Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Duterte muốn “bàn giao” vụ đá Ba Đầu cho Việt Nam?

 

Duterte muốn “bàn giao” vụ đá Ba Đầu cho Việt Nam?

Trương Nhân Tuấn

14-5-2021

Báo chí đăng tin hôm qua, 13 tháng 5, Trung Quốc lại điều gần 300 tàu “dân quân biển” vào khu vực đá Ba Đầu. Vụ này xảy ra sau khi tổng thống Duterte của Philippines “tuyên bố” rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 là “tờ giấy lộn bỏ vô thùng rác”. Thái độ xoay 180° của Duterte làm các quan chức Phi chưng hửng.

Bởi vì sự việc tương tự xảy ra đầu tháng Ba, tàu bè “dân quân biển” của Trung Quốc, (chỉ có) 200 chiếc neo đậu ở vùng bể lặng của đá Ba Đầu. Lúc đó tôi có viết bài trên Facebook, kể lại sự việc rằng:

Bộ Ngoại giao Phi ra kháng nghị gởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu các tàu cá phải rút đi. Bộ quốc phòng của Phi, ngày 20 tháng Ba lên tiếng yêu sách tương tự là tàu đánh cá Trung Quốc phải rút đi, đồng thời gởi tàu chiến ra bãi Ba đầu“.

Còn thái độ của Mỹ, qua Đại sứ Mỹ ở Manille: “Chúng tôi sát cánh với Philippines, đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của chúng tôi ở châu Á”. Bộ trưởng bộ Ngoại giao Anthony Blinken viết trên trang Twitter của ông hôm 29 tháng 3 rằng: “Chúng tôi sẽ luôn sát cánh với các đồng minh của mình và đứng lên bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ“.

Trước đó, các quốc gia Mỹ, Úc và Nhật đồng lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển “kinh tế độc quyền” của Phi.

Thái độ của Tổng thống Duterte lúc đó cũng phẫn nộ và có cùng lập trường với các quan chức bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng.

Rõ ràng ta thấy Phi được Mỹ, Nhật, Úc… “chống lưng”. Các cường quốc này tuyên bố sẽ bảo vệ “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Phán quyết Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 là “luật”, đơn giản vì nội dung phán quyết này có mục đích “giải thích luật và cách thức áp dụng luật”. Luật ở đây là bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS).

Ta thấy sau đó tàu “dân quân biển” của Trung Quốc rút đi.

Câu hỏi đặt ra tại sao Duterte xoay lập trường 180° và Trung Quốc cho tàu bè trở lại (vùng biển chung quanh đá Ba Đầu)?

Theo tôi, Duterte muốn “bàn giao” vụ này lại cho Việt Nam. Bởi vì thái độ của Việt Nam trong vấn đề này (đối với Phi) là “không đẹp”.

Việt Nam cho rằng đá Ba đầu thuộc chủ quyền của Việt Nam, vì đá này nằm trong vòng lãnh hải 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, mà đảo này hiện do Việt Nam quản lý. Trong khi lập luận của Phi là đá Ba đầu thuộc thềm lục địa 200 hải lý của Phi. Hiển nhiên, trên lý thuyết, lập luận của Việt Nam “mạnh” hơn Phi.

Vấn đề là, Việt Nam chỉ lên tiếng (tranh chấp) sau các thành quả vận động ngoại giao của Phi. Dĩ nhiên việc này tạo cho Duterte cảm tưởng rằng, mọi nỗ lực của Phi là làm cho Việt Nam hưởng lợi.

Bây giờ Duterte “buông tay” ở đá Ba Đầu, nói rằng phán quyết của PCA năm 2016 là “tờ giấy lộn”. Hệ quả làm cho tuyên bố “bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” của Mỹ và các quốc gia Nhật, Úc… trở thành vô giá trị.

Phán quyết PCA 2016 vô hiệu lực, trật tự pháp lý ở Biển Đông là không rõ rệt, nếu không nói là không hiện hữu. Mỹ, Nhật, Úc… mất lý do để ủng hộ Phi.

Bởi vì, nếu Việt Nam nói rằng đá Ba đầu thuộc Việt Nam, vì bãi đá này nằm trong lãnh hải 12 hải lý đảo Sinh Tồn Đông. Vấn đề là công hàm 1958 của Việt Nam nhìn nhận rằng các đảo Nam sa (tức Trường Sa) thuộc Trung Quốc.

Việt Nam đã không phản biện được các cáo buộc của Trung Quốc (cho rằng Việt Nam bị estoppel) qua các công hàm của Trung Quốc gởi văn phòng Tổng thư ký LHQ hồi tháng 3 năm ngoái.

Việt Nam bị “triệt buộc”, bỏ cờ. Trung Quốc được Duterte “bật đèn xanh”.

Theo tôi dự đoán, không chỉ Trung Quốc sẽ chiếm đá Ba Đầu mà chiếm luôn cụm đảo Sinh tồn. Không có phát súng nào xảy ra hết cả.

Sau khi Trung Quốc “hoàn thành sứ mạng”, Duterte lúc đó mới tuyên bố lại “phán quyết PCA 2016 là một phần của Luật Quốc tế về biển”, đúng như lập trường mà ông này nói hôm tháng 3/2021.

Phi nhượng cho Trung Quốc ba cái đảo “chim ỉa” lẻ tẻ không hề có thiệt hại chi cả. Các đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc hay của Việt Nam, điều này không làm thay đổi gì hết đối với Phi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét