Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Đổ lỗi

 

Đổ lỗi

Đỗ Ngà

Trách nhiệm là của liên Bộ Tài chính-Công thương

 

 Nguyễn Tiến Tường 

 

Người dân cần hiểu vì sao không mua được xăng. Vì theo suy nghĩ của họ, cây xăng găm hàng chờ tăng giá.

Nhưng cây xăng lại nói: Có xăng để bán đâu mà găm! 

Nguyên nhân thiếu xăng một phần do nguồn nhập khẩu giảm mạnh. Nhưng nguyên nhân khác là do sự quan liêu trong quản lý của liên Bộ Tài chính - Công thương. 

Báo Thanh Niên dẫn lời các chuyên gia kinh tế, nói thẳng: Bộ quản lý cần nhìn nhận đúng vai trò của mình, chứ cách hành xử hiện nay là có vẻ “né tránh” trách nhiệm, cứ đổ cho “gian thương” bán lẻ xăng dầu thì khá bất hợp lý! 

Bộ sai chỗ nào? 

UBND TP.HCM cho rằng có tình trạng các thương nhân phân phối không chủ động nhập hàng để kinh doanh vì bị thua lỗ thời gian dài. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu bị hạn chế, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có chiết khấu để bảo đảm bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh.

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú thì cho rằng do chi phí định mức vận chuyển xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về kho các DN nhập khẩu và thương nhân phân phối được quy định từ năm 2014 đến nay đã quá lạc hậu. “Bộ Công Thương đề xuất tăng chi phí nhiều lần, Bộ Tài chính lại chần chừ lần nọ sang lần kia. Đó là nguyên nhân của các nguyên nhân”, ông Phú nói. 

Nghị định 95 quy định giá xăng dầu do liên bộ Công Thương - Tài chính xác định theo nguyên tắc tính bình quân sốngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở theo giá giao dịch trên thị trường quốc tế. 

Nghĩa là tính bình quân của khoảng 10 ngày sát gần ngày công bố giá cơ sở nhất. Như vậy, DN mua xăng dầu phải chịu giá vốn của hàng tồn kho được tính trên giá xăng dầu thế giới từ 20 ngày trước đó. Nếu 10 ngày trước đó mua giá cao thì xem như DN lỗ trắng nếu chu kỳ điều hành giá bán kỳ sau giảm. Tương tự, nếu giá thế giới liên tục giảm và các kỳ điều hành giá bán lẻ liên tục giảm thì DN đầu mối liên tục bị lỗ, kéo theo chiết khấu liên tục bị bóp lại đến 0 đồng, thậm chí là âm khi cộng thêm phí vận chuyển.

Thế nên, chính sách áp giá bán xăng dầu theo mệnh lệnh hành chính, nguồn nhập khẩu giảm mạnh là nguyên nhân đẩy tình trạng đến hỗn loạn như mấy ngày qua.

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều DN kinh doanh xăng dầu bức xúc nói do Bộ Tài chính “không chịu” cập nhật chi phí đưa xăng dầu về cảng, chi phí định mức… trong thời gian dài, để DN nhập khẩu, phân phối gồng lỗ, rồi đẩy lỗ xuống cho DN bán lẻ là khâu cuối, chính DN bán lẻ không chịu nổi, dẫn đến thị trường hỗn loạn. 

Cho đến lúc này, giữa các phản hồi qua lại giữa 2 bộ Công Thương và Tài chính cho thấy, số DN đầu mối tạm ngưng nhập khẩu là có thật, sản lượng nhập giảm mạnh cũng có thật. Như vậy, tỷ lệ xăng dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước đến nay thế nào? Làm thế nào để xác thực được việc chiết khấu thỏa đáng trong khi toàn bộ định mức chi phí đầu vào cho đến giá bán lẻ đều do liên bộ quy định? 

Trách nhiệm ở đây là của 2 bộ quản lý!

Thế nhưng, đọc báo thấy cách trả lời của hai bộ, không khác gì các ông quan ngồi đánh tổ tôm trong chuyện “Sống chết mặc bay”. 

Quan liêu hách dịch dân nào chịu đựng nổi!

Theo thông tin của Bộ Công thương cho biết, hiện nay cả nước có 36 doanh nghiệp đầu mối nhập và phân phối xăng dầu. Thị phần được chia như sau: Petrolimex chiếm 50%, PVOil 20%, Thanh Lễ 8%, Sài Gòn Petro 7%, Mipec 5%. Như vậy 5 doanh nghiệp lớn đã chiếm 90% thị phần, 31 doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 10%, không đáng kể. 

 

Cho đến nay, các doanh nghiệp được nhập và phân phối xăng dầu đều là doanh nghiệp nhà nước. Cho nên dù là nhiều đầu mối nhập xăng dầu nhưng tất cả đều thộc một ông chủ chung, đó là “nhà nước”. Như vậy về hình thức thì có vẻ như ngành xăng dầu Việt Nam có tính “thị trường” nhưng thực chất nó vận hành theo mệnh lệnh. Mệnh lệnh về giá được ban ra bởi Bộ Tài chính.

 

Hiện nay nhiệm vụ dự trữ xăng dầu để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước được giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đơn vị chủ quản của PVOil) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (đơn vị chủ quản của Petrolimex). Hai tập đoàn này có quyền tổ chức xây dựng, tổ chức mua dầu thô dự trữ theo tiến độ; quản lý, bảo dưỡng, duy trì kho dự trữ dầu thô. Còn xăng dầu thành phẩm thì các đơn vị nhập phải đảm bảo dự trữ.

 

Nói về xăng dầu thành phẩm, chỉ riêng Petrolimex và PVOil đã chiếm đến 70% thị phần. Như vậy để cho toàn Miền Nam thiếu xăng dầu thì hai doanh nghiệp này bị quy trách nhiệm nặng nhất. 

 

Được biết, theo kế hoạch được vạch ra của Bộ Công Thương, từ năm 2016 - 2025, dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 15 ngày đối với dầu thô, 10 ngày đối với sản phẩm xăng dầu trong điều kiện vận hành bình thường. Thế mà từ nhiều năm qua, xăng dầu dự trữ không đủ cho 7 ngày. Đó là con số thông báo trên truyền thông, còn con số thực thì hiện nay đã rõ, nguồn dự trữ đã cạn.

 

Xăng dầu Việt Nam được điều hành theo cơ chế phi thị trường. Cơ chế điều hành theo mệnh lệnh. Giá xăng dầu được tính cộng giá nhập khẩu, các loại thuế phí và còn cộng thêm lợi nhuận định mức trên mỗi lít xăng dầu bán ra. Đó là mệnh lệnh.

 

So với nhu cầu dự trữ xăng dầu tối thiểu 10 ngày, thì các ông lớn ngành xăng dầu bao năm nay chỉ dự trữ chưa tới 7 ngày (theo Bộ Công Thương nói thế). Nghĩa là các ông lớn nhập ít hơn so với yêu cầu đề ra. Tại sao các ông lớn này cứng đầu dám đem an ninh năng lượng cho quốc gia ra đùa cợt vậy? Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Vì lợi ích nhóm.

 

Giảm nhập thì các tập đoàn xăng dầu đỡ tốn đầu tư kho bãi để trữ, đỡ tốn nhân công bảo vệ, đỡ bị chôn vốn vào lượng xăng dầu nằm kho. Nghĩa là các tập đoàn ngành xăng dầu nhà nước xem lợi ích của nó hơn lợi ích quốc gia, và tất nhiên là bọn họ coi sự an toàn kinh tế của đời sống toàn dân chả là cái đinh gì cả. Đó là lý do chính, còn họ có thiếu ngoại tệ để nhập xăng dầu hay không thì có lẽ tôi sẽ có bài phân tích khác nếu có thời gian.

 

Khi dự trữ xăng dầu quá mỏng so với nhu cầu và vẫn cứ nhập ít và trữ ít thì cũng tới ngày cạn xăng dầu làm xã hội loạn cả lên. Và kết quả là những ngày qua toàn Miền Nam thiếu xăng dầu nghiêm trọng Khi hiện tượng thiếu xăng dầu diễn ra thì có thể kết luận trong kho của các ông lớn ngành xăng dầu đang cạn dự trữ. Không biết lượng dầu thô dự trữ có kịp lọc để bù thiếu hụt hay không? Và liệu họ có tăng nhập hay không? Đây là lời cảnh tỉnh cho những ông lớn ngành xăng dầu, đừng lấy an toàn năng lượng của toàn dân ra đùa. 

 

Những ngày qua, báo chí đã tập trung đổ lỗi cho các cây xăng là “không chịu nhập xăng để bán”. Các cây xăng thì thanh minh là vì “chiết khấu 0 đồng” nên họ không thể nhập hàng để bán. Vấn đề là tại sao phải dùng công cụ “chiết khấu 0 đồng”? Công cụ này trong tay mấy ông đầu mối phân phối xăng dầu kia mà? Thực ra mục đích của “chiết khấu 0 đồng” là làm giảm số lượng cây xăng kinh doanh, vì nếu cấp hết cho mọi cây xăng là không đủ. Mà xăng không đủ cấp cho là lỗi do ai? Lỗi ở các ông đầu mối. “Chiết khấu 0 đồng” là cách họ đẩy trách nhiệm cho các cây xăng còn chính họ đã đem an nguy nền kinh tế, đem sự an nguy của đời sống dân sinh ra đổi lấy lợi ích cho họ thì họ lại giấu. Khốn nạn!

Đ.N. 

Nguồn: FB SOI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét