Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Xử án Đồng Tâm: Tranh cãi tại tòa và trên mạng xã hội

 Xử án Đồng Tâm: Tranh cãi tại tòa và trên mạng xã hội

Tường thuật trực tiếp

  1. ‘Nhà nước Pháp quyền và quốc gia thượng đẳng’

    Từ Tokyo, Giáo sư Trần Văn Thọ có bài viết trên Facebook với tựa ‘Nhà nước Pháp quyền và quốc gia thượng đẳng’.

    Mặc dù bài viết không liên hệ tới sự kiện Đồng Tâm nhưng giới quan sát cho rằng thời điểm ra bài viết này của những học giả có uy tín và tầm cỡ như ông là rất đáng suy ngẫm.

  • 'Đám côn đồ ngành'

    Nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân:

    Sự táo tợn, manh động của cơ quan chấp pháp hôm nay tiếp tục được nâng lên một ngưỡng mới khi một số kẻ có hành động đe dọa và xúc phạm các luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm.

    Việc công an, côn đồ gây sự và đe dọa các luật sư có lẽ xuất phát từ ý muốn kiểm soát và ngăn chặn, không để các luật sư tiếp tục truyền tải thông tin; hoặc là để cướp tài liệu, phá hồ sơ, cản trở công việc bào chữa của họ.

    Ngành công an Việt Nam có tiền sử tấn công luật sư: Cách đây gần 5 năm, vào buổi chiều 03/11/2015, ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây), một đám côn đồ đã chặn xe, hành hung hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân (ông Luân cũng tham gia bào chữa trong vụ Đồng Tâm này). Trong đó, một “côn đồ” đã bị nhận diện là… công an xã.

  • Post update

    Quote Message: Bạo lực với những người phi bạo lực là biểu hiện của sự bất lực. Cần bảo vệ những luật sư đang bị nguy hiểm, để đảm bảo họ làm việc của họ một cách hợp pháp và đúng chuyên môn. from Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) 
    Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
  • LS Đặng Đình Mạnh: 'Chúng tôi bị bốn cậu bám theo' khi đi bộ về khách sạn

    Vào cuối giờ chiều ngày 10/9, sau khi ra khỏi tòa và đi bộ về khách sạn, các luật sư Đặng Đình Mạnh, Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Văn Miếng bị lực lượng bảo vệ tòa đẩy xuống cầu thang, sau đó có bốn người đi hai xe máy bám theo, luật sư Mạnh kể với BBC News Tiếng Việt.

    Video content

    Video caption: LS Đặng Đình Mạnh: 'Chúng tôi bị bốn cậu bám theo' khi đi bộ về
  • Hội luận trực tuyến về vụ Đồng Tâm

    Quý vị có thể theo dõi các ý kiến phân tích, bình luật nóng của các vị khách trong Bàn tròn thứ Năm hôm nay về chủ đề Đồng Tâm. 

    Khách mời: Luật sư Ngô Anh Tuấn, trong nhóm luật sư bào chữa cho các bị cáo, từ Hà Nội; Luật sư Đinh Hồng Hạnh từ TP HCM và PGS Luật học Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội

  • Post update

    Quote Message: Ngay khi xảy ra vụ việc [01/2019], VTV đã đăng hình ảnh một số bị cáo “nhận tội”. Đây là việc vi phạm nghiêm trọng qui trình tố tụng. from Luật sư Đinh Hồng Hạnh từ TP HCM 
    Luật sư Đinh Hồng Hạnh từ TP HCM
  • Post update

    Quote Message: Nền tư pháp đã sụp đổ trong lòng dân from PGS Luật học Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội 
    PGS Luật học Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội
  • Post update

    Quote Message: Lời khai của các bị can trước đây, trong quá trình điều tra và tại tòa đều không tố cáo bị ai đánh đập hay ép cung from Viện kiểm sát 
    Viện kiểm sát
  • 'Đảng CSVN cần xét lại chiến lược truyền thông của nhà nước'

    GS Carl Thayer trả lời BBC về vụ án Đồng Tâm:

    “Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) luôn rất quan tâm đến các cuộc biểu tình đòi đất vì chúng có thể làm suy yếu tính hợp pháp của chính quyền, đặc biệt là ở cấp địa phương. Vụ án Đồng Tâm sẽ dẫn đến việc giám sát và kiểm soát từ trên xuống nhiều hơn khi các cuộc biểu tình về đất đai bắt đầu nổ ra. 

    “Vụ án Đồng Tâm cũng có thể khiến chính phủ phải xem xét lại các tiêu chuẩn về quy trình hoạt động và chiến thuật sử dụng vũ lực của cảnh sát và nhân viên an ninh.

    “Ngoài ra, ĐCSVN sẽ cần phải xem xét lại chiến lược thông tin và truyền thông của nhà nước khi nững người dân biểu tình đòi đất được mô tả trên các phương tiện truyền thông Việt Nam là "những kẻ bạo loạn và khủng bố".

    “Những người Việt Nam thông thạo tin tức đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường do chính quyền địa phương kích động vì lợi ích tài chính của họ. 

    “Trừ khi các quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì những hành động này, giới tinh hoa của Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi và chế nhạo tính trung thực của các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức của nhà nước trong việc tường trình các diễn biến”.

    GS Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm
    Image caption: GS Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm
  • 'Biến tòa thành nhà tang lễ'

    Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bảo vệ quyền lợi cho một số bị cáo ở Đồng Tâm, nhận định rằng phần bảo vệ quyền lợi ba công an thiệt mạng sáng 10/9 thiếu tính pháp lý và biến phiên tòa thành một nhà tang lễ.

    Thay vì chỉ bảo vệ quyền lợi về mặt dân sự cho ba công an thiệt mạng, thì HĐXX để đại diện luật sư của bị hại là ông Lê Hồng Bách kể tội những bị cáo và nói về nỗi thương đau của các chiến sỹ một cách rất mùi mẫn làm gia đình của các bị hại khóc suốt bài bảo vệ đó."

    "Không phủ nhận việc các bị hại đã chết, nhưng khi khơi lại nỗi thương đau như vậy, tả lại cái chết, đọc lại biên bản giảm định [với những mô tả] như 'trơ xương' rồi 'cụt tay', v.v…, làm cho gia đình các bị hại ngồi khóc lóc làm cho khán phòng của vụ án giống như nhà tang lễ vậy."

  • Chính quyền sẽ 'xử lý nội bộ'?

    Nhà quan sát thời sự Kiến trúc sư Dương Quốc Chính từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt:

    “Những 'tai nạn' mà công an bị như thế này, chắc chắn là có trách nhiệm của người lãnh đạo trong ngành công an chứ không thể nào mà dễ dàng mà bỏ qua được. Rõ ràng là có vấn đề về mặt nghiệp vụ.

    "Như thế, chắc chắn tôi nghĩ trong nội bộ họ sẽ xử lý, chỉ có điều là họ không làm rùm beng lên mà thôi. Thông thường họ vẫn làm như vậy, tức là họ sửa sai, bề ngoài họ không nhận sai, nhưng những xử lý ở cấp nội bộ tôi đoán có thể xảy ra ở cấp lãnh đạo, chứ không chỉ dừng ở cấp lính tráng, cấp thấp."

  • 'Không nên thực nghiệm điều tra'

    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba nạn nhân, luật sư Nguyễn Hồng Bách nói:

    “Một số luật sư đặt câu hỏi: lực lượng này vào thôn Hoành có hợp pháp hay không? Có ai vượt quá trách nhiệm thi hành công vụ thì họ phải chịu trách nhiệm? Tôi khẳng định 3 chiến sĩ công an kể trên đã thực thi công vụ theo kế hoạch được giao. Sau khi hy sinh, các chiến sĩ đã được Đảng, Nhà nước thăng quân hàm vượt cấp... Nếu là tội phạm, họ có được ghi nhận công lao hay không?”

    “Có luật sư cho rằng, có 2 bình khí CO2 đã cháy ở dưới hố, nghi ngờ nguyên nhân cái chết của 3 liệt sĩ công an. Tôi cho rằng cần nhìn nhận lại. Chúng ta có nên dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui vào cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên? Nói 2 bình khí mà dẫn tới cái chết của 3 chiến sĩ tôi không đồng ý…

    “Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phục dựng, tái dựng hiện trường và thực nghiệm điều tra. Trường hợp này, chúng ta không nên thực nghiệm, như thế sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình thân nhân”.

    LS Nguyễn Hồng Bách: Chúng ta có nên dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không?
    Image caption: LS Nguyễn Hồng Bách: Chúng ta có nên dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không?
  • 'Bước ngoặt lớn và một phép thử sống'

    Tiến sĩ Vũ Minh Khương từ Singapore viết trên trang cá nhân ngày 9/9/2020:

    Việt Nam đang đững trước những cơ hội vô giá để đi đến một tương lai tươi sáng trong những thập kỷ tới. Thế nhưng thành công của một dân tộc không chỉ phụ thuộc vào cơ hội, mà quan trọng hơn, nó phụ thuộc vào khả năng vượt qua những thách thức cốt tử. Với Việt Nam những thách thức cốt tử này là đó là sự thiếu minh bạch của hệ thống chính trị, sự thiếu công tâm của bộ máy công quyền, và sự suy yếu về phẩm giá trong toàn xã hội.

    Vụ án Đồng Tâm là một phép thử sống còn về khả năng của những người lãnh đạo Việt Nam vượt qua ba thách thức cốt tử nói trên. Nếu đưa ra bản án nhẫn tâm với những người bị bắt với những lý lẽ và chứng cớ rất thấp kém như đang diễn ra trong ba ngày vừa qua, những người xử án đang cho cả thế giới thấy là hệ thống chính trị không chỉ thiếu minh bạch mà còn mờ ám, bộ máy công quyền không chỉ thiếu công tâm mà còn tàn độc; phẩm giá của xã hội không chỉ bị suy yếu mà còn bị chà đạp.

    Vụ án Đồng Tâm sẽ là một bước ngoặt lớn để người mỗi người Việt Nam nhận thức rõ hơn thực trạng hiện nay. Lòng dân là sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam. Đừng ai xem thường sự day dứt và uất hận của đồng bào mình. Câu ngạn ngữ “nếu ta không thay đổi thì sẽ bị thay đổi” sẽ đúng hơn bao giờ hết với Việt Nam trong những năm tháng thiêng liêng phía trước.

  • Dân làng Đồng Tâm có quyền tham gia Tổ Đồng Thuận theo Hiến pháp VN

    (Trích bài bào chữa của Luật sư Nguyễn Văn Miếng trình bày tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/9/2020)

    Bị cáo có tham gia Tổ Đồng Thuận không?

    Đó là câu hỏi "thường trực" của chủ tọa phiên tòa khi thẩm vấn các bị cáo.Tuy Cáo trạng không tuy tố về hành vi lập hội, nhưng trong quá trình thẩm vấn, Hội đồng xét xử lại quan tâm đặc biệt đến việc các bị cáo có tham gia “Tổ Đồng Thuận” hay không để xem xét các hành vi phạm tội khác của các bị cáo."

    "Điều này vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định tại Điều 25 Hiến Pháp.Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

    "Do đó, việc tham gia hay không tham gia Tổ Đồng Thuận là quyền công dân, không ai được sử dụng quyền Hiến định làm căn cứ kết tội công dân.

    "Hơn nữa, từ năm 2013, với mục đích chống tham nhũng, Tổ Đồng Thuận đã gặt hái được kết quả theo tinh thần của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, đã đưa được các cán bộ Đồng Tâm, Mỹ Đức tham nhũng đất đai ra trước vành móng ngựa. Đất đai đồng Sênh của xã Đồng Tâm bị tham nhũng lúc ấy, không hề được nhắc đến là đất Quốc phòng."

    Dong Tam
    Image caption: Phiên tòa xử 29 người vụ Đồng Tâm tháng 9/2020
  • Cần công bố kế hoạch vào Đồng Tâm của Công an Hà Nội

    (Trích biên bản phiên tòa ngày 9/9 của luật sư Ngô Anh Tuấn

    "Cần công bố, đánh giá, làm rõ kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm (Kế hoạch 419A) của công an thành phố Hà Nội. Đây không phải là văn bản mật và được chính công an thành phố Hà Nội có công văn trả lời về sự tồn tại của nó thì không lý do gì mà không đưa vào hồ sơ vụ án để đánh giá tính hợp pháp, công vụ của những người thực hiện nhiệm vụ hôm xảy ra sự kiện. Người dân và chúng tôi có quyền nghi ngờ kế hoạch này không có thực hoặc bất hợp pháp nếu văn bản này không được công khai. Điều này cũng để chứng minh rằng, trong hậu quả xảy ra, có phần trách nhiệm của lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đối với cán bộ, chiến sỹ của mình."

    "Cần làm rõ sự mâu thuẫn trong nội dung bản Kết luận điều tra (KLĐT). Cáo trạng về hiện trường vụ án liên quan tới hành vi của ông Bùi Viết Hiểu, ông Lê Đình Kình, tới cái chết của ông Lê Đình Kình và các vết thương trên người ông Bùi Viết Hiểu.Theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu và hồ sơ có trong vụ án, đủ cơ sở để chứng minh ông Kình bị bắn trực diện từ phía trước và đó là phát bắn gây nên cái chết cho ông. Ông Hiểu cũng bị bắn hai phát nhưng không chết chứ không phải là bị thương nhưng không rõ nguyên nhân (Việc này luật sư Lê Văn Hòa và tôi đã gửi văn bản khiếu nại nhưng tới nay chưa được giải quyết)."

    "Chủ tọa phiên tòa lưu ý luật sư về giới hạn phạm vi xét xử vụ án. Rằng vụ án không giải quyết về cái chết của ông Kình nên luật sư không đề cập tới trường hợp ông Lê Đình Kình.Lúc này, bà Bùi Thị Nối đứng phắt dậy và nói “Nếu ông nói vậy thì ông xuống ghế đi”. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu cảnh sát tư pháp đưa bị cáo ra khỏi phiên tòa, bà Nối không đồng ý. Sau đó, ba cảnh sát tư pháp đã giải giải, khiêng bà ra ngoài."

    Đồng Tâm
    Image caption: Các luật sư thu thập chứng cứ tại căn nhà chi chít vết đạn của ông Lê Đình Kình tháng Giêng 2020
  • Luật sư nói gì về lý do đề nghị tòa 'trả hồ sơ điều tra bổ sung'?

    (Trích 'lời biện hộ' của Luật sư Lê Văn Luân trước tòa)

    "Các xung đột và làm cho vô hiệu tính chứng minh và rõ ràng của hành vi, việc chưa thực nghiệm hiện trường, càng có cơ sở để yêu cầu Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm sáng tỏ các sự kiện quan trọng này. Và theo đó, có thể xác định tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng hay Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không.

    Việc yêu cầu trả hố sơ điều tra bổ sung càng cho thấy sự cần thiết và chắc chắn về cơ sở pháp lý, bởi hai lẽ:

    (i) Các video được trình chiếu trong phiên toà đã bị cắt xén, ráp nối và được/bị chỉnh sửa, từ phông nền cho tới chữ “bị cáo...” xuất hiện trước chân dung từng bị cáo khi nói lời thừa nhận tội trạng. Như vậy, các chứng cứ này đã bị xâm phạm vào một cách nghiêm trọng, không có nguồn gốc và mô tả tình trạng, không còn tính nguyên vẹn bởi đã bị can thiệp thô bạo bằng các kỹ thuật chỉnh sửa và biên tập.

    (ii) Nhiều bị cáo khai tại phiên toà có sự bức cung và đánh đập, với con số nhiều các bị cáo khai tại phiên toà như vậy, theo thẩm quyền và nghĩa vụ của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát, có thể đề nghị khởi tố vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp để điều tra và từ đó ngăn chặn mọi hành vi tiến hành tố tụng có dấu hiệu vi phạm.

    Cuối cùng, sau mọi phân tích, đánh giá và nhận định cũng như đưa ra các đề nghị, tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta đang phải chứng minh và đi tìm sự thật, nhưng tại phiên toà, không có sự thật nào khác ngoài sự thật hợp pháp. Vì rằng, nó là để bảo đảm sự công bằng trước luật pháp, không phải chỉ cho các bị cáo này, mà là cho tất cả chúng ta. Và, mọi sự thật, không gì khác, chỉ có duy nhất là sự thật hợp pháp."

    Phiên tòa xử 29 người Đồng Tâm
    Image caption: Phiên tòa xử 29 người Đồng Tâm đã được luật sư đề nghị Tòa 'trả hồ sơ để điều tra lại'
  • Luật sư 'cảm kích' khi 19 bị cáo được chuyển tội danh nhẹ hơn ban đầu

    (Trích 'lời biện hộ' của Luật sư Lê Văn Luân trước tòa)

    "Tôi bào chữa cho 6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục (tội giết người) và Nguyễn Thị Dung (tội Chống người thi hành công vụ).

    Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ án này. Và cùng với sự chia sẻ nỗi cảm thông ấy, chúng ta ở đây có một nhiệm vụ quan trọng không kém, đó là làm cho sáng tỏ những sự thật thực sự của nó. 

    Và thật cảm kích, tôi rất cảm ơn các vị đại diện viện kiểm sát đã chuyển tội danh đối với 19 bị cáo, từ tội Giết người sang Chống người thi hành công vụ, bởi chính vì điều này, cho thấy, ý chí và nhận thức thực sự của các bị cáo trong vụ án này là không nhằm mục đích giết người ngay từ đầu, mà nếu có, như đúng đánh giá của các vị đại diện viện kiểm sát khi đã nhận định rằng, hầu hết các bị cáo chống trả là với mục đích chống người thi hành công vụ.

    Tuy nhiên, quay trở về vấn đề công vụ. Đây là một cơ sở bắt buộc để truy tố tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS. Và điều luật này quy định, công vụ phải là hợp pháp. Trong khi đó, hồ sơ vụ án đã nêu rõ Kế hoạch số 419a/KH-PV01-PV02-MP do Công an Hà Nội lên phương án và Bộ Công an phê duyệt. 

    Và tài liệu này là một văn bản đặc biệt quan trọng để xác định đúng đắn công vụ là gì. Mặc dù vậy, vị đại diện Công an Hà Nội xuất hiện tại phiên toà với vai trò người tham gia tố tụng khác lại đã không được xét hỏi và bị coi là đơn vị được tham dự phiên toà. Và hẳn nhiên, Kế hoạch số 419a này sẽ được lưu trong hồ sơ của nhiều cấp, ngành khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không có mặt trong hồ sơ vụ án. Tài liệu là văn bản trả lời về kế hoạch của Công an Hà Nội chỉ là một văn bản thế thân, nên không có giá trị để đánh giá so với bản Kế hoạch gốc chứa đựng nội dung của nó."

    (Trích 'lời biện hộ' của Luật sư Lê Văn Luân trước tòa)

  • Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: 'Rất lo ngại về vụ án này'

    Trên trang Facebook cá nhân của mình, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, viết hôm 07/9:

    "Rất lo ngại về vụ án này, công luận trong nước và quốc tế đều quan tâm.

    Phán xét của tòa cần công tâm,thận trọng, nếu không, có thể gây ra phản ứng mạnh trong cộng đồng. 

    Báo chí không nên kết tội thay tòa án, cần đưa tin khách quan, phản ánh đầy đủ ý kiến các bên."

    Phiên khai mạc hôm 7/9 tại Hà Nội
    Image caption: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án với 29 bị cáo khai mạc ngày 7/9/2020 tại Hà Nội và được dự kiến diễn ra trong mười ngày
  • Các bản án nặng có giải quyết căn cốt vấn đề?

    Trước câu hỏi như trong vụ Đồng Tâm đang được chính quyền đem ra xét xử, liệu các bản án được tuyên, các phán quyết cuối cùng mà dù có nặng nề đến mấy với các bị cáo là người dân, nông dân địa phương, thì có thể giải quyết được rốt ráo, căn cốt vấn đề xung đột và tranh cấp nóng bỏng về sở hữu đất đai như đã đang diễn ra lâu nay ở Việt Nam hay không, kinh tế gia Bùi Kiến Thành từ Hội An nói với BBC hôm 08/9:

    "Nó không giải quyết được vấn đề gì cả. Tại vì nhà nước ăn cướp quyền sở hữu đất đai của nhân dân, rồi bây giờ người ta uất ức, bức xúc vì không được giải quyết, người ta có hành động đấu tranh, thì các hành động bạo lực như vừa rồi có khác gì phong kiến, tư bản ở đâu đó trước kia mang quân, đem lính tới để mà chiếm đoạt đất đai là tài sản của nhân dân? 

    "Cho nên, theo tôi vấn đề đó là phải bình tĩnh để suy nghĩ, những cuộc đấu tranh của nhân dân như ở Đồng Tâm diễn ra, thì nhà nước, chính quyền càng phải suy nghĩ về nguồn gốc của quyền sở hữu từ thời ông bà, tổ tiên của người ta như thế nào? Chứ không phải là phạt tù hay phạt nặng đi nữa mà như thế là xong. 

    "Theo tôi cách làm đó chưa giải quyết và sẽ không giải quyết được vấn đề đó trong toàn đất nước Việt Nam này cả."

    Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối các quyết sách
    Image caption: Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối các quyết sách, trong đó có chính sách về quyền sở hữu và phân phối đất đai, ruộng đất
  • Cần thực nghiệm hiện trường?

    Có nhiều ý kiến nói trong vụ xử Đồng Tâm cơ quan điều tra cần phải cái gọi là “thực nghiệm hiện trường” để làm rõ hoàn cảnh xảy ra các cáo buộc "giết người".

    Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nhận định đây “vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng”.
    Image caption: Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội nhận định đây “vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng”.
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét