Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Việt Nam Cộng Hoà(Phần 1)

Việt Nam Cộng Hòa
 1955–1975
Quốc kỳQuốc huy
Quốc kỳQuốc huy
Khẩu hiệu
Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm
Quốc ca
Tiếng gọi Công dân
Vị trí của Việt Nam Cộng hòa
Thủ đôSài Gòn
Ngôn ngữTiếng Việt
Chính thểCộng hòa tổng thống chế
Tổng thống
 - 1955-1963Ngô Đình Diệm
 - 1967-21/4/1975Nguyễn Văn Thiệu
 - 21/4/1975-28/4/1975Trần Văn Hương
 - 28/4/1975-30/4/1975Dương Văn Minh
Quốc trưởng
 - 30/1/1964 - 8/21964Nguyễn Khánh
 - 26/101964 - 14/61965Phan Khắc Sửu
Lập phápNghị viện
 - Thượng việnThượng viện Việt Nam Cộng Hòa
 - Hạ việnHạ viện Việt Nam Cộng Hòa
Thời đại lịch sửChiến tranh lạnh
 - Thay đổi chính thể (Đệ nhất Cộng hòa)26 tháng 10 năm1955
 - Đệ nhị Cộng hòa Việt Namtháng 4 năm 1967
 - Đầu hàng (Đệ nhị Cộng hòa)30 tháng 4 năm1975
Diện tích
 - 1973173.809 km²;(67.108 mi²)
Dân số
 - 1973 ước tính19.370.000 
     Mật độ111,4 /km²  (288,6 /mi²)


Quốc gia Việt Nam 1949-1955

Bài chi tiết: Quốc gia Việt Nam

Đệ nhất Cộng hòa 1955-1963

Vận động trưng cầu dân ý năm 1955 đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền
Sau Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, Ngô Đình Diệm truất phế quốc trưởng Bảo Đại để lên nắm quyền trở thành Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.[1] Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn và ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namtại miền Nam.
Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đi theo chủ nghĩa Cần lao Nhân vị. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế...
Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm bị xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần có nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật nhằm trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, mạng sống và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt).[2]Phong trào Đồng khởi năm 1960 (doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế độ. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chíphương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt NamNgô Đình DiệmNgô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA đã hậu thuẫn cho việc lật đổ này và McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên việc sát hại ba anh em Diệm-Nhu-Cẩn không phải là chủ trương của Hoa Kỳ.
Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ, về tài chính cũng như về quân sự, nhất là theo quan điểm một số người, sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao.

Thời kỳ quân quản 1963-1967

Hai tướng Nguyễn Cao Kỳ (người đầu tiên bên trái) và Nguyễn Văn Thiệu (thứ 6 từ trái sang phải) đại diện Việt Nam Cộng hòa tại hội nghịSEATO nhóm họp tại Manila năm 1966
Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nềnĐệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Trong thời gian 20 tháng miền Nam phải chứng kiến hơn 10 biến cố chính trị (chỉnh lý 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chốngHiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hương lên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chánh hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chánh hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt truất phế nhau cùng những chính phủ dân sự được dựng lên rồi phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáonhiều lần xuống đường biểu tình làm áp lực. Về mặt pháp lý bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính cách tạm thời như:[3]
  1. Hiến chương 4 tháng 11 năm 1963
  2. Hiến chương 7 tháng 2 năm 1964
  3. Hiến chương 16 tháng 8 năm 1964 (thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu)
  4. Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964.
Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam doLiên XôTrung Quốc và khối xã hội chủ nghĩa hậu thuẫn trong Chiến tranh Việt Nam.
Thứ tự sự kiện mở đầuHội đồng giám sát, cố vấnLãnh đạo quân độiThủ tướng chính phủ dân sựthời gian
1. Đảo chánh 1.11.1963Hội đồng Quân nhân Cách mạngDương Văn MinhNguyễn Ngọc Thơ11.1963-01.1964
2. Chỉnh lý 30.01.1964Hội đồng Quân nhân Cách mạngNguyễn Khánh01.1964-08.1964
3. Cải tổ 28.06.1964Ủy ban lãnh đạo lâm thời (Tam đầu chế)Nguyễn KhánhNguyễn Khánh08.1964-10.1964
4. Hiến chương 10.1964Thượng Hội đồng Quốc gia (dân sự)Nguyễn KhánhTrần Văn Hương10.1964-01.1965
5. Chính phủ Trần Văn Hương giải tán 27.01.1965Hội đồng Quân lựcNguyễn KhánhPhan Huy Quát02.1965-06.1965
6. Chính phủ Phan Huy Quát giải tán 14.06.1965Ủy ban Lãnh đạo Quốc giaNguyễn Văn ThiệuNguyễn Cao Kỳ06.1965-09.1967

Đệ nhị Cộng hòa 1967-1975

Tháng 6 năm 1966 (?), Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bảnHiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975[4].
Cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên như chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%.[5]
Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩQuốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh.[6] Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên.
Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris(được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định.
Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thốngDương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thay thế chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý miền Nam Việt Nam. Chính phủ mới này nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam cho đến khi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, sáp nhập hai chính phủ. Việt Nam chính thức thống nhất vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.

Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét