Đòn giáng của Samurai: Trung Quốc bị "bao vây" trên 3 mặt trận, trả giá đắt nếu dám vượt lằn ranh
QS | 07/05/2021
Ảnh minh họa (Nguồn: Daily Express)
Trung Quốc sẽ sớm nhận ra mình phải đối diện với điều gì nếu dám vượt qua lằn ranh ở bất cứ đâu trong 3 mặt trận được đề cập
Mỹ ra tay "dạy dỗ" đồng minh: Trung Quốc bỗng hóa ngư ông đắc lợi, Nga rung đùi thưởng thức kịch hay
Mỹ rầm rộ tập trận cùng đồng minh, đối phó kịch bản TQ hoặc Nga tấn công chớp nhoáng
Trung Quốc đang tiếp tục "khoe cơ bắp" ra nhiều phía nhằm chèn ép các nước láng giềng. Tuy nhiên giờ đây, "kẻ bắt nạt" này đang bị bao vây bởi 3 đối thủ lớn: Ấn Độ, Australia và Nhật Bản.
Theo trang tin TFI, ba quốc gia trên dường như đang phối hợp thực hiện một kế hoạch bao vây Trung Quốc từ 3 phía: Hoa Đông, Biển Đông và Himalaya.
Nhật Bản
Để phù hợp với chiến lược bao vây Trung Quốc, Nhật Bản đã bắt đầu suy nghĩ lại về các thiết kế xe tăng thời hậu Thế chiến II. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất của Nhật Bản (GSDF) từng đưa lực lượng pháo binh và thiết giáp của họ lên phía bắc để đối phó với một cuộc tấn công tiềm năng từ Liên Xô trong những năm 1990.
Giờ đây, Nhật Bản đang phát triển một thiết kế xe tăng cơ động hơn, có thể cho phép GSDF tiếp cận tây nam Nhật Bản gần như ngay lập tức để đối phó với bất cứ mối đe dọa mới nào từ Trung Quốc.
Nỗ lực cải tiến các thiết kế xe tăng của Nhật Bản nhằm đối phó sự bành trướng của Trung Quốc cho thấy 3 đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là New Delhi, Canberra và Tokyo đang tìm cách ưu tiên thiết lập trận địa chiến tranh trên cả 3 mặt trận nhằm đối phó Trung Quốc.
Điều này giúp mỗi thành viên trong 3 quốc gia trên cải thiện tính toán an ninh của riêng mình, đồng thời mang lại cảm giác đảm bảo cho hai thành viên còn lại.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Senkaku. Ảnh: JCG
Tokyo cũng đã chi tiêu rất mạnh tay cho lực lượng quốc phòng của mình – một sự khác biệt rõ ràng với chủ nghĩa hòa bình sau chiến tranh. Nhật Bản cũng đang tìm cách sử dụng lợi thế công nghệ tiên tiến và chất lượng sản phẩm cao để giành ưu thế trước Trung Quốc.
Tokyo đã và đang tìm cách phát triển máy bay chiến đấu không người lái và tên lửa tầm xa, hoàn toàn hướng tới mục tiêu đánh bại "con rồng giấy".
Gần đây, Nhật Bản và Trung Quốc không ít lần xảy ra chạm trán, khi tàu Trung Quốc thường xuyên "xâm phạm" vùng biển gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. Trong bối cảnh những sự vụ như vậy diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng, Nhật Bản đang tìm cách xây dựng đủ "cơ bắp quân sự" để có thể tấn công đáp trả khi cần thiết.
Như vậy, có thể thấy Tokyo đã sẵn sàng "đảm nhiệm" khu vực biển Hoa Đông, bên cạnh việc chuẩn bị lực lượng phòng thủ trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Ấn Độ
Về phần Ấn Độ - láng giềng phía nam của Trung Quốc, New Delhi đã thể hiện rõ ý thức mạnh mẽ trong việc xây dựng chiến lược quân sự tập trung vào mục tiêu đối phó Trung Quốc.
Căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan – đối thủ truyền thống của New Delhi đang tạm thời chững lại, điều này cho phép Ấn Độ tập trung đối phó Trung Quốc.
Trong khi đó, đối đầu quân sự Trung-Ấn liên tục gia tăng những năm qua. New Delhi và Bắc Kinh đã xảy ra những cuộc đụng độ gây thương vong cho cả hai phía vào năm ngoái.
Vì thế, phần lớn chiến lược quân sự của Ấn Độ liên quan tới những thách thức do Trung Quốc mang lại. Ấn Độ đang trên đà xây dựng hệ thống đường xá để có thể tiếp cận thuận lợi hơn tới biên giới Trung-Ấn [nơi được đánh dấu bởi dãy Himalaya sừng sững].
Biên phòng Ấn Độ tuần tra biên giới trong thời tiết mùa đông - Ảnh: ANI
Ngoài ra, New Delhi còn chú trọng cải tạo sân bay và các cơ sở hạ tầng khác để đảm bảo Không quân Ấn Độ có thể phản ứng nhanh trong trường hợp leo thang.
Hải quân Ấn Độ cũng đang tham gia bằng cách cơ động nhiều hơn gần eo biển Malacca – nút thắt cổ chai chiến lược nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nơi này có tầm quan trọng cao do nguồn năng lượng mà Trung Quốc nhập khẩu để đáp ứng hầu hết nhu cầu trong nước đều phải được vận chuyển qua tuyến Malacca. Bên cạnh đó, một lượng lớn các sản phẩm nhập khẩu khác của Trung Quốc cũng đi qua khu vực này.
Australia
Ở phía nam, Australia đang nhìn nhận sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông phương hại đến lợi ích của họ.
Canberra coi Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác là đối tác trong khu vực. Do đó, khi Bắc Kinh tìm cách đơn phương tuyên bố chủ quyền với toàn bộ khu vực Biển Đông, và sử dụng chiến thuật cắt lát salami để xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, Canberra đã rất tức giận.
Australia coi việc Trung Quốc độc chiếm Biển Đông là mối đe dọa an ninh lớn. Do đó, Hải quân Australia thường cùng với Hải quân Mỹ thực hiện các cuộc diễn tập Tự do Hàng hải (FONOP) trong khu vực.
Tiêm kích Mỹ mang tên lửa lắp đầu đạn thật tiến xuống Biển Đông: Vì sao Trung Quốc dửng dưng?
Trung Quốc trả giá đắt vì "tật cũ": Cơn thịnh nộ của TT Putin sắp giáng xuống đầu Bắc Kinh?
Quyết tâm của Canberra trong việc đẩy lùi bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Hải quân Trung Quốc phải căng mình ứng phó và hứng chịu thất bại. Về cơ bản, Australia sẽ "đảm nhiệm" các vùng giáp ranh phía đông và đông nam của Trung Quốc.
Theo TFI, chiến lược chiến tranh 3 mặt trận - đang được Ấn Độ, Nhật Bản và Australia xây dựng - rõ ràng có tác dụng răn đe mạnh mẽ, chống lại sự hung hăng của quân đội Trung Quốc. Nó có thể cho phép tạo áp lực quân sự đủ lớn lên các tuyến phòng thủ của Trung Quốc.
Bắc Kinh sẽ nhận ra họ phải đối diện với điều gì nếu quyết định vượt qua lằn ranh ở bất cứ đâu trong 3 mặt trận trên. Có thể nói, cả Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đang hợp sức đối phó với Trung Quốc bằng một chiến lược hoàn toàn mới.
Q.S.
Nguồn: soha.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét