Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Đức Giáo hoàng: Cấp vũ khí cho Ukraine tự vệ là chính đáng về mặt đạo đức

 

Đức Giáo hoàng: Cấp vũ khí cho Ukraine tự vệ là chính đáng về mặt đạo đức

Reuters

16/09/2022

Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô ngày 15/9 nói việc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga là chính đáng về mặt đạo đức.

Phát biểu với các phóng viên trên chiếc máy bay trở về sau chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Kazakhstan, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô cũng kêu gọi Kyiv cởi mở với các cuộc đối thoại chung cuộc, mặc dù nó có thể “khó chịu” vì điều này sẽ gây khó khăn cho phía Ukraine.

Cuộc chiến ở Ukraine do Nga xâm lược vào ngày 24/2 đã tạo bối cảnh cho chuyến thăm của Đức Giáo hoàng tới Kazakhstan, nơi Ngài tham dự một đại hội của các lãnh đạo tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới.

clip_image002

Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô đến cử hành Thánh lễ tại Nur-Sultan, Kazakhstan, ngày 14/9/2022.

Trong một cuộc họp báo dài 45 phút trên máy bay, một phóng viên đã hỏi Đức Giáo hoàng rằng liệu việc các nước gửi vũ khí đến Ukraine có đúng về mặt đạo đức hay không.

clip_image004

Giáo hoàng Francis trả lời truyền thông trên chuyến bay trở về Rome, ngày 15/9. Ảnh: AFP.

“Đây là quyết định chính trị có thể chấp nhận được về mặt đạo đức nếu được thực hiện dưới các điều kiện của đạo đức,” Ngài nói.

Đức Giáo hoàng giải thích các nguyên tắc “Chiến tranh chính nghĩa” của Giáo hội Công giáo La Mã, cho phép sử dụng vũ khí sát thương để tự vệ chống lại một quốc gia xâm lược.

“Tự vệ không chỉ là chính đáng mà còn là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước. Ai không tự bảo vệ mình, không bảo vệ cái gì thì nghĩa là không yêu cái đó. Ai bảo vệ cái gì thì chính là họ yêu thương cái đó”, Ngài nói.

Giải thích về sự khác biệt giữa đạo đức hay vô đạo đức trong việc cung cấp vũ khí cho quốc gia khác, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô nói:

“Có thể là vô đạo đức nếu có ý định khiêu khích thêm chiến tranh, hoặc bán vũ khí hoặc bán tống bán tháo vũ khí mà (một quốc gia) không còn cần nữa. Chủ yếu động cơ là yếu tố đáp ứng điều kiện đạo đức của hành động này”, Đức Giáo hoàng nói.

Đức Giáo hoàng cũng được hỏi liệu Ukraine có nên đàm phán với quốc gia đã xâm lược mình hay không và liệu Ukraine có nên vạch “lằn ranh đỏ” tùy vào các hoạt động của Nga để có thể từ chối đàm phán hay không.

Đức Giáo hoàng nói: “Tôi sẽ không loại trừ đối thoại với bất kỳ thế lực nào đang có chiến tranh, ngay cả khi đó là với kẻ xâm lược. ... Đôi khi bạn phải thực hiện đối thoại như thế này. Nó khó chịu nhưng phải được thực hiện”, Ngài nói.

Giáo hoàng đã sử dụng từ tiếng Ý “puzza” (mùi hoặc hôi thối), tương đương với “bịt mũi” trong tiếng Anh để mô tả làm điều gì đó mà người ta không muốn làm.

Đức Giáo hoàng nói: “Đối thoại luôn là một bước tiến về phía trước, với một bàn tay dang rộng. Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ đóng cánh cửa hợp lý duy nhất dẫn đến hòa bình”.

“Đôi khi họ (kẻ gây hấn) không chấp nhận đối thoại. Thật đáng tiếc. Nhưng luôn cần phải đối thoại, hoặc ít nhất là đề nghị. Và điều này tốt cho những người đề nghị”, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét