“Sở hữu toàn dân” và “Chủ nghĩa xã hội” mới có thể sinh ra hiện tượng “lò vôi” này
15-5-2021
“Dũng Lò vôi” là một chính sách của ông Nguyễn Minh Triết mà tôi không thể hiểu được.
Ông Triết khi còn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã lấy những khu đất đẹp nhất của tỉnh giao cho một anh chủ lò vôi.
Nhiều năm trước, chủ tịch tỉnh Bình Dương là Lê Thanh Cung trước khi về hưu đã cay đắng nói thẳng trên báo Tuần Việt Nam (trang cũ, hiện không còn), rằng đó là tài sản xương máu của dân Bình Dương chứ Dũng lò vôi thì tài cán gì.
Đó cũng là một phần của câu chuyện “đất đai là sở hữu toàn dân”. Dũng lò vôi không cướp đất của dân, vì ông ta được “giao” đất “hoang” trước khi các đại lộ của tỉnh Bình Dương phóng tới để biến nó thành vàng. Tuy vậy, ông Lê Thanh Cung vẫn đúng, đó là xương máu của dân Bình Dương, rộng hơn, là của dân Việt Nam.
Không phải cái gì khác, chính bốn chữ “sở hữu toàn dân” và “chủ nghĩa xã hội” mới có thể sinh ra hiện tượng lò vôi này.
Nhật Bản thời Minh Trị cũng có kiểu lấy tài sản công giao cho một số cá nhân. Nếu bạn đọc “Vũ dạ đàm” của Shibusawa Eiichi, bạn thấy vài chuyện như thế.
Nhưng Nhật Bản không giao đất cho một anh lò vôi thất học, thành tỉ phú rồi không biết làm gì, suốt ngày hai vợ chồng lên mạng chửi nhau với ai đó.
Nhật Bản giao tài sản công cho những tay anh hùng thực sự. Như Shibusawa nói, những kẻ có đầu óc cơ trí. Từ nguồn tài sản ban đầu, họ dựng lên đế chế tài phiệt, cấu kết với giới quân phiệt, gây chiến tranh nhưng lại cũng phát triển những thành tựu kĩ thuật, khoa học và giáo dục to lớn.
Shibusawa chống lại con đường này, từ quan để xây dựng một tinh thần doanh nhân khác, một tầng lớp doanh nhân vừa tài năng vừa có đức. Nước Nhật hoang tàn sau thế chiến nhưng còn đủ tài nguyên con người để làm lại từ đầu.
Lẽ nào vì Việt Nam không có võ sĩ đạo, chỉ có anh đánh lò vôi nên ông Triết đành xài đỡ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét