TRUNG CỘNG ĐÃ NHẢY DỰNG NHƯ ĐỈA PHẢI VÔI TRƯỚC MỸ
về hành động bắt nạt ở Biển Đông
RFA
2019-07-22
Sau khi bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo kêu gọi ngưng hành động bắt nạt, đe dọa các nước khác tại Biển Đông, vào ngày 22 tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản bác cho rằng ý kiến từ phía Washington về hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông như thế là vu khống.
RFA
2019-07-22
Sau khi bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo kêu gọi ngưng hành động bắt nạt, đe dọa các nước khác tại Biển Đông, vào ngày 22 tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản bác cho rằng ý kiến từ phía Washington về hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông như thế là vu khống.
Reuters dẫn lời của phát ngôn nhân Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 7 cho rằng ý kiến của Washington đưa ra trong thông cáo hôm ngày 20 tháng 7 đi ngược lại nỗ lực của Bắc Kinh và những quốc gia Đông Nam Á nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông cũng như giải quyết những bất đồng một cách phù hợp.
Ông Cảnh Sảng lặp lại luận điểm lâu nay là các nước và nhân dân của họ khộng tin vào lời nói của Hoa Kỳ; đồng thời ông này kêu gọi Hoa Kỳ ngưng những hành vi bị cho là thiếu trách nhiệm và tôn trọng nỗ lực của Trung Quốc cùng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á- ASEAN trong giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và cùng hành động duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 7 ra thông cáo mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc cần ngưng ngay hành động bị cho là bắt nạt và khiêu khích can thiệp gây bất ổn tại Biển Đông
Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thông cáo đưa ra nhắc lại điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la. Đặc biệt hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí của Việt Nam bị Trung Quốc cản trở với những hành vi bắt nạt.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dù không nêu rõ những hành động cản trở của Trung Quốc diễn ra cụ thể khi nào, nhưng theo Cơ quan này thì hành động như thế của Trung Quốc đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lặp lại việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa những đảo đá tiền tiêu ở Biển Đông, cùng với các nổ lực khác nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền phi pháp tại khu vực biển này, bao gồm việc sử dụng lực lượng dân quân biển để trấn áp, dọa nạt, đe nẹt những quốc gia khác làm phương hại đến hòa bình và an ninh khu vực.
Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc cưỡng bức, đe dọa bởi bất cứ quốc gia nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền và quyền hàng hải tại Biển Đông.
Tại Diễn đàn Anh Ninh Aspen ở Colora từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 7 vừa qua, Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài phát biểu Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có khả năng biến đổi trật tự thế giới thành ‘tốt hay xấu’.
Trung Quốc là một chủ điểm được nói đến nhiều trong diễn đàn kéo dài 4 ngày qui tụ các quan chức Hoa Kỳ hàng đầu và những thủ lãnh về chính sách trên thế giới.
Tướng về hưu Tony Thomas của Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, là một thách thức lớn trong lĩnh vực công nghệ mà Hoa Kỳ từng chứng kiến trong khoảng thời gian gần 20 năm.
Ông Chris Brose, Cựu giám đốc Ủy ban Quân Vụ chịu trách nhiệm tài trợ và giám sát của Bộ Quốc Phòng đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông và tại vùng biên giới với Ấn Độ và đó nên là một tập trung lớn đối với những nộ lực an ninh của Hoa Kỳ.
Ông Chris Brose cũng cảnh giác rằng Washington có nguy cơ mất thế thượng phong nếu như không có ứng phó đối với việc Bắc Kinh đầu tư sâu rộng vào công nghệ; tuy nhiên ông này lạc quan cho rằng Trung Quốc đã không thể tạo nên một mối nguy bao trùm.
Cũng tin liên quan, tại Diễn đàn An ninh Aspen, chỉ huy quân đội tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson, vào ngày thứ năm 18 tháng 7 phát biểu rằng những tên lửa mà Trung Quốc bắn ra Biển Đông vào tháng trước là một loại tên lửa đạn đạo chống ngầm mới mà Bắc Kinh phát triển được.
Tin này do Đài NHK của Nhật loan đi ngày 19 tháng 7 và theo đô đốc Philip Davidson thì có sáu tên lửa đạn đạo chống ngầm được bắn đi và đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho bắn thử nghiệm loại tên lửa này ra Biển Đông.
Đô đốc Philip Davidson cho rằng vụ thử tên lửa đó của Trung Quốc không chỉ đưa ra một thông điệp đối với Hoa Kỳ mà cho toàn thế giới.
______________
Vụ Bãi Tư Chính:
Trung Quốc nói Mỹ ‘vu khống’, ‘vô trách nhiệm’
VOA
22/07/2019
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/7 nói rằng các tuyên bố của quan chức Mỹ về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính "vu khống", sau khi Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về thông tin xảy ra “đối đầu” giữa tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, theo Reuters.
Hôm 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói rằng các hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước tuyên bố chủ quyền khác đe dọa tới an ninh năng lượng khu vực và gây tổn hại tới thị trường năng lượng tự do và rộng mở ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ông Cảnh Sảng lặp lại luận điểm lâu nay là các nước và nhân dân của họ khộng tin vào lời nói của Hoa Kỳ; đồng thời ông này kêu gọi Hoa Kỳ ngưng những hành vi bị cho là thiếu trách nhiệm và tôn trọng nỗ lực của Trung Quốc cùng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á- ASEAN trong giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và cùng hành động duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 7 ra thông cáo mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc cần ngưng ngay hành động bị cho là bắt nạt và khiêu khích can thiệp gây bất ổn tại Biển Đông
Phát ngôn nhân Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thông cáo đưa ra nhắc lại điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hồi đầu năm rằng bằng việc chặn đứng phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp bắt nạt, Trung Quốc ngăn không để các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp cận những nguồn năng lượng tái tạo dự trữ lên đến hơn 2,5 ngàn tỷ đô la. Đặc biệt hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí của Việt Nam bị Trung Quốc cản trở với những hành vi bắt nạt.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dù không nêu rõ những hành động cản trở của Trung Quốc diễn ra cụ thể khi nào, nhưng theo Cơ quan này thì hành động như thế của Trung Quốc đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lặp lại việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa những đảo đá tiền tiêu ở Biển Đông, cùng với các nổ lực khác nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền phi pháp tại khu vực biển này, bao gồm việc sử dụng lực lượng dân quân biển để trấn áp, dọa nạt, đe nẹt những quốc gia khác làm phương hại đến hòa bình và an ninh khu vực.
Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc cưỡng bức, đe dọa bởi bất cứ quốc gia nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền và quyền hàng hải tại Biển Đông.
Tại Diễn đàn Anh Ninh Aspen ở Colora từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 7 vừa qua, Thứ trưởng Quốc phòng John Rood phụ trách về chính sách của Ngũ Giác Đài phát biểu Trung Quốc đứng đầu danh sách các mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ, và có khả năng biến đổi trật tự thế giới thành ‘tốt hay xấu’.
Trung Quốc là một chủ điểm được nói đến nhiều trong diễn đàn kéo dài 4 ngày qui tụ các quan chức Hoa Kỳ hàng đầu và những thủ lãnh về chính sách trên thế giới.
Tướng về hưu Tony Thomas của Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, là một thách thức lớn trong lĩnh vực công nghệ mà Hoa Kỳ từng chứng kiến trong khoảng thời gian gần 20 năm.
Ông Chris Brose, Cựu giám đốc Ủy ban Quân Vụ chịu trách nhiệm tài trợ và giám sát của Bộ Quốc Phòng đề cập đến tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông và tại vùng biên giới với Ấn Độ và đó nên là một tập trung lớn đối với những nộ lực an ninh của Hoa Kỳ.
Ông Chris Brose cũng cảnh giác rằng Washington có nguy cơ mất thế thượng phong nếu như không có ứng phó đối với việc Bắc Kinh đầu tư sâu rộng vào công nghệ; tuy nhiên ông này lạc quan cho rằng Trung Quốc đã không thể tạo nên một mối nguy bao trùm.
Cũng tin liên quan, tại Diễn đàn An ninh Aspen, chỉ huy quân đội tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson, vào ngày thứ năm 18 tháng 7 phát biểu rằng những tên lửa mà Trung Quốc bắn ra Biển Đông vào tháng trước là một loại tên lửa đạn đạo chống ngầm mới mà Bắc Kinh phát triển được.
Tin này do Đài NHK của Nhật loan đi ngày 19 tháng 7 và theo đô đốc Philip Davidson thì có sáu tên lửa đạn đạo chống ngầm được bắn đi và đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho bắn thử nghiệm loại tên lửa này ra Biển Đông.
Đô đốc Philip Davidson cho rằng vụ thử tên lửa đó của Trung Quốc không chỉ đưa ra một thông điệp đối với Hoa Kỳ mà cho toàn thế giới.
______________
Vụ Bãi Tư Chính:
Trung Quốc nói Mỹ ‘vu khống’, ‘vô trách nhiệm’
VOA
22/07/2019
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/7 nói rằng các tuyên bố của quan chức Mỹ về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính "vu khống", sau khi Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về thông tin xảy ra “đối đầu” giữa tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, theo Reuters.
Hôm 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói rằng các hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước tuyên bố chủ quyền khác đe dọa tới an ninh năng lượng khu vực và gây tổn hại tới thị trường năng lượng tự do và rộng mở ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông John Bolton, viết trên Twitter rằng thái độ cưỡng ép của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á phản tác dụng và đe dọa tới hòa bình cũng như ổn định ở khu vực.
Theo Reuters, bình luận của ông Bolton lặp lại tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói rằng các bình luận của ông Bolton và Pompeo vô căn cứ, đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ và “các thế lực bên ngoài khác” khuấy động bất ổn ở Biển Đông.
“Đây là một sự vu khống nỗ lực của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] cũng như xử lý phù hợp các khác biệt”, ông Cảnh nói tại một cuộc họp báo thường lệ hôm 22/7, theo Reuters. “Các nước và người dân ở khu vực sẽ không tin lời họ”.
Người phát ngôn này nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng thái độ vô trách nhiệm như vậy và tôn trọng các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại và nỗ lực vì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa”.
Về vụ "quấy nhiễu" hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam gần Bãi Tư Chính, hôm 19/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng chỉ đích danh Trung Quốc, hai ngày sau khi ông Cảnh Sảng yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.
Bà Hằng nói: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
Tới ngày 22/7, cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố nào cho biết rằng vụ tàu hải cảnh hai nước “vờn nhau” ở Bãi Tư Chính đã chấm dứt hay chưa.
Theo Reuters, bình luận của ông Bolton lặp lại tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói rằng các bình luận của ông Bolton và Pompeo vô căn cứ, đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ và “các thế lực bên ngoài khác” khuấy động bất ổn ở Biển Đông.
“Đây là một sự vu khống nỗ lực của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] cũng như xử lý phù hợp các khác biệt”, ông Cảnh nói tại một cuộc họp báo thường lệ hôm 22/7, theo Reuters. “Các nước và người dân ở khu vực sẽ không tin lời họ”.
Người phát ngôn này nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng thái độ vô trách nhiệm như vậy và tôn trọng các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại và nỗ lực vì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa”.
Về vụ "quấy nhiễu" hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam gần Bãi Tư Chính, hôm 19/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng chỉ đích danh Trung Quốc, hai ngày sau khi ông Cảnh Sảng yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.
Bà Hằng nói: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
Tới ngày 22/7, cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố nào cho biết rằng vụ tàu hải cảnh hai nước “vờn nhau” ở Bãi Tư Chính đã chấm dứt hay chưa.
3 nhận xét :