Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Trận Ain Jalut : kị binh Mamluk đánh bại kị binh Mông Cổ



Trận Ain Jalut : kị binh Mamluk đánh bại kị binh Mông Cổ


Từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227 thì đến năm 1229 Őgedei (Oa Khoát Đài) người con thứ ba lên nắm quyền Đại Hãn. Năm 1241 Őgedei chết thì con cả của ông ta là Güyük lên thay. Ông này làm đại Hãn được 3 năm thì cũng theo cha. Quyền lực chuyển sang dòng con út của Thành Cát Tư Hãn là Tolui. Tolui thì đã mất từ năm 1232, nhưng người con cả của ông là Möngke (Mông Kha), được hội đồng Kuriltai bầu lên làm Đại Hãn năm 1251.

Lúc lên ngôi, Möngke sai em thứ nhì là Kulibai (Hốt Tất Liệt) tấn công Nam Tống và em thứ ba là Hülagü sang mở rộng nam vương quốc Hồi giáo Khwarezm (vùng Iran-Ba Tư ngày nay), mà Thành Cát Tư Hãn đã chiếm năm 1224.

Hülagü phải tốn 3 năm chuẩn bị, nên năm 1253 mới khởi hành từ kinh đô Krakorum. Ông ta phải mất ba năm cho cuộc hành trình chục vạn dặm để đặt chân đến miền Trung Đông. Khi đến nơi, năm 1256, Hülagü lập tức nhắm vào kinh đô Hồi giáo tấn công.

Năm 1256, Hülagü tấn công các Assassin pháo đài, do một nhóm Hồi giáo dị biệt trấn giữ với một dãy các pháo đài trên đỉnh núi gần biển Caspian. Chung quanh các pháo đài này là các vùng đất khô cằn, trơ trọi.

Chuyện tấn công lên đây không phải dễ dàng. Quân Mông lần này mang theo những loại nỏ thật lớn. Theo Stephen Turnbull viết lại dựa vào sử gia Juvaini thì nỏ này được người Khitan (Liêu) thiết kế và có thể xếp lại được để di chuyển dễ dàng. Nó có thể phóng những mũi lao xa 2500 bộ. Các người bảo vệ assassin trả đũa lại bằng súng bắn đá vả nỏ thường khi quân Mông leo lên đồi. Quân Mông cho sứ giả đến kêu hàng, nhưng trong lúc đàm phàn họ tìm các điạ điểm tốt cho các vũ khí lớn của họ.

Kết quả họ đưa các loại vũ khí nặng lên các chỏm núi đá có cùng độ cao với mặt thành, rồi từ đó họ phóng đạn, đá, lao sang địch quân. Dù chống đở có phần hữu hiệu, nhưng dần dà các pháo thành này cũng chịu đầu hàng.

Năm 1258, Hülagü quay xuống tấn công giáo chủ Hồi ở thành Baghdad. Thành này chống cự mãnh liệt, đến nỗi Mông Cổ bắn hết đá mà vẫn không chịu thua. Dân trong thành, khấp khởi mừng thầm thì quân Mông đốn các cây chà là (Palm), chặt khúc bắn tiếp. Cuối cùng thành cũng bị thất thủ; vua-giáo chủ những người Hồi Al-Musta’sim bị giết.

Việc làm này làm sửng sốt Becke, một tín đồ Hồi giáo.

Ngày 18 tháng 12 năm 1259, Hülagü có thêm quân của Georgia, Armenia và Seljuk Rum gốc Anatolia (nay thuộc các vùng Thổ Nhĩ Kỳ, và ven Địa Trung Hải) vượt sông, mở cuộc tấn công sang thành Aleppo của địa phận Syria của đế quốc Ayyabid. Trong khi ấy, Hülagü cho tướng Ketbugha (sách khác phiên âm Kitbuqa) đem một đạo quân trinh sát đến Damascus . Thành Aleppo kháng cự được trên một tháng thì bị chiếm. Thành Homs bên dưới vội cử một phái đoàn đến xin hàng.

Ngay sau đó, Hülagü nghe tin anh ruột là Mongke đang làm đại hãn qua đời và người anh kế là Hốt Tất Liệt cùng người em út là Arige- Boke, đang tranh nhau cái ghế đại hãn. Ông vội đem đại quân quay về Krakorum, chỉ để lại 1 tjumen (10000) cho tướng Ketbugha tiếp tục công việc.

Tuy ít quân, nhưng tướng Ketbugha vẫn rất tự tín và vẫn cho quân đi cướp phá, trinh sát các vùng chung quanh, như Gaza, Hebron, Jerusalem và Nablus. Các đạo quân trên trở về Damascus bình yên.

Lúc quân Mông vây thành Aleppo rồi đạo quân của Ketbugha đến Damascus, thì Qutuz, Sultan của Mamluk lập tức có kế hoạch. Ngay khi ấy ông này nhận được thư của Ketbugha bắt phải thần phục. Ông ta liền cho giết sứ giả. Qutuz biết quân Mông không sớm thì muộn cũng đến gõ cửa Cairo của Mamluk, nên ông quyết định tiên hạ thủ vi cường. Ông liền cho quân tiến vào bán đảo Sinai do Thập Tự Quân kiểm soát. Ông cũng biết tin rằng quân Mông còn lại không phải là một lực lượng lớn. Qutuz cũng cho một đội trinh sát đi tiên phong dưới quyền chỉ huy của Baybars.

Đạo Thập Tự Quân, bây giờ nhìn thấy viễn ảnh một cuộc chạm trán giữa hai lực lượng Mông, Mamluk là không thể nào tránh nổi. “Bạng diệc tương trì, ngư ông đắc lợi” đó là kế koạch của đạo Thập Tự Quân. Họ quyết định đứng trung lập, nhưng thật ra lại ủng hộ ngầm Qutuz của Mamluk. Vì vậy Khi quân Mamluk tiến vào Sinai, nơi họ kiểm soát thì họ yên lặng, không phản đối.

Khi nghe tin quân Mamluk đã tiến đến vùng Palestine, Ketbugha thu tất cả quân của ông ta lại và tiến về phương nam. Đây là đạo quân ô hợp và tương đối nhỏ. Ông muốn chiếm lấy tiên cơ bằng sự lựa chọn một địa điểm tốt, rồi chờ địch. Nơi lựa chọn là Ain Jalut, phía tây bắc núi Gilboa. Nơi đây là một địa điểm rất tốt cho trận kị binh, bên cạnh là một đồng cỏ dùng cho ngựa ăn.

Đội quân tiền phong của Mamluk do Baybars chỉ huy đụng quân Mông nơi đây và bị đánh tan. Đạo này chạy về hợp với đại quân của Qutuz, rồi cùng tiến đến trận địa.

Ngay 3 tháng 9, 1260, quân Mamluk tiến vào Ain Jalut từ phía tây bắc. Quân Mông đánh tan cánh trái của Qutuz ngay lúc đầu. Nhưng Qutuz chấn chỉnh hàng ngũ, rồi tấn công làm quân Mông bị rung động. Qutuz lại dàn thế trận tiến đánh trực diện vào quân Mông. Theo Stephen Turnbull tìm tòi thì Qutuz đã cho quân cùng hét lên trước lúc xung trận câu sau đây: “Allah- Help your servant Qutuz against the Mongol!” (Thượng đế! Ngài hãy giúp cho người đầy tớ Qutuz chống lại quân Mông!)

Cả đoàn cùng xông lên đánh như hổ báo; quân Mông Cổ. Theo một trang trên website thì quân Mông bị thua là vì quân Mamluk đã biết dùng một loại vũ khí như lựu đạn cầm tay. Tiếng nổ làm ngưạ Mông Cổ không theo lệnh người điều khiển. Lúc này, các nhà hóa học người Á Rập cũng chế ra được thuốc nổ. Quân Mông miền tây đụng chạm với chất nổ chậm hơn so với quân đánh nước Kim chịu không nổi thải tháo chạy. Tướng Ketbugha bị giết chết.

Theo các nhà viết sách sử thì đây là trận thất bại đầu tiên mà quân Mông phải chịu. Họ không biết quân Mông cũng đã thất bại ở đồng bằng Bắc bộ năm 1258. Cũng theo một số sách (trong đó có cả quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400), hay một số trang website thì thông thường sau khi thất bại, Mông Cổ sẽ đem quân phục thù (như Đại Việt chẳng hạn), nhưng thua Ai Cập lần này Mông Cổ không thể đem quân trả thù. Tuy nhiên, đây là trận thua kị binh duy nhất của MC. Điều này làm cho thấy Mông Cổ không phải là một huyền thoại vô địch.

Như phần trên ta đã biết Beckec là con trai thứ ba của Jochi, người mà đã oán Thành Cát Tư Hãn, cùng Chagatai trong việc không cho hưởng đế quốc Khwarezm, lại cũng không được làm đại hãn. Ông này đã bỏ lên phía bắc và không bao giờ quay lại gặp cha, cùng nghe lệnh cha. Cái chết của ông cũng mờ ám, trước cái chết của Thành Cát Tư Hãn vài tháng và đã bị nghi ngờ chết vì độc của Thành Cát Tư Hãn hay Chagatai. Như vậy có thể Beccke, Batu hay Orda đều có thể không thích các người anh em chú bác.

Rồi đến khi Hülagü phá kinh đô Hồi giáo Baghdad, giết chết giáo chủ thì Becke đã giận vô cùng. Theo nhà sử gốc Ba Tư Rashīt ai-Dīn thì Becke đã nói với các binh sĩ Mông và Hồi về việc này như sau: “He (Hülagü) has sacked all cities of Muslim, and has bought about the death of Caliph. With the help of God, I will call him to account for so much innocent blood” (Hắn đã tấn công vây hãm tất cả các thành của Hồi giáo và đem đến cái chết của Giáo Chủ. Với sự giúp của Thượng Đế, tôi sẽ bắt hắn giải thích về quá nhiều cái chết oan.) Theo wikipedia thì lời nói này đã trích từ quyển The Mongol Warlords- và lời này tìm thấy trong The Mamluk-Illhanid War.

Tuy nhiên Becke không tấn công quan Mông liền mà chờ cho đến khi Hülagü quay trở lại Trung Đông năm 1262.

Rồi sau đó, có các cuộc chiến giữa Mông Cổ với Mông Cổ. Năm 1263 quân của Hülagü đã bị thảm bại tại Georgia. Chẳng bao lâu sau quân Golden Horde lại nghiền nát quân Hülagü lần nữa trên bờ sông Terek bởi tướng Nogai cháu của Becke. Cuối cùng Hülagü phải rút quân và chết 3 ba năm sau đó.

( Hiệp Võ /viethoc.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét