Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

Nước Đức nhớ lại vụ Rostock – Lichtenhagen 30 năm trước

 

Nước Đức nhớ lại vụ Rostock – Lichtenhagen 30 năm trước

Nguyễn Thọ

26-8-2022

Hình ảnh đêm 22.08.1992. Lúc đầu cảnh sát còn dàn hàng ngang bảo vệ ngôi nhà Hoa Hướng Dương, ký túc xá của công nhân VN ở Rostock-Lichtenhagen. Ảnh tư liệu

Trong cả năm 1970 tôi từng ở Rostock, thành phố cảng phía đông bắc Đức. Tôi có rất nhiều kỷ niệm với nó và những người bạn ở đó.

Trong các đêm từ 22 đến 26.08.1992, gần hai năm sau khi nước Đức thống nhất, ở đó đã xảy một sự kiện ô nhục mà Wulf Schmiese, bình luận viên truyền hình Đức phải nói rằng: “Đó không phải là Đông Đức của tôi”.

Suốt trong bốn ngày đó, hàng ngàn Hooligan và phát-xít mới Đông Đức đã tấn công ngôi nhà “Hoa Hướng Dương”, ký túc xá của hàng trăm công nhân hợp tác lao động Việt Nam ở Rostock-Lichtenhagen. Chúng ném bom xăng vào các cửa sổ ngôi nhà trong tiếng vỗ tay của đám dân chúng quá khích bao quanh tòa nhà. Cảnh sát được điều đến bỗng có lệnh rút lui, để lại địa bàn cho bọn phát xít mới. Cho đến nay vẫn chưa rõ sao lại có lệnh rút cảnh sát.

Lửa bom xăng bao trùm ngôi nhà Hoa Hướng Dương đêm 25.08.1992. Ảnh tư liệu

Anh chị em công nhân Việt Nam bị mắc kẹt trong đó đã cùng nhóm phóng viên đài ZDF phải phá cửa thoát thân lên mái nhà. Cuộc chiến chống lại ngọn lửa và mở đường thoát thân này về sau đã gắn bó các phóng viên ZDF với những người Việt ở đó.

Rostock nay đã là thành phố mà người Việt và ngoại kiều được chăm sóc tốt. Thành phố có một đặc ủy về ngoại kiều, như một cử chỉ muốn vá lại vết thương cũ.

Bốn đêm tháng tám 1992 và cái tên Rostock Lichtenhagen được lịch sử Đức hiện đại gọi là “Đêm pha lê mới” để so sánh với tội ác của người Đức đối với người Do Thái trong những năm 1930.

Tổng thống Đức Steinmeier và thủ tướng Bang Mecklenburg-Vorpommern, bà Schwesig thăm bà con VN ở Rostock. Ảnh trên mạng

Với tôi thì kiểu gì Đông Đức vẫn cứ là một phần quê hương thứ hai. Quê hương nào cũng có hai mặt của nó. Chủ nghĩa chủng tộc và nạn phân biệt chủng tộc vẫn bám rễ ở Đức. Tác giả Franka Maubach đã mổ xẻ vấn đề này trên báo Zeit (Diễn đàn Khai phóng đã dịch sang tiếng Việt).

Hôm qua 25.08, tổng thống Đức Walter Steinmaier đã đến cắm một bông hoa hướng dương trước ngôi nhà Hoa Hướng Dương, và tổ chức một buổi lễ tưởng niệm sự kiện kinh hoàng này. Ông kêu gọi công dân Đức không được nhắm mắt trước những điều ác đang xảy ra trước mắt.

Tổng thống Steinmeier phát biểu về sự kiên Lichtenhagen 30 năm trước. Ảnh tư liệu

Dân tộc nào cũng trải qua những trang sử đen tối. Để tránh lặp lại thì chỉ có mỗi cách là sòng phẳng, thành thật với lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét