Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Bản tin ngày 1-5-2021

 

Bản tin ngày 1-5-2021

BTV Tiếng Dân

Điệp khúc “trễ hẹn” của dự án Cát Linh – Hà Đông

Bộ Giao thông Vận tải lại đột ngột hoãn đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Báo Tiền Phong đưa tin. Bộ GTVT thông báo: “Ngay khi có chứng nhận an toàn hệ thống, bộ đã khẩn trương bổ sung báo cáo nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng và gửi Hội đồng kiểm tra nhà nước. Dự kiến sau kỳ nghỉ Lễ 30/4 – 1/5, Hội đồng kiểm tra nhà nước sẽ xem xét, đánh giá cuối cùng để ra thông báo về kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư”.

Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông thêm một lần lỡ hẹn. Ảnh: TP

Trước đó, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch triển khai các công việc còn lại của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đồng thời báo cáo Thủ tướng, dự kiến đưa tuyến đường sắt này vào khai thác thương mại đúng dịp lễ 30/4 – 1/5. Một lần nữa, Bộ GTVT lại hứa tiếp, dù dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã được cấp chứng nhận an toàn vào chiều 29/4.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào “lịch sử” các dự án trễ hẹn của chính quyền CSVN. Dự án bắt đầu được khởi công từ ngày 10/10/2011, gần 10 năm qua, với hơn 10 lần trễ hẹn, để lại đống rác nằm chình ình ngay tại thủ đô, bộ mặt của đất nước: Sử dụng không được mà bỏ thì cũng không xong. 

Tai tiếng của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông không chỉ ở số lần trễ hẹn, mà còn ở chỗ đội vốn khiến dự án trở thành gánh nặng, tiền thuế của người dân bỏ ra. Dự án có tổng số vốn đầu tư ban đầu là 8.770 tỉ đồng, tương đương gần 553 triệu Mỹ kim, trong đó vốn vay từ TQ là 1,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 169 triệu Mỹ kim. Trải qua 3 đời Bộ trưởng Bộ GTVT: Đinh La Thăng, Trương Quang Nghĩa, Nguyễn Văn Thể, tới nay vẫn chưa sử dụng được.

Từ mức đầu tư ban đầu không quá 9.000 tỉ, dự án đã trải qua quá trình chậm tiến độ, đội vốn, khiến tổng mức đầu tư sau cùng lên tới khoảng 18.000 tỉ đồng, tăng 9.231 tỉ đồng, tổng mức đầu tư đã “phình” ra hơn 205%. Riêng phần vốn vay TQ đã “phình” ra tới hơn 13.800 tỉ đồng, tương đương 669,62 triệu Mỹ kim, góp phần tăng sự lệ thuộc của VN vào TQ. Dự án có dấu hiệu “móc ngoặc” với phía TQ, dạng “móc ngoặc” giống như trong dự án gang thép Thái Nguyên, để tiền từ ngân sách chảy vào túi của tổng thầu TQ.

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Chưa thể vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông, Bộ GTVT nói gì? Bộ GTVT giải thích, phải đợi sau dịp 30/4, 1/5 năm nay, Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng mới kiểm tra, đánh giá tuyến đường Cát Linh – Hà Đông: “Vì thông báo của hội đồng là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội, Tổng thầu Trung Quốc tiến hành hoàn tất thủ tục bàn giao để đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào vận hành, khai thác”.

VOV đặt câu hỏi: Vì sao Bộ GTVT xin “thông cảm” cho đường sắt Cát Linh – Hà Đông?Bộ GTVT giải thích lý do thủ tục đánh giá an toàn hệ thống do Tư vấn ACT thực hiện bị kéo dài: Khi ký hợp đồng với tư vấn ACT vào năm 2017, nhiều công đoạn của dự án đã thực hiện xong, đoàn tàu đã được sản xuất xong và vận chuyển từ TQ về VN lắp đặt, giờ muốn hoàn tất kiểm tra thì phải khôi phục các tài liệu liên quan có trước năm 2017. Riêng đoàn tàu đã “đắp chiếu” từ năm 2017 đến nay.

Tác động của sự kiện tàu Cát Linh – Hà Đông lỡ mốc vận hành ngày 1/5: Dư luận bức xúc vì mừng hụt, theo VTC. Một độc giả của VTC bình luận: “Vốn đã quen dự án này hẹn rồi lại thất hẹn, nhưng lần này quả thật thấy thiếu sự tôn trọng. Bộ GTVT nói mong người dân thông cảm, nhưng cách thông báo thông tin của cơ quan này không ổn. Chiều mới phát đi thông tin và người dân biết đến rộng rãi vào tối muộn, trước thời điểm được hẹn chỉ hơn 1 ngày. Hơn nữa, lý do đưa ra cũng rất thiếu thuyết phục”.

RFA có bài về đường sắt Cát Linh – Hà Đông: ‘biểu tượng’ trễ hẹn! GS chuyên ngành xây dựng Nguyễn Đình Cống phân tích: “Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chứa đựng nhiều gian dối, lừa lọc, tham nhũng, đúng như lời Đại sứ Trung quốc nói với ông Vương Đình Huệ, rằng nó tiêu biểu cho tình hữu nghị Trung Việt, một quan hệ đầy rẫy gian dối, lừa lọc của Trung cộng và sự khuất phục, lệ thuộc của Việt cộng”.

Mời đọc thêm: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại lỡ hẹn (TCDN). – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại lỡ hẹn chạy dịp 1/5 (VTC). – Đường sắt Cát Linh-Hà Đông được cấp chứng nhận an toàn hệ thống (TCGT). – Đường sắt Cát Linh- Hà Đông đạt chứng nhận an toàn nhưng chưa thể chạy từ 1-5, Bộ Giao thông mong người dân thông cảm(ANTĐ).

– Bộ GTVT mong “thông cảm” vì tuyến Cát Linh – Hà Đông tiếp tục chậm tiến độ(VietTimes). – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Không biết còn bao nhiêu lần “hứa”(LĐ). Mời đọc lại: Gần 10 năm Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Xuân này, tàu sẽ chạy? (VOV). – “Không để đường sắt Cát Linh – Hà Đông lỡ hẹn lần thứ 9”(VnEconomy). 

“Tháng Tư Đen”

RFA đặt câu hỏi về dịp kỷ niệm 30 tháng 4 năm nay: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết, dịp 30/4 năm nay diễn ra trầm lặng hơn các năm trước, chính quyền các địa phương tự đi cắm cờ chứ không thúc ép người dân nữa. 

Ông Tuấn Khanh nói: “Trên tinh thần của Nhà nước Việt Nam thì năm nào họ cũng nói 30 tháng 4 là một ngày lễ lớn tổ chức lớn. Các cơ quan Nhà nước thì có treo cờ và cờ của Đảng Cộng sản nhiều hơn cờ đỏ sao vàng. Trên truyền hình hay đài phát thanh, những chương trình ca ngợi chiến thắng năm nay hoàn toàn không có mà chỉ có những bản tin ngắn, vừa phải”.

TS Hà Hoàng Hợp nhận định, bộ máy tuyên truyền của chế độ đã bắt đầu hạn chế sử dụng mấy từ “giải phóng”, “thống nhất”: “Người ta còn phải nhận thức một điều nữa là cuộc chiến tranh đó không phải là cuộc chiến tranh chống Mỹ mà là cuộc chiến tranh người Việt đánh nhau với người Việt. Nó mang tính chất của một cuộc nội chiến. Cần phải thay đổi cái suy nghĩ ấy đi và dần dần bỏ đi những từ ngữ không còn đúng nữa”

Mời đọc thêm: Miền Nam vẫn có 21 năm tuyệt vời giữa thời chiến tranh ly loạn — Câu hỏi cho ngày 30 Tháng Tư (NV). – 30/4: Liệu có phải đợi thêm 46 năm mới có tự do mở miệng? (VOA). – Ảnh hưởng gia tăng của quân đội lên thượng tầng chính trị Việt Nam(RFA).  

Cập nhật tình hình Miến Điện

Báo Thanh Niên đưa tin: Hội đồng Bảo an ra tuyên bố về Myanmar sau cuộc họp do Việt Nam triệu tập. Sau cuộc họp ngày 30/4, Hội đồng Bảo an LHQ đã ra tuyên bố kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện ngay lập tức. Tuyên bố của HĐBA cũng lưu ý, bản đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Miến Điện nên được áp dụng ngay lập tức, HĐBA ủng hộ “vai trò trung tâm” của ASEAN trong lộ trình giải quyết khủng hoảng ở Miến.

Nhưng đây vẫn chưa phải tín hiệu hoàn toàn tích cực cho người dân Miến, vì tuyên bố của HĐBA chỉ được thông qua sau cuộc họp kín với các nước phương Tây buộc phải nhượng bộ TQ và Nga, hai chế độ độc tài đang “bảo kê” cho chính quyền quân phiệt Miến Điện. Nga và TQ yêu cầu HĐBA xóa một số cụm từ trong dự thảo tuyên bố do Anh soạn, như “một lần nữa cực lực lên án bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa” và “tái kêu gọi quân đội kiềm chế tối đa”.

VOA có bài: LHQ không nhất trí về tuyên bố chung Myanmar, chủ yếu do Nga-Trung. Nguồn tin từ AFP cho biết, các nhà ngoại giao LHQ tiết lộ, TQ và Nga bác bỏ dự thảo của Anh và đề nghị bản thảo của họ, vốn không thể chấp nhận đối với đa số HĐBA, khiến cuộc họp kín không đạt được đồng thuận. Yêu cầu đến thăm Miến Điện của Đặc phái viên LHQ Christine Schraner Burgener lại bị khước từ.  

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời đặc phái viên LHQ: Myanmar có nguy cơ rơi vào bế tắc. Đặc phái viên Burgener cảnh báo, trong trường hợp không có phản ứng tập thể từ cộng đồng quốc tế đối với cuộc chính biến tại Miến, việc điều hành đất nước tại quốc gia này có nguy cơ đi vào bế tắc, trong tình hình bạo lực càng trở nên tồi tệ hơn. Chính quyền quân phiệt chỉ lo đảm bảo quyền thống trị của họ, để mặc dân trong cảnh đói khát và dịch bệnh.

Hãng thông tấn Al Jazeera có clip: Quân đội Miến Điện tăng cường tấn công các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang

Báo Tiền Phong có bài: Khủng hoảng kép kéo kinh tế Myanmar đến bờ vực sụp đổ. Cả 2 cú sốc xảy ra chỉ trong 2 tháng, cuộc đảo chính 1/2 và sự bùng phát dịch Covid-19, đang đẩy nền kinh tế Miến Điện tới ngưỡng giới hạn: “Các yếu tố như giá thực phẩm tăng, lương và thu nhập giảm đáng kể, các dịch vụ cơ bản như ngân hàng và chăm sóc y tế suy giảm, hệ thống an sinh xã hội không bảo đảm”, có thể kéo hàng triệu người dân Miến xuống dưới ngưỡng thu nhập nghèo đói, chỉ khoảng 1,1 Mỹ kim/ngày, trẻ em và phụ nữ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mời đọc thêm: Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar thực hiện ‘Đồng thuận 5 điểm’ (TG&VN). – Việt Nam thành công trong việc xúc tiến thảo luận tại HĐBA LHQ (TTXVN). – HĐBA hoan nghênh nỗ lực của ASEAN tìm kiếm giải pháp cho Myanmar (Tin Tức). – Đảo chính Miến Điện: Hội Đồng Bảo An kêu gọi thực thi kế hoạch của ASEAN (RFI). – Liên Hợp quốc không đạt đồng thuận về Myanmar (KTĐT). – Hai căn cứ không quân Myanmar bị tấn công(TP). – 2 căn cứ không quân Myanmar bị tấn công, 6 quân nhân chết (PLTP).

***

Thêm một số tin: Nguyễn Xuân Phúc ‘tranh’ chỉ đạo chống COVID-19 của Phạm Minh Chính (NV). – Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra ổ dịch COVID-19 ở Hà Nam(VTC). – Ấn Độ: “Gần như ai cũng có người quen nằm viện hoặc lâm bệnh nặng vì Covid-19” — Covid-19: Lò thiêu tử thi ở New Delhi bị quá tải — Covid-19: Ấn Độ khởi động chiến dịch chích ngừa cho toàn bộ người lớn — Covid-19: Pháp sẽ chích ngừa cho toàn bộ người lớn từ ngày 15/06 —  Covid-19: Một thành phố Thụy Điển phạt người từ chối chích AstraZeneca (RFI).

– Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có một ứng viên tự ứng cử công khai mình đồng tính (RFA). – Mật ong đứng trước nguy cơ bị Mỹ điều tra chống bán phá giá(NLĐ). –  Mỹ chính thức rút hết những người lính cuối cùng khỏi Afghanistan (TTXVN). – Tương lai đối tác cựu thù: Việt Nam giải quyết thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ như thế nào? (VOA). – Chính quyền Nga dùng camera an ninh để đàn áp đối lập — Người đào tị tiếp tục thả truyền đơn qua Bắc Triều Tiên bất chấp luật cấm (RFI).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét