bình thường hóa các quan hệ với những quốc gia thù nghịch về việc này.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên Moon Sang-kyun ngày hôm nay bác bỏ lập trường và đề nghị tiếp xúc của Kim Jong Un.
“Lập trường trước sau như một của chúng tôi và cộng đồng quốc tế là chúng tôi không công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Chính phủ chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực để cho Bắc Triều Tiên từ bỏ sức mạnh hạt nhân xuyên qua những chế tài và áp lực.”
Ông Bong Young-shik, một nhà phân tích an ninh quốc gia tại Viện châu Á về Nghiên cứu chính sách ở Seoul cũng nghi ngờ về việc ông Kim Jong Un thực sự đưa ra một đề nghị nghiêm chỉnh để tham dự những cuộc thảo luận nhằm giảm những căng thẳng liên Triều.
“Tôi nghĩ là đề nghị này cần được cân nhắc để xem có ý nghĩa gì không hay là chỉ để dùng để che mắt thế giới là chế độ Bắc Triều Tiên có thể quan tâm đến việc làm giảm sút tình hình căng thẳng.”
Cộng đồng quốc tế, trong đó có đồng minh của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc và Nga, muốn chính phủ Kim Jong Un trở lại bàn hội nghị để bàn về việc dỡ bỏ chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy viện trợ kinh tế và đảm bảo an ninh.
Trong bài diễn văn, ông Kim Jong Un lại một lần nữa từ chối từ bỏ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên nhưng hứa “hoàn thành việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và nỗ lực phi hạt nhân hóa toàn cầu.”
Ông Kim Yong-hyun, một giáo sư nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại trường đại học Dongguk ở Seoul nói nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói rõ là ông không muốn thỏa hiệp.
“Bắc Triều Tiên đang nỗ lực để được công nhận hoàn toàn là một quốc gia hạt nhân, và trong tiến trình này, Bắc Triều Tiên cũng cố gắng tiếp cận Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân.”
Kinh tế
Nữ cảnh sát giao thông Bắc Triều Tiên đứng trước cờ Đảng trên đường phố Bình Nhưỡng, ngày 6/5/2016.
Nữ cảnh sát giao thông Bắc Triều Tiên đứng trước cờ Đảng trên đường phố Bình Nhưỡng, ngày 6/5/2016.
Kế hoạch kinh tế của ông Kim đưa ra một ít chi tiết nhưng ca ngợi hệ thống xã hội chủ nghĩa của nước này và hứa gia tăng sản lượng nông nghiệp, than đá và sản lượng của các nhà máy.
Ngân hàng trung ương Nam Triều Tiên nói năm 2014 tăng trưởng kinh tế của Bắc Triều Tiên là 1%. Tuy nhiên hầu hết những hoạt động kinh tế của miền Bắc được tiến hành tại thị trường tư nhân không chính thức đã tăng trưởng đều đặn trong những năm qua.
Giáo sư Andre Lankov, một nhà phân tích về Bắc Triều Tiên thuộc trường đại học Kookmin nói sự kiện là nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên không đề cập đến việc tư nhân hòa nền kinh tế tự nó là một sự mặc thị công nhận.
“Đây được xem như là một dấu hiệu cho thấy ông sẽ tiếp tục với chính sách kinh tế hiện hành, rất thiết yếu đối với những lực lượng thị trường tăng tưởng nhanh nhưng không được chú trọng đến, và điều này tốt.”
Nền kinh tế Bắc Triều Tiên sẽ bị tổn thương do những chế tài mới nhất của Liên hiệp quốc hạn chế việc mua bán các khoáng sản và cấm hầu hết những giao dịch ngân hàng.
Đại hội Đảng cầm quyền, hiện bước qua ngày thứ 4 là là Đại hội Đảng đầu tiên được tổ chức trong vòng 36 năm nay và diễn ra giữa những tin đồn là Bắc Triều Tiên sẽ sớm thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét