Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Phải chăng có sự bắt tay giữa các nhóm lợi ích ở Bộ Giáo dục, dẫn đến những dối trá trong ngành?

 

Phải chăng có sự bắt tay giữa các nhóm lợi ích ở Bộ Giáo dục, dẫn đến những dối trá trong ngành?

Do một quy định thiển cận, sai lầm về Giáo dục văn hóa phổ thông trong các trường nghệ thuật của Bộ Giáo dục Đào tạo, thể hiện tại văn bản số 4553/ BGDĐT-VP ban hành ngày 8/10/2021 về việc Thông báo Ý kiến Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, dẫn đến bức xúc lớn của hàng ngàn phụ huynh học sinh, trong đó có 500 phụ huynh học sinh Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội do Ca sĩ Minh Ánh làm hiệu trưởng. Cụ thể như sau:

1- CĐ Nghệ thuật Hà Nội có Khoa Văn hóa Phổ thông, có cơ sở trường lớp, có đội ngũ giáo viên, mà Bộ không cho trường này tự đào tạo mà phải “liên kết” với Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên quận Ba Đình. Học sinh bắt buộc phải lên cơ sở Tân Ấp để học (thuê mấy dãy nhà của trường Trung cấp Tài chính Kế toán, thu mỗi em 1 triệu đồng/1 năm); trong khi mặt bằng của nhà trường thì cho thuê đã nhiều năm.

Việc dạy do Trung tâm GDTX đảm nhận, việc phê học bạ, cấp bằng cũng do Trung tâm này cấp. Học sinh học ở đây chỉ được cấp bằng của Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, chứ không phải CĐ Nghệ thuật HN cấp.

Tại cuộc họp chiều nay giữa lãnh đạo nhà trường với 25 phụ huynh đại diện, Bà Phó hiệu trưởng Nguyễn Tuyết Ánh giải thích với phụ huynh rằng đó là làm theo Luật Giáo dục năm 2019.

Tại sao “làm theo” Luật Giáo dục 2019, mà Hiệu trưởng cũng là Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh tham gia bấm nút mà đầu vào Tuyển sinh các năm 2019, 2020 nhà trường không thông báo cho phụ huynh biết?

Điều này trái với Giấy triệu tập học có lời cam kết rằng học sinh sẽ được trường cấp văn bằng của nhà trường. Một sự lừa gạt đối với học sinh và các bậc cha mẹ học sinh!

2. Trước đó, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội có các văn bản hướng dẫn Về việc giảng dạy Chương trình Giáo dục Thường xuyên cấp THCS và cấp THPT trong các trường đào tạo nghệ thuật.

Theo đó, “từ năm học 2021-2022, trường đào tạo nghệ thuật phải PHỐI HỢP với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tổ chức giảng dạy văn hóa đối với học viên của các trường đào tạo nghệ thuật…”.

Vì sao lại phải “Phối hợp” với một trung tâm Giáo dục thường xuyên, trong khi trường Cao Đẳng Nghệ thuật Hà Nội có Khoa Văn hóa phổ thông, có đội ngũ giáo viên, và đã từng ghi học bạ và cấp bằng những năm trước đây?

Sở yêu cầu PHỐI HỢP, tức là Trường vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tại sao trong suốt buổi họp với 25 đại diện của 500 phụ huynh, lãnh đạo nhà trường lại dùng chữ LIÊN KẾT? Ý đồ gì đây?

Có sự ngoắc nối giữa các nhóm lợi ích chăng?

Tại sao Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội lại tự tước bỏ vai trò của khoa Văn hóa Phổ thông, tước bỏ việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên và việc cấp bằng tốt nghiệp cho chính học sinh của mình?

Tại sao việc Nhà trường không còn cấp bằng tốt nghiệp THPT cho chính học sinh của mình, do chính giáo viên của trường dạy, học sinh sẽ phải nhận bằng Tốt nghiệp của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Quận Ba Đình, mà nhà trường giấu giếm 2 năm nay, giờ phụ huynh học sinh mới biết. Nếu phụ huynh biết trước con họ chỉ được cấp bằng Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Quận Ba Đình thì có lẽ họ không bao giờ cho con họ vào học trường này!

Đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và Trường Cao đẵng Nghệ thuật Hà Nội nghiêm túc xem xét lại vấn đề này!

Thanh danh của một nhà trường có thâm niên, sự tôn trọng đối với học sinh, với phụ huynh và với ngành đào tạo ra các thế hệ nghệ sĩ cho thủ đô không thể bị hủy hoại bởi những văn bản chỉ đạo thiếu cân nhắc, vô lối và thiểu năng như vậy!

Ảnh trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét