Tân Nguyên sử /Liệt truyện /Ngoại quốc /An Nam
Tích Dã dịch/ viethoc.org
An Nam, xưa xưng là Hiệu Chỉ [tức là Giao Chỉ], vốn là đất quận Nhật Nam thời Hán [gồm cả quận Giao Chỉ, Cửu Chân]. Năm Điều Lộ đầu tiên thời Đường Cao Tông, đổi là An Nam Đô Hộ Phủ, thuộc Lĩnh Nam Đạo, tên gọi An Nam bắt đầu từ đấy. Giữa niên hiệu Trinh Minh thời Hậu Lương [thời Ngũ Đại], bắt đầu bị thổ hào Khúc Thừa Mĩ chiếm lấy, Lưu Ẩn của Nam Hán đánh Thừa Mĩ, bắt lấy, chiếm lấy đất này. Lại bị Tướng ở Ái Châu là Dương Đình Nghệ chiếm, tướng trong Châu là Ngô Xương Ngập đoạt lại, truyền đến em ông ta là Xương Văn. Năm Khai Bảo thứ bảy thời Tống, sai sứ giá triều cống, bắt đầu phong Giao Chỉ Quận Vương, từ đây bỏ làm ngoại vực. Sau bị tướng của đất này là Lê Hoàn soán đoạt, con cháu của Hoàn lại bị Đại hiệu Lí Công Uẩn soán đoạt. Con cháu của Công Uẩn là Hạo {gọi là Sơn} [Tống sử gọi là Sảm] không có con, lấy con gái là Chiêu Thịnh làm chủ việc nước. Năm Thiệu Nhất thứ ba thời Lí Tông, Chiêu Thịnh nhường ngôi vị cho chồng là Trần Nhật Quýnh, họ Trần rút cuộc có nước này. Năm Cảnh Định thứ ba thời Tống, phong Nhật Quýnh làm Thái Vương, lấy con của ông ta là Quang Hạo làm Quốc vương.
Năm thứ bảy thời Hiến Tông, Đại tướng Ngột Lương Hợp Thai đã dẹp yên Đại Lý, đem binh hướng đến Giao Chỉ, nhiều lần sai sứ giả dụ hàng, đều không quay lại, do đó chia đường đến đánh. Quân đến sông Thao, Nhật Chiêu [tức là Trần Nhật Quýnh] sai binh cưỡi voi đánh trả. Con của Ngột Lương Hợp Thai là A Thuật, mười tám tuổi, đem quân bắn tên giỏi bắn voi ấy, voi kinh sợ chạy lại giẫm xéo, quân nước này bèn tan vỡ hết. Ngày sau, Nhật Quýnh cắt đứt cầu Phù Lỗ ở bờ bên mà bày trận. Đại quân không đo sông nông sâu, men theo sông ngẩng trên không bắn tên, tên rơi xuống nước mà không nổi, biết là chỗ nông, liền lấy kị binh vượt qua. Nhật Quýnh thua chạy, chém con họ hàng của ông ta là Phú Lương Hầu. Ở trong thành, bắt được ba sứ giả lúc trước, đưa ra khỏi ngục, thân bị trói, cởi dây trói ra, một sứ giả chết, rồi phá thành này. Ở lại chín ngày, vì khí nóng rút quân, lấy hai sứ giả dụ Nhật Quýnh theo về…
Năm thứ hai muơi mốt, lại sai Trung đại phu Trần Khiêm Phủ cống chén ngọc, bình vàng, dây ngọc trai, áo vàng cùng vượn trắng, bồ câu xanh. Lúc đầu, Trấn Nam Vương Thoát Hoan nhận mệnh đánh Chiêm Thành, sai Kinh Hồ Hành tỉnh Tả thừa Đường Ngột Trường, Hữu thừa Toa Đô đem binh đến hội họp.
Hoàng Đế ngờ An Nam cùng Chiêm Thành qua lại điệp văn, nay quân đi mượn đường ở nước này, vả lại yêu cầu Nhật Hối vận lương đến Chiêm Thành giúp quân. Vì thế ra lệnh Ngạc Châu Đạt lỗ Hoa xích Triệu Chứ Chuy cáo dụ. Đến lúc quan quân đến huyện Hành Sơn, nghe tin Nhật Hối cùng binh của anh là Hưng Đạo Vương Trần Tuấn chống giữ ở bờ cõi, nói với Nhà vua là nước này đến Chiêm Thành bờ sông đều không thuận tiện, muốn dâng quân lương. Lúc đến Vĩnh Châu, đưa văn thư ra lệnh Nhật Hối sửa đường nghênh đón.
Đến châu Tư Minh, Vương [Trấn Nam Vương] lại ra lệnh coi sóc. Đến Lộc Châu, nghe tin Nhật Hối giấu binh ở huyện Khâu Ôn, đường quan ải ở núi Khâu Cấp, rồi chia quân hai đường cùng tiến, Vạn hộ Lí La Hợp Đáp Hòa, Chiêu thảo sứ Tề Thâm theo đường phía tây, đi huyện Khâu Ôn tiến lên, Khiếp Tiết Tản Lược Nhi, Vạn hộ Lí Bang Hiến đi đường phía đông, theo núi Khâu Cấp tiến lên, Vương lấy đại binh theo sau, lại sai Tổng vả A Lí cáo dụ việc dấy binh, thực là vì Chiêm Thành, không vì An Nam vậy.
Đến huyện Cấp Bảo, quân An Nam ngầm không tiến, quân ở phía đông phá cửa Anh Nhi của ải Khả Li, bắt được gián điệp là Đỗ Vĩ đem chém. Đến ải Động Bản, lại gặp quân An Nam, đánh bại. Vừa gặp Tuấn [Hưng Đạo Vương Trần Tuấn] ở ải Nội Bàng, tiến binh đến thôn Biện Trụ, dụ ông ta rút quân mở đường để đón quân của Nhà vua, không theo. Quan quân chia sáu đường đến đánh, đến sông Vạn Kiếp, phá hết cả ải. Tuấn còn tụ tập thuyền hơn nghìn chiếc, cách Vạn Kiếp mười dặm mà bày trận, các cánh thủy quân nhiều lần đánh đều cùng thắng. Vương cùng Hành tỉnh quan tự mình đến bờ đông xem xét, đoạt lấy thuyền hơn hai mươi chiếc, Tuấn thua chạy. Quan quân nhân lúc nhàn rỗi buộc bè làm cầu, vượt sông Phú Lương, lúc đó quân ở phía tây cũng phá ải Chi Lăng.
Tháng giêng năm sau, Nhật Hối tự đem mười vạn quân, cùng quan quân đánh lớn ở Bài Than, Nguyên súy Ô Ma Nhi, Chiêu thảo sứ Nạp Hải, Trấn phủ Tôn Lâm Đức đánh bại. Nhật Hối rút về giữ, vượt qua sông Lô, lại thua chạy, bèn ra lệnh Nguyễn GIao Duệ dâng thư tạ tội, lại xin rút quân. Đại quân vượt sông, đắp lũy dưới thành An Nam.
Ngày sau, Vương vào đô của nước này, biết Nhật Hối tiếm xưng Đại Việt Quốc Chủ Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Lí Hoàng Đế, truyền ngôi vị cho Thái tử, dùng “Ấn Hạo Thiên Thành Mênh”. Nhật Hối thì giữ ngôi vị Thái thượng hoàng. Kiến lập Quốc vương, giao cho con của Nhật Hối, dùng niên hiệu Thiệu Bảo. Ở trong năm cửa Quan thất, tấm biển treo là cửa Đại Hưng, bên trái cửa bên, Thư Thiên An Ngự Điện có chín phòng ở điện chính, Thư Triều Thiên Các ở cửa chính nam. Lúc quân An Nam bỏ thuyền lên bờ vẫn còn đông, Nhật Hối dẫn họ hàng, quan lại đến Thiên Trường, Trường An đồn đóng, Tuấn lại lĩnh binh thuyền tụ tập ở cửa sông Vạn Kiếp chỉnh sửa quân để chống cự.
Gặp lúc Đường Ngột Niên, Toa Đô đốc binh trở về từ Chiêm Thành, cùng đại quân hội họp. Chia sai Hữu thừa Khoan Triệt, dẫn Vạn hộ Mang Cổ Niên, Lí La Cáp Đáp Nhĩ [Nguyên sử chép là Lí La Hợp Đáp Nhi] theo đường bộ, Tả thừa Lí Hằng dẫn Ô Mã Nhĩ [Ô Mã Nhi] theo đường thủy, đánh bại binh thuyền ở phía đông. Nhật Hối sai em mình là Văn Chiêu Vương Trần Trần Duật Hầu, Trịnh Đình Toản đánh chống ở Nghĩa An, lại thua. Con anh của ông ta là Chương Hiến Hầu Trần lại thua ở Hải Khẩu, Kiện đem binh của mình hàng. Qua ba ngày, Trấn Nam Vương đuổi phá Nhật Hối ở sônh Đại Hoàng. Nhật Hối sợ, sai người trong họ là Trung Hiến Hầu Trần Dương xin hòa, sai Cận thị là Đào Kiên dâng người con gái đẹp của nước đến trong quân, xin bãi binh. Trấn Nam Vương sai Ngải thiên hộ dụ nói: “Đã xin hòa, sao không cúi mình đến bàn bạc”. Nhật Hối không nghe, đến cửa biển An Bang, bỏ mái chèo thuyền, đồ áo giáp, khí trượng, trốn tránh ở trong hang núi. Quan quân bắt được thuyền vạn chiếc, chọn cái tốt để dùng, còn lại đều đốt bỏ.
Nhật Hối chạy đến phủ Thanh Hóa, em của ông ta là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đem người trong họ là Tú Viên cùng vợ con, quan lại đến hàng. Nhật Hối sai người trong họ là Trung Hiến Hầu Trần Dương cùng Nguyễn Duệ đến xin hòa, Vương giữ lại trong quân.
Các tướng thấy người An Nam tuy nhiều lần thua, nhưng thêm quân thêm nhiều. Mưa nắng bệnh dịch phát tác, chết, bị thương cũng nhiều, Chiêm Thành đã không thể đến, nhanh tính kế rút quân. Vương không được rồi, dẫn quân về.
Đến sông Như Nguyệt, Nhật Hối sai binh đuổi theo hậu quân, đi đến sông Sách, chưa kịp vượt qua, tên trong rừng bắn ra, Toa Đô, Lí Hằng đều trúng tên lạc chết, quan quân ra sức đánh, che chở Vương ra khỏi bờ cõi, quân chết quá nửa. Nguyễn Duệ trốn trong đầm cỏ, muốn bỏ đi, quan quân bắt chém đi. Thất bại ấy là vào năm Chí Nguyên thứ hai mươi hai vậy. Nghe việc này, Hoàng Đế giận lắm, bèn bãi binh đi đánh Nhật Bản, phát động lớn đánh An Nam.
Năm đó [năm Chí Đức thứ hai mươi tư], Nhật Hối sai Nguyễn Nghĩa Toàn, Nguyễn Đức Vinh vào cống, Hoàng Đế giữ Nghĩa Toàn ở lại kinh sư. Hồ Nam Tỉnh thần Ti Ca nói với Nhà vua: “Nhiều năm đánh Nhật Bản cùng dùng binh ở Chiêm Thành, trăm họ mệt mỏi vì vận chuyển, quân sĩ trải qua chướng khí phần nhiều chết, tổn hại, quần thần than thở, bốn dân bỏ việc làm. Nay lại có việc Giao Chỉ, kinh động dân chúng trăm vạn, không thương xót quân dân vậy. Nên cởi sức của trăm họ, chứa lương thực, sửa giáp binh, đợi đến năm thiên trời dần thuận lợi, rồi mới phát động lớn chưa muộn”. Chiếu năm nay ra lệnh Ích Tắc tạm ở Ngạc Châu.
Năm sau, lấy A Bát Xích làm Chinh Giao Chỉ Hành tỉnh Tả thừa, phát quân Mông Cổ, Hán, Khoán ở ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng bảy vạn người, thuyền năm trăm chiếc, quân Vân Nam sáu nghìn người, quân Lê ở bốn châu ngoài biển một vạn năm nghìn người, Hải đạo Vạn hộ Trương Văn Hổ vận lương mười bảy vạn thạch, chia đường đánh An Nam. Lấy Áo Lỗ Xích làm Bình chương Chính sự, Ô Mã Nhĩ, Phàn Tiếp làm Tham tri Chính sự, đều chịu sự tiết chế của Trấn Nam Vương. Nhật Hối sai Trung đại phu Nguyễn Văn Thông vào cống.
Tháng mười một, quân đến châu Tư Minh, giữ binh hai nghìn người để Vạn hộ Hạ Chỉ, Trương Ngọc thống lĩnh, lệnh Hữu thừa Trình Bằng Phi đem binh Hán Khoán vạn người đi đường phía tây vào Vĩnh Bình, Áo Lỗ Xích đem vạn người theo Vương đi đường phía đông vào cửa quan Nữ Nhi. Tiếp cùng Ô Mã Nhĩ đem quân thuyền đi đường biển, vượt qua Ngọc Sơn, Song Môn, cửa An Bang, gặp hơn bốn trăm thuyền giặc, đánh bại được, chiếm lấy thuyền ấy, Bằng Phi qua ba cửa quan Lão Thử, Hãm Sa, Tì Trúc, đánh mười bảy trận, đều thắng. Trấn Nam Vương tiến đến cảng Mao La, đánh trại Phù Sơn phá được. Vương ra lệnh Trình Bằng Phi lấy binh hai vạn người giữ cửa Vạn Kiếp, lại sửa hai hàng rào ở núi Phổ Lại, Chí Linh. Ra lệnh Ô Mã Nhĩ, A Bát Xích hội họp quân thủy bộ đến gần thành An Nam. Vương đem các quân vượt sông Phú Lương, đến dưới thành. Nhật Hối chạy chạy đến lũy Cảm Nam, Vương đánh chiếm được thành.
Tháng giêng năm thứ hai mươi lăm, Nhật Hối cùng con mình chạy vào biển, đuổi theo không kịp. Sai Ô Mã Nhĩ theo cửa Đại Bàng đón thuyền lương của Văn Hổ. Lúc thuyền của Văn Hổ đến núi Vân Đồn, gặp quân giặc, giết khoảng ngang nhau, đến biển Lục Thủy, thuyền giặc thêm nhiều, nghĩ không chống được, vả lại thuyền gắn vào nhau không thể đi, bèn ném gạo xuống biển, rồi tự mình đi nhanh đến Quỳnh Châu. Bấy giờ quan quân thiếu lương, chia đường vào núi tìm lương. Vương tự dẫn binh về Vạn Kiếp. A Bát Xích đem tiền phong chiếm cửa quan, buộc cầu, phá cửa Tam Giang, đánh chiếm ba mươi hai lũy, lấy được gạo hơn mười một vạn ba nghìn thạch. Ô Mã Nhĩ theo cửa Đại Than đi nhanh đến Tháp Sơn, gặp hơn nghìn thuyền giặc, đánh bại được, đến cửa biển An Bang, đón thuyền lương của Văn Hổ không đến, lại về Vạn Kiếp, lấy được gạo hơn bốn vạn thạch, chia binh đồn ở hai hàng rào Phổ Lại, Chí Linh. Nhật Hối sai anh họ là Hưng Vũ Vương Trần Tung thường đến hẹn hàng, có ý kéo dài thời gian quân ta. Buổi đêm, lại sai quân liều chết đánh cướp doanh của các tướng. Trấn Nam Vương giận, ra lệnh Vạn hộ Giải Chấn đốt đô thành của nước này, tả hữu ngăn dừng lại.
Tổng quản Cổ Nhược Ngu nói: “Quân có thể về, không thể giữ”. Các tướng lại nói khí trời đã nóng, lương lại hết, nên rút quân. Vương theo lời ấy. Giao cho Tiếp cùng Ô Mã Nhĩ theo đường thủy đi trước, bị quân An Nam ngăn chặn, toàn quân thua chết cả. Bằng Phi chọn quân tinh nhuệ che chở Vương về, đến cửa quan Nội Bàng, quân An Nam tụ tập lớn, may mà Vạn hộ Trương Quân lấy quân tinh nhuệ ba nghìn người đi sau che chở, ra sức đánh ra khỏi cửa quan. Dò xét biết Nhật Hối chia binh hơn ba mươi vạn, giữ cửa quan Nữ Nhi cùng núi Khâu Cấp, trải dài hơn trăm dặm chặn đường về. Các quân đánh vừa đi, người An Nam ở chỗ cao bắn tên độc,Trương Ngọc, A Bát Xích đều chết. Vương theo đường huyện Đan Kỉ đi nhanh đến Lộc Châu, dò đường đến châu Tư Minh, ra lệnh Áo Lỗ Xích lấy các quân về phía bắc…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét