Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Việt Nam Cộng Hoà(Phần 2)

Việt Nam  Cộng Hoà(Phần 2)

Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa

Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.

Lập pháp

Trụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa; nay làNhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội vớiHạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) vàThượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[7]
Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[7]
Quốc hội có những quyền hạn sau:
  • Biểu quyết các đạo luật
  • Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp địnhquốc tế
  • Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh
  • Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
  • Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
  • Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.

Hành pháp

Tổng thống

Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:
  • Ban hành các đạo luật
  • Hoạch định chính sách quốc gia
  • Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
  • Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởngthị trưởngđô trưởng
  • Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
  • Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
  • Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
  • Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
  • Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.[7]

Phó Tổng thống

Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:
  • Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục
  • Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội
  • Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.

Chính quyền Trung ương

Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.
Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng:
  1. Bộ Ngoại giao
  2. Bộ Quốc phòng
  3. Bộ Nội vụ
  4. Bộ Thông tin
  5. Bộ Chiêu hồi
  6. Bộ Tài chánh
  7. Bộ Kinh tế
  8. Bộ Tư pháp
  9. Bộ Phát triển Nông thôn
  10. Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
  11. Bộ Công chánh
  12. Bộ Giao thông và Bưu điện
  13. Bộ Giáo dục
  14. Bộ Y tế
  15. Bộ Xã hội
  16. Bộ Lao động
  17. Bộ Cựu chiến binh
  18. Bộ Phát triển Sắc tộc
  19. Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:
  1. Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
  2. Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
  3. Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởnghoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).
Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.

Chính quyền địa phương

  • Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
  • Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.
  • Cấp quận (tương đương quận hay huyện ngày nay): đứng đầu là quận trưởng
  • Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng

Tư pháp

Luật pháp

Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Huế ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật (1883) áp dụng ở Nam Kỳ. Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam[8] ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng:
  • Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU[9]
  • Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU[10]
  • Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòng
  • Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLU
  • Bộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải;khánh tậnphá sản và thanh toán tư pháp.

Cơ quan Tư pháp Trung ương

Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòagồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:
  • Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
  • Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.
Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.
Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.
Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.
Giám sát viện có thẩm quyền:
  • Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũngđầu cơhối mại quyền thế
  • Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
  • Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
  • Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.

Cơ quan Tư pháp địa phương

Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).
Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ởHuế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.[11]

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1972 (theo CIA)
Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnhTam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa(17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956),Cà Mau (9/3/1956).
Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng TrịThừa ThiênQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HòaNinh Thuận,Bình ThuậnKon TumPleikuDarlac,Đồng Nai ThượngPhước Long (tên cũ:Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản),Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên HòaBình TuyPhước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây NinhGia ĐịnhLong An(gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường(tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh LongVĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên vàChâu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn.
Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồngvà Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.
Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đứcvà Phước Thành.
Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện.
Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín(31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962).
Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa(15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963).
Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc vàBạc Liêu.
Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965).
Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc.
Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:
Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.[12]
Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.[13]

Các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh

Bốn mươi bốn tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận[14] sau tăng lên 247 quận.[12] Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm.
Dưới quận là  và thôn. Toàn quốc có 2.589 xã.[15] Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã.[16] Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có HuếĐà NẵngQui NhơnNha TrangCam RanhĐà Lạt,Vũng TàuMỹ ThoCần Thơ và Rạch Giá.[17] Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị.[18]
Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962.
Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm.[19] Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người.[20]

Các quân khu

Diễn tập quân sự năm 1963
Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7,1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:
Khi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh.
Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu.

Quân sự


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét