Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga và cuộc chiến ở Ukraine (Phần II) Quan hệ Nga - Trung

 

Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga và cuộc chiến ở Ukraine (Phần II) Quan hệ Nga - Trung

Thục-Quyên phỏng dịch bài phỏng vấn Zhang Yunhuacủa Sabine Peschel 12.05.2022

Ảnh hưởng của sự rạn nứt toàn cầu bởi cuộc chiến Ukraine. 

Ngay cả khi không có chiến tranh, toàn cầu hóa đã bước vào giai đoạn thứ ba. Điều này có nghĩa là các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng đa dạng hơn trong tương lai, ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn. Một dòng vốn nhất định đang thất thoát từ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các nước phi dân chủ. Trước đây, Trung Quốc chỉ chú trọng đến hai khu vực, Mỹ là thị trường lớn nhất và Liên minh Âu châu. Trung Quốc đã thay đổi hướng đi, bởi vì bây giờ các nước ASEAN đã thành đối tác thương mại lớn nhất, không còn là Mỹ, cũng không còn là Liên minh Âu châu.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các nước phương Tây. Bởi vì khi nói đến mãi lực, thì tất nhiên sức mua lớn nhất không phải ở các nước ASEAN, mà là ở thế giới phương Tây. Xuất khẩu là cơ sở quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặt khác, việc chuyển giao công nghệ then chốt từ Mỹ sang Trung Quốc gần như không thể thực hiện được nữa. Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong tương lai sẽ không suôn sẻ, và tốc độ phát triển sẽ tự động chậm lại. Tập Cận Bình sẽ ngày càng tập trung vào thị trường trong nước và thị trường của các nước phi dân chủ.

"Liên minh của những kẻ chuyên quyền"

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga có là một mối đe dọa đối cho phương Tây?

Trong vấn đề Đài Loan, Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự. 

Liên quan tới Âu châu, mục đích của Trung Quốc là chia rẽ Liên minh Âu châu để làm suy yếu khối này. Và trên thực tế, thực sự là toàn bộ châu Âu đã hành động trái ngược nhau trong những năm gần đây. Điều đó tốt cho Trung Quốc. Kể từ khi chiến tranh xảy ra, tình hình đã thay đổi, nhưng bất chấp điều này, Trung Quốc sẽ nắm bắt mọi cơ hội để đẩy mạnh sự chia rẽ. Ví dụ, Trung Quốc đã chuyển giao tên lửa phòng không cho Serbia vào tháng Tư. Về khía cạnh này, Trung Quốc thực sự là một mối đe dọa.

Một thí dụ khác là Trung Quốc muốn thành lập chi nhánh của Đại học Phúc Đán Thượng Hải ở Budapest (Fudan University). Điều này đã vấp phải sự phản đối, nhưng vẫn chưa rõ dự án này đã thực sự kết thúc hay chưa. Chỉ riêng nỗ lực này đã cho thấy Trung Quốc muốn có được chỗ đứng ở mọi nơi, không chỉ ở các quốc gia độc tài mà còn trong những khu vực dân chủ.

Cuộc chiến Ukraine trên truyền thông Trung Quốc.

Hình ảnh nào về cuộc chiến Ukraine đang chiếm ưu thế tại Trung Quốc?

Trong giai đoạn đầu, báo chí Trung Quốc hoàn toàn chỉ đưa tin những gì báo chí Nga đăng tải. Khi những người Ukraine sống tại Trung Quốc phát tán bất kỳ thông tin nào khác, ngay lập tức họ đã bị cảnh sát đe dọa.

Từ giữa tháng Tư là giai đoạn thứ hai, đôi khi xuất hiện những tin tức khác hơn các báo cáo từ Nga. Quân đội Ukraine càng mạnh vì được hỗ trợ bởi vũ khí công nghệ cao của phương Tây, thì Trung Quốc càng trở nên thận trọng với cách loan truyền tin tức.

Dù vậy Trung Quốc vẫn sử dụng hai giọng lưỡi khác nhau: Trên sân khấu Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc dùng một ngôn ngữ ít nhiều tương ứng với các tiêu chuẩn quốc tế và nhấn mạnh tính trung lập của mình, nhưng đối với dân trong nước thì giọng điệu hoàn toàn về phe Nga. 

clip_image002

Zhang Jun, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ, đã bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng LHQ lên án với tỷ lệ áp đảo việc Nga xâm lược Ukraine trong nghị quyết ngày 2/3/2022. Tiếng nói của Trung Quốc rất quan trọng, do đó chỉ việc bỏ phiếu trắng cũng đã được quốc tế đánh giá tích cực. (© picture-alliance, Pacific Press)

Giống như trên các phương tiện truyền thông Nga, Trung Quốc không bao giờ dùng từ 

“chiến tranh”, mà là “hoạt động quân sự nhằm đảm bảo hòa bình tại Ukraine” hay gần đây là "cuộc khủng hoảng Ukraine". Trong giai đoạn thứ hai, Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ chiến tranh, nhưng chắc chắn không có từ “xâm lược”. Và nếu có đề cập đến chiến tranh thì đó là một cuộc chiến khởi động bởi NATO, không phải Nga.

Tin tức về cuộc chiến Ukraine hoàn toàn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc.

Việc kiểm duyệt khá hoàn hảo. Hiện nay Trung Quốc là một đất nước nơi người dân, bao gồm 

cả trí thức, coi như đã có một thỏa thuận với chính phủ: Chúng tôi không đưa ra bất kỳ nhận xét chỉ trích nào, đổi lại hãy để chúng tôi yên. Thỏa thuận này dường như đang còn hiệu lực tại Trung Quốc. Đối với những phát biểu hiếm hoi vượt quá phạm vi, thì Trung Quốc có đủ một số lượng nhân viên ngồi trước màn hình để xóa ngay lập tức mọi lời chỉ trích. Một bài viết phê bình không tồn tại trên mạng được qúa nửa giờ hoặc một giờ.  
Đa số công chúng Trung Quốc tin vào sự tuyên truyền của Nga-Trung qua giới truyền thông, trong khi một thiểu số im lặng nhỏ bé không có không gian để nói lên suy nghĩ của họ.

Dù sao kết quả của cuộc chiến cũng sẽ có tác động lớn đến Trung Quốc, có nghĩa là một kết quả tiêu cực về phía Nga có thể khiến người dân Trung Quốc thức tỉnh - điều này sẽ không tốt cho giới lãnh đạo.

Lập luận được Trung Quốc loan truyền trong giới đồng minh của mình.  
Tất nhiên, khi cuộc chiến và toàn bộ tình hình liên tục thay đổi, cách thức tuyên truyền của Trung Quốc cũng thay đổi, nhất là khi Nga đã không thể dễ dàng đánh bại Ukraine.

Phương Tây và đặc biệt là Mỹ không thể để Ukraine thất bại. Một thất bại của Ukraine có thể đồng nghĩa với sự thất bại của Đài Loan trong tương lai, điều mà Trung Quốc biết rõ. Và điều này có nghĩa là tuyên truyền ủng hộ Nga của chính phủ chỉ nhắm vào chính người dân Trung Quốc.

Còn đối với các nước đồng minh Trung Quốc không thể hoàn toàn bưng bít tin tức thì họ sử dụng những lập luận quen thuộc: nguyên nhân của cuộc chiến là sự bành trướng của NATO. Vì vậy, nếu cuộc chiến này cũng gây ra những hậu quả như tình trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Nam bán cầu, thì tất nhiên chỉ có phương Tây cần bị chỉ trích chứ không phải Nga.

Nhưng nhìn chung, Trung Quốc vẫn sẽ chọn một quan điểm thực dụng.

clip_image004

Trung Quốc đang theo dõi sát sao và phân tích kỹ diễn biến cuộc chiến tại Ukraine vì theo quan điểm của họ, đây có thể coi là sự mô phỏng một cuộc chiến tại Đài Loan. Do đó Trung Quốc đã cực lực cảnh báo khi xuất hiện một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 26/4 : một dấu hiệu về sự bảo vệ Đài Loan của Hoa Kỳ (© picture-alliance/AP)

Bắc Kinh rút ra bài học gì từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga đối với Đài Loan? 

Trong mọi trường hợp, Trung Quốc sẽ tránh những gì mà họ đánh giá là Nga hiện đang làm sai: có nghĩa là không tấn công theo kiểu “ngạo mạn” đó. Nếu bây giờ Trung Quốc tấn công Đài Loan, họ sẽ sử dụng công nghệ cao hơn chứ không như Nga - với các phương tiện quân sự đơn giản. Trung Quốc sẽ thận trọng hơn nhiều vì một cuộc tấn công vào Đài Loan chỉ có thể được thực hiện với sự chuẩn bị kỹ càng nếu Trung Quốc muốn nắm chắc phần thắng. Một đòn giáng mạnh vào Tập Cận Bình là một bài học khác từ cuộc chiến Ukraine: cả Putin và Tập đều đánh giá bản thân quá cao và đánh giá phương Tây qúa thấp. 

Tập Cận Bình khi học được bài học này sẽ khiêm tốn hơn trong tương lai. Không có nghĩa là chính sách ngoại giao chiến binh sói hung hãn sẽ hoàn toàn thay đổi vì còn có vấn đề quán tính. Nhưng nói chung, Trung Quốc sẽ điều chỉnh sự kiêu ngạo của mình đôi chút.

Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan trong thời gian tới?

Nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc có vẻ hoan nghênh một cuộc chiến, vì vậy chỉ còn phụ thuộc vào cách tính toán của Tập Cận Bình. Câu hỏi chính là công nghệ quân sự đã phát triển đến đâu. Có vẻ Trung Quốc phải cần thêm vài năm nữa, hay chỉ là hai hoặc ba ?

Tuy nhiên, tình thế hiện tại đã thay đổi theo hướng có lợi cho Đài Loan, vì cộng đồng quốc tế sẽ khó chấp nhận thêm một cuộc chiến tranh xâm lược khác. Chỉ điều đó thôi cũng có thể khiến Trung Quốc không tránh được thất bại bất chấp mọi nỗ lực.

Tất cả phụ thuộc vào việc Tập Cận Bình có thể hạn chế tham vọng của mình hay không. Và điều này sẽ rõ khi Đại hội Đảng năm nay kết thúc. (chú thích của người dịch: Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu ngày 16/10/2022)

Nguồn bản gốc: https://www.bpb.de/themen/asien/china/508260/chinas-verhaeltnis-zu-russland-und-dem-krieg-in-der-ukraine/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét