Lãnh đạo muốn “huy động tiền dân” ngay sau phong toả
Cao Nguyên
2021-10-13
Hình minh hoạ: Một người bán rong trên đường phố Hà Nội. AFP
Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ bị dư luận chỉ trích gay gắt sau khi phát biểu rằng “Tiền trong dân còn nhiều, làm sao để huy động được vào sản xuất”. Phát ngôn này nhanh chóng vấp phải làn sóng phản ứng từ dư luận, nhất là trong bối cảnh nhiều tỉnh thành phía Nam vừa mới trải qua gần năm tháng phong toả do dịch bệnh.
Dư luận phản ứng gay gắt
Ông Huệ đã nói như vậy vào chiều ngày 12/10 trong phiên họp thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Chỉ 10 tiếng đồng hồ sau khi thông tin này được đăng trên trang Facebook page của Đài Á châu Tự do, có hơn 1.500 lượt bình luận. Hầu hết trong số đó bày tỏ thái độ tức giận, chỉ trích người đứng đầu Quốc hội:
Độc giả Phụng Hiếu để lại bình luận: “Bác nói thế thì các mặt hàng thiết yếu lại tăng chóng mặt cho xem, không muốn quan tâm chính trị nhưng chính trị cứtìm đến túi tiền…”.
“Có thể các bạn ở Việt Nam chưa biết: Ngày 8/10 vừa rồi, Chính phủ Đài Loan phát miễn phí cho toàn bộngười dân, không phân biệt giàu nghèo phiếu mua hàng tương đương giá trị tiền mặt 5000 đài tệ(khoảng bốn triệu tiền Việt). Nhưng chính phủ Việt Nam lại chỉ nghĩ đến túi tiền trong dân. Đó là một sựkhốn nạn không hề nhẹ.” - Độc giả Phan Thương.
Độc giả Văn Đức Nguyễn: “Không bao giờ quan tâm dân chết chóc, khổ sở thế nào vì đại dịch, chỉ chăm chăm nhìn vào cái túi của dân vốn đã lủng rách tả tơi. Rồi thuế má, điện, xăng sẽ tăng lên vùn vụt, rồi dân sẽ lầm lủi kéo cày ngày đêm để nuôi béo quan tham, và Đảng ngày càng quang vinh”.
Độc giả Anh Than: “Nhà cầm quyền luôn luôn nghĩnhư vậy nên những gói hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh đã được người dân chứng minh rất cụ thể. Chuyên rình rập của người khác thì thật là quá xấu hổ”.
Ông Tâm, chủ một doanh nghiệp chuyên lắp đặt công trình điện tại TP.HCM nói với RFA rằng lời phát biểu của ông Vương Đình Huệ trong lúc này rõ ràng cho thấy lãnh đạo không hề thấu cảm cho nỗi đau của đồng bào. Trong khi hàng triệu người lao động nghèo buộc phải rời bỏ thành phố về quê, thì quan chức chỉ ngó vào túi tiền của dân:
“Câu ổng (Chủ tịch Quốc Hội - PV) nói “tiền trong dân còn rất là nhiều” thì chắc là tiền nợ. Tiền nợ trong dân giờ còn rất nhiều. Chứ bây giờ có làm ăn gì được đâu mà lấy đâu ra tiền. Doanh nghiệp đi làm tùm lum đây mà tiền trong tài khoản vẫn là số âm thì dân lấy đâu ra tiền.
Nói chung là mấy ông Nhà nước muốn nói gì thì nói, để cho một số thành phần không hiểu gì về đất nước, hoặc một số thành phần “bưng bô” ủng hộ thì kệngười ta thôi. Nhìn từng đoàn người đi về quê là hiểu rồi hiểu được nỗi đau dân tộc của mình nó như thếnào rồi”.
target="_blank">Try watching this video on www.youtube.com</a>, or enable J
Lao động mất việc, doanh nghiệp thua lỗ
Báo chí Nhà nước dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê vào ngày 12/10 cho biết, trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư vừa qua, có đến 1,3 triệu người lao động nhập cư đã bỏ về quê. Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, với hơn 28,2 triệu người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tám tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 85.500 doanh nghiệp.
Ông Tâm nói doanh nghiệp của ông vẫn hoạt động được trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư vừa qua. Tuy nhiên, các chi phí xét nghiệm, chi phí lo “ba tại chỗ” cho nhân viên, chi phí đi lại… đã đẩy giá thành quá cao. Vậy nên, dù doanh nghiệp hoạt động được nhưng vẫn thua lỗ trong thời gian vừa qua:
“Năm nay đã xác định từ trước rồi, từ lúc Sài Gòn chưa đóng cửa, là năm nay có công việc làm ăn là đã mừng rồi, để duy trì thôi, hoặc thậm chí làm lỗ 10 đến 15%, doanh nghiệp của mình vẫn vui rồi, chứđừng có nói kiếm được lời.
Dù có công việc nhưng những chi phí khác nó nuốt hết rồi, nội cái tiền ba ngày “chọt mũi” một lần là đã hết bao nhiêu rồi”.
Ngày 24/9, Chính phủ ban hành gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng giá trị 30 ngàn tỷ đồng. Công ty ông Tâm cũng đã nộp hồ sơ để được nhận hỗ trợ, nhưng đến nay vẫn “chưa có một đồng nào”:
“Hồi đó giờ bản thân mình chỉ có đóng thuế cho Nhà nước chứ Nhà nước có hỗ trợ gì cho mình đâu. Càng trông mong thì càng thất vọng thôi chứ được cái gì.
Nó đưa ra các gói hỗ trợ để phỉnh người dân, phỉnh doanh nghiệp không à. Vậy thôi chứ mình còn trông mong để làm cái gì. Thay vì thời gian trông chờ đó mình đi làm những việc khác kiếm tiền tốt hơn”.
Người dân TPHCM đứng đợi đồ ăn đặt tại cửa hàng ăn ở thành phố hôm 1/10/2021 sau khi lệnh phong toảđược dỡ bỏ. AFP
Cần tạo niềm tin trong dân
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, trong tình hình kinh tế đang gặp quá nhiều khó khăn sau đợt dịch thứ tư, thì việc lãnh đạo muốn huy động các nguồn lực trong dân, từ tài chính, sức lao động hay là sáng kiến của nhân dân là việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, thay vì chỉ huy động tiền trong dân, thì lãnh đạo Nhà nước phải nói rõ là “sẽ làm cái gì để cho nhân dân tin tưởng để cùng nhau đứng dậy phát triển kinh tế”:
“Theo tôi cần rất là nhiều chuyện. Một là tình hình tài chính trong nhân dân, cần vốn liếng để phát triển. Qua cái dịch này, tài chính của nhân dân bị kiệt quệ rất nhiều, thì Nhà nước phải giải quyết vấn đềtài chính đó. Ngân hàng Nhà nước cần phải có quyết định giúp cho kinh tế phát triển.
Vấn đề thứ nhì là về thuế má có tính chất tài khóa, phải tháo gỡ để giúp cho những người đầu tư được “nhẹ gánh” về thuế má tài khóa.
Thứ ba nữa là về vấn đề pháp luật. Có rào cản trong vấn đề nhân dân tự do làm việc hay không. Hồi trước là ngăn sông cấm chợ thì bây giờ phải tháo gỡ ra”.
Ông nói Nhà nước cần nghiên cứu giải quyết ba vấn đề nêu trên thì sẽ có niềm tin của người dân. Lúc đó, người dân sẽ tự yên tâm mà bỏ tiền vào đầu tư, làm ăn.
Vấn đề “huy động tiền và vàng trong dân” từng được Nhà nước Việt Nam mang ra thảo luận từ nhiều năm nay. Năm 2016, theo báo chí Nhà nước, căn cứ vào con số do Hiệp hội Kinh doanh vàng thế giới công bố thì lượng vàng dân đang nắm giữ khoảng 500 tấn.
Tháng 4/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu việc “huy động nguồn lực trong dân bao gồm cả vàng và tiền nhằm tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế”.
Thời điểm đó, mạng báo VTC dẫn lời Tiến sỹ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, nhận định rằng:
“Muốn huy động nguồn lực thì phải bằng cách tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, để người dân tự đầu tư. Người ta chưa tin vào thị trường thì sao người ta bỏ vàng ra được. Người ta không biết làm gì thì người ta mới giữ vàng. Việc huy động đó là điều không thực tế”.
Nguồn: RFA tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét