Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu... vài nơi
(viết về tình hình biên chế cán bộ)
Nguyễn Huy Cường
Sáu tháng đầu năm 2022, TP.HCM có gần 700 cán bộ, công chức nghỉ việc theo nguyện vọng.
.
Trước đó tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay có khoảng 9.000 nhân viên (chỉ một ngành y tế) trên cả nước nghỉ việc.
Còn các ngành khác chưa tính.
Cá nhân tôi, tôi vui mừng, hào hứng đón những dòng tin này như “Bắt được vàng”
.
Để bình luận sâu vào nội dung này, có thể phải nói rất nhiều điều, tôi sẽ làm sau.
.
Hôm nay tôi chỉ bàn đến 03 khía cạnh.
.
Một là:
Những ai sống ở miền bắc sẽ thấy một loại tâm lý xã hội rất rõ ràng, tôi gọi tâm lý này là “ăn vạ nhà nước”.
Nghĩa là bằng mọi cách, kể cả cách rất tiêu cực là hối lộ (gọi tắt là mua chức, giá rất đắt) để “Vào” được BIÊN CHẾ.
Người ta coi việc “Vào” được biên chế là sự nghiệp sẽ chắc như gạch, tương lai đẹp như mơ, là sẽ có cơ hội “Không làm mà vẫn có ăn” tha hồ thu bổng lộc, lợi lộc hoặc ban phát gì đó cho kẻ dưới mình để “Thu hồi vốn”.
.
Cho nên đã có những bi kịch là một em tốt nghiệp đại học, xin bằng được vào làm chân “Điếu đóm” ở một UBND xã, vài triệu bạc, thấp nhất trong ngạch hành chính, chỉ đủ chi tiêu nửa tháng, là chỉ để chờ … biên chế.
Hơn thế, hiện nay có những bác sỹ, tốt nghiệp đại học Y khoa hẳn hoi, xin vào làm việc… không lương ở bệnh viện cũng để tìm đường vào biên chế.
Chính vì những yếu tố kiểu này, bộ máy hành chính (và cả hành phụ) nước ta có số lượng kinh khủng.
Trong bài “Tôi đã gặp Tổng bí thư như thế nào” đăng từ năm 2015 tôi đã phân tích rõ chuyện này và chuyển tải thông điệp chính: Việc giảm biên chế là việc làm SỐNG CÒN cho chế độ ở thời nay. Không làm là bế tắc, là gay go.
Tất nhiên, để “Làm” được lại là vấn đề vô cùng khó.
Nó dễ đụng chạm đến nhiều vấn đề xã hội.
.
Đối với người có năng lực sống (Như danh sách trên đầu bài) thì việc “Thoát” được biên chế là mở ra cơ hội cho người ta tiến đến những giá trị thật của cuộc sống.
Tôi quen một anh làm trong nghề hành pháp ở Q.12 lương cỡ 15 triệu (tất nhiên có vài thứ bổng lộc nữa) nhưng anh này nhận ra, cứ “Dính chặt” vào cái biên chế này khó mà khá được.
Năm 2014 anh xin về, thuê ba ngàn mét vuông đất bán nông ở Phường Thạnh Xuân Q 12, mở một bãi giữ xe ô tô, sử dụng hết 4 lao động là con em, làm thật ăn thật và hiện nay mỗi tháng trừ chi phí, anh thu khoảng 150 triệu ngon lành mà đó là tiền sạch, giấc ngủ cũng sạch không nơm nớp khi phải làm những việc mình không muốn như xưa.
.
Nhưng.
Còn một diện bất tài, tâm não ít hoạt động, tầm nhìn bị giới hạn thì coi cái chỗ “Biên chế” quý như vàng, một tấc không đi một li không rời, đó thực sự là một cái hoạ, một tiềm năng “ăn” ngân sách ở mức không thể an tâm.
.
Nay câu chuyện “Tự nguyện xin nghỉ” sẽ là gợi mở cho những người trong diện này.
Nó có một giá trị vô cùng lớn lao nữa là sớm muộn nó sẽ tác động đến cái “Chợ bán ghế” rất vàng son hiện nay.
.
Thứ hai:
Nhiều bạn âu lo, nhiều người ra khỏi biên chế như vậy, thì công việc của nhiệm sở sẽ như thế nào?
Xin Quý vị trở lại ngay câu chuyện Hà Nội điều gần 600 cán bộ đi nước ngoài tham quan, học tập hôm qua.
Nếu bây giờ, điểm đến một cái tên để bãi miễn khỏi bộ máy, anh ta sẽ phản ứng như thế nào, những người “gửi gắm” anh ta sẽ phản ứng như thế nào?
Gay go đấy.
Nhưng hãy nhìn, Hà Nội điều gần sáu trăm cán bộ cốt cán đi nước ngoài trong một khung thời gian chắc không ngắn, thì hệ thống hành chính, sự nghiệp của Hà Nội không phải đóng cửa ngày nào, vẫn “chạy” bình thường.
Một hình ảnh khác: Hãy nhìn danh sách các “Cụ Sinh viên" tham gia học tại chức, chuyên tu hàng năm ở các trường cao cấp này, học viện nọ.
Hàng ngàn “Cụ” này mỗi năm vắng mặt khỏi cơ quan hàng vài tháng, có cụ phóc sang tận London học tiếng Anh một năm, vẫn “Không chết ai” là một thực tế.
Tôi nghĩ rằng, trong tình hình hiện nay, bớt đi một phần ba viên chức, Nhà nước này vẫn vận hành tốt, thậm chí tốt hơn xưa.
.
Thứ ba:
Cách đây hai tháng tôi chứng kiến một người thân có việc đi “Làm giầu cho nhà nước” bằng một hành vi: Nộp cho nhà nước sáu triệu bạc thuế khi sang tên cái xe ô tô Camry đã qua sử dụng.
Cần nói rõ là cái món “Thuế” này là nộp cho một cái xe đã qua sử dụng, nếu không mua đi bán lại thì nhà nước cũng không có khoản thu này. Cái xe này, ở những lần giao dịch trước, nhà nước đã “ăn” đủ rồi. Lần đăng ký mới năm 2015 xơi hơn trăm triệu, lần sang tên thứ hai xơi hơn chục triệu, lần này làm tiếp sáu triệu nữa.
Ở một góc độ nào đó, số tiền bằng một tháng lương thợ thuyền kia bỗng nhiên “rơi” vào túi nhà nước mà ông nhà nước KHÔNG MẤT GÌ, không phải đầu tư, hỗ trợ gì mà cứ ngồi đó, người dân đến nộp bằng hai tay!
Sướng không?!
.
Ấy vậy nhưng, vào thời bốn chấm không này, việc nộp từng ấy tiền vào két bạc nhà nước khó vô cùng.
.
Đầu tiên là ông Thuế hành.
Trong hồ sơ của CA cấp có ghi rõ tên xe, kiểu loại, xuất xứ, công năng, nhưng ông Thuế đòi phải có sổ… đăng kiểm để ông mò ra ngưỡng thuế.
Đương sự phải tức tốc về nhà cách 15 km lấy sổ… đăng kiểm, làm xong hết giờ buổi sáng.
Buổi chiều phải sang nộp tại Ngân hàng Agribank cách đó 2 km.
Tại đây khá đông khách nên phải chờ một giờ mới đến lượt.
Nộp giấy tờ vào cửa tò vò, nộp tiền xong, ký 02 chỗ rồi ông bên tổ tò vò này chuyển sang cô “Mặt lạnh” bên cửa tò vò bên kia.
Lệnh: Đợi đó, bao giờ gọi tên thì vào.
30 phút sau được gọi để lấy kết quả là một tờ giấy “Đã nộp tiền”.
Thời gian ở bên này là gần hai giờ.
.
Chưa hết nhục.
Tấm giấy của Ngân hàng không phải loại chứng từ để đi đăng ký xe.
Anh phải cầm mảnh giấy này quay lại sở thuế.
Cô ở sở thuế thu lấy, photop kỳ cạch rồi bấy giờ mới làm biên lai cho đượng sự cầm về.
Tóm lại, mất đứt một ngày chỉ làm một việc LÀM GIẦU CHO NHÀ NƯỚC.
.
Thưa Quý vị.
Tôi mô tả kỹ đoạn này để làm gì trong stt này?
.
Thưa:
Trong sáu triệu bạc kia, không phải để rót vào túi “Ông nhà nước” cả đâu. Một phần lớn chính là để nuôi mấy ông bà ngồi trong cửa tò vò kia!
.
Nay.
Nếu có những cách làm khác (có rất nhiều cách) thì có thể mời họ đi chơi chỗ khác và đồng tiền thuế kia góp phần xây dựng đất nước.
Trên trang FB, không thể gõ hết hàng triệu trường hợp tương tự như nói trên, chưa biết còn tồn tại đến bao giờ.
“Nó” chính là một trong những NÚT THẮT của câu chuyện Biên chế.
Nếu không có nó nhà nước sẽ khó vận hành.
Nhưng có ‘Nó” nhà nước mất rất nhiều tài lực để nuôi chính nó cũng đủ mệt!
Nhưng, nếu nhà nước vận hành kiểu khác, thì không cần “Nó”. Như ở TP HCM.
“Nó” có thể xin nghỉ tự nguyện hoặc bị thanh lọc ra, về mở tiệm tạp hoá hoặc đi chạy Grab!
Đất nước sẽ tiến lên.
.
Ngày 13/8/2022
N.H.C.
Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét