Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Bộ Y tế cần cân nhắc kéo dài thời gian cách ly

 

Bộ Y tế cần cân nhắc kéo dài thời gian cách ly

Nguyễn Ngọc Chu

1.

Các biến thể Covid -19 ngày càng biến hoá tinh vi. Trong khi đó các phương pháp xét nghiệm hiện nay chưa thể chính xác 100%. Có bệnh nhân xét nghiệm âm tính đến 4 lần, đến lần thứ 5 mới phát hiện dương tính. Bệnh nhân Ấn Độ nhập cảnh Nội Bài ngày 17/4/2021 được cách ly ngay tại Hải Phòng đã cho kết quả âm tính sau 2 lần xét nghiệm (19 và 30/4/2021) và được ra khỏi cách ly trở lại cộng đồng ngày 01/5/2021. Nhưng kết quả xét nghiệm ngày 03/5/2021 lại khẳng định dương tính với Sars-CoV-2.

2.

Đã đến lúc Bộ Y Tê cần cân nhắc kéo dài thời gian cách ly. Singapore vừa thông báo kéo dài thời gian cách ly lên 21 ngày.

Cách ly người nhập cảnh lên 21 ngày còn hơn đóng cửa các tỉnh thành trong cả nước, làm cả đất nước tê liệt, và làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị lỗ, đối mặt với vỡ nợ, khuynh gia bại sản.

Hãy thử đặt mình vào trường hợp giáo viên các trường tư thục không được trả lương trong thời gian trường đóng cửa. 

Hãy thử đặt mình vào trường hợp nhân viên các nhà hàng không được trả lương trong thời gian đóng cửa.

Hãy thử đặt mình vào trường hợp chủ đầu tư phải trả tiền thuê mặt bằng, duy trì nhân viên, cầm cự bảo toàn doanh nghiệp trong khi phải gồng mình trả lãi và gốc tiền vay ngân hàng.

Lúc đó sự kéo dài thêm 7 ngày cách ly là épxilon nhỏ nhoi. Lúc đó không chỉ hận những kẻ cố ý trốn tránh cách ly dẫn đến gieo rắc Covid-19, mà còn căm thù vì phải đổi bằng cơ nghiệp và mạng sống.

3

Chống dịch như chống giặc. Toàn dân đồng lòng với các biện pháp quân phiệt. Người Việt Nam vốn đã quen chịu bị quân phiệt. Nhưng không có nghĩa là tuỳ tiện đóng cửa, tuỳ tiện phong toả.

Người Mỹ vác súng ra đường chống lệnh phong toả vì họ cho là chưa cần thiết, trong khi làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Đó là chưa nói đến sau lệnh phong toả, trong tài khoản của người dân hiện ra một khoản tiền đền bù của chính phủ mà không cần bất cứ sự khai báo nào.

Người Nhật không đóng cửa trường học, vẫn chuẩn bị cho Olympic dù vẫn còn nhiều ca nhiễm covid -19 tiếp diễn.

Ít đóng cửa, ít phong toả mới là khó, mới là giỏi. Còn nay đóng, mai phong toả… thì rất nhiều người làm lãnh đạo chống Covid được.

Đóng cửa, phong toả là biện pháp đơn giản nhất. Cứ có 1,2,3 trường hợp nhiễm Covid-19 là đóng cửa, phong toả thì không bao giờ “TOANG” cả tỉnh thành được.

Nhưng phải đóng cửa trường học, hàng quán như Hà Nội hiện thời chính là “TOANG” cục bộ. Một cục bộ rât lớn.

Đóng cửa và phong toả kéo theo thiệt hại hàng triệu tỷ đồng của toàn xã hội, kéo theo sự mất lương của hàng triệu người lao động, kéo theo sự thua lỗ và khuynh gia bại sản của hàng vạn doanh nghiệp.

Nếu thiệt hại sau các lệnh đóng cửa và phong toả không có người chịu trách nhiệm thì các lệnh đóng cửa và phong toả sẽ tiếp tục được ban ra một cách dễ dãi. Đó là cách an toàn nhất để trốn tránh trách nhiệm.

Nói những điều trên, là ủng hộ các chính sách quyết liệt đóng cửa, phong toả, chống dịch như chống giặc của chính quyền. 

Nói những điều trên là mong chính quyền có những biện pháp thông minh dẫn đến ít phải đóng cửa, ít phải phong toả, từ đó mới không dẫn đến thiệt hại cho xã hội. 

Nói những điều trên là để những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm bằng mất chức cho mỗi quyết định đóng cửa và phong toả không đúng của mình, chứ không phải bằng những lời hứa “tôi chịu trách nhiệm”.

N.N.C.

Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét