Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Hội đàm Mỹ-Trung mới liệu có kết thúc chiến tranh thương mại?

Hội đàm Mỹ-Trung mới liệu có kết thúc chiến tranh thương mại?

USA and China flagsBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu từ Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau lần đầu tiên trong vòng ba tháng trở lại đây vào thứ Ba để thử thực hiện một thỏa thuận, nhưng kỳ vọng vẫn rất thấp.
Dù đã có một thời gian tạm lắng rõ ràng kể từ khi hai bên ngồi xuống và nói chuyện, nhưng vẫn có rất nhiều điều đang ngầm diễn ra.
Giờ chúng ta đã có thêm bằng chứng mới cho thấy cuộc chiến thương mại đang gây tổn hại cho Trung Quốc và Mỹ như thế nào. 
Dưới đây là ba điểm nhức nhối giữa Mỹ và Trung Quốc, tạo thêm một lớp phức tạp khác cho các cuộc đàm phán.

Về Huawei

Mỹ đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Huawei. Vào tháng 5, Mỹ đã áp lệnh cấm xuất khẩu đối với các công ty Mỹ bán hàng cho Huawei vì lý do an ninh quốc gia.
Mặc dù điều này không làm tê liệt hoạt động kinh doanh của Huawei, nhưng nó đã làm náo loạn lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới.
Các công ty từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ đều lo lắng về tác động của lệnh cấm đối với các chuỗi cung ứng của họ, vì họ cũng có cần những sản phẩm của Huawei cần có các bộ phận của Hoa Kỳ ở bên trong.
Nhưng bất ngờ vào tháng 6 tại hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ đã làm dịu lập trường của ông đối với Huawei, bằng cách tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ cho phép một số công ty Mỹ bán cho công ty Trung Quốc.
Kể từ đó, có một sự bối rối trong chính quyền Trump về việc công ty nào có thể bán cho Huawei và họ có thể bán sản phẩm gì.
A woman shops with her daughter in front of a billboard advertising smartphones for China's Huawei Technologies Co., at a market on June 1, 2019 in Mangshi, Yunnan Province, southwestern China.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHuawei là một vấn đề lớn giữa Mỹ và Trung Quốc
Quay trở lại Bắc Kinh, có một cảm giác rằng động thái này của Tổng thống Trump không phải là củ 'cà rốt' (phần thưởng) đối với Trung Quốc và đa phần là vì các công ty công nghệ Mỹ đã vận động hành lang một cách mạnh mẽ và phàn nàn rằng họ đã bị mất đi một khách hàng lớn.
Đối với Trung Quốc, Huawei không chỉ là một hãng doanh nghiệp. Đó là một biểu tượng vô địch quốc gia.
Bắc Kinh coi động thái của Mỹ là một cuộc tấn công không chỉ vào Huawei mà còn vào tham vọng thành công trên trường quốc tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự thay đổi quan điểm rõ ràng của Tổng thống Trump đối với Huawei không có nghĩa là Washington đang để công ty Trung Quốc này thoát.
Nó đã trở thành 'nhân vật phản diện' mà Mỹ sử dụng như một biểu tượng cho mọi thứ sai trái với nền kinh tế Trung Quốc, cáo buộc Huawei nhận sự hỗ trợ của Bắc Kinh và liên kết chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc - tất cả những gì mà công ty phủ nhận.

Lời hứa: Chiến tranh nông nghiệp

Một trong những điểm rào cản giữa Trung Quốc và Mỹ là nông nghiệp.
Tranh chấp thương mại cho thấy ​​Bắc Kinh nhắm vào người nông dân Mỹ, bao gồm cả những người cung cấp nông sản như thịt, ngũ cốc và đậu nành, để trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
Soybeans imported from Ukraine at the port in Nantong, in China's eastern Jiangsu provinceBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Nhưng trong một cử chỉ thiện chí rõ ràng vào cuối tuần, trước cuộc hội đàm, Trung Quốc cho biết họ đã mua vài triệu tấn đậu nành từ Mỹ kể từ khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại G20 vào tháng 6.
Bắc Kinh nói thêm rằng họ có thể mua thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ.
Việc phía Trung Quốc sẵn sàng mua thêm sẽ được Washington coi là tích cực, giúp làm dịu đi sự nhạy cảm về vấn đề nông nghiệp.
Nhưng nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào việc các cuộc đàm phán diễn ra như thế nào trong vài ngày tới và mức độ tin cậy có thể được xây dựng giữa hai bên.

Dấu hiệu cảnh báo

Sự thiếu tin tưởng giữa Trung Quốc và Mỹ đang ảnh hưởng toàn cầu.
Chỉ trong ba tháng qua, chúng ta đã chứng kiến ​​một làn sóng dữ liệu cho thấy những vết nứt mới trong nền kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại.
Xuất khẩu từ Trung Quốc và các nước ở châu Á đang suy giảm với tốc độ chóng mặt.
Chinese President Xi Jinping (R) shakes hands with US President Donald Trump before a bilateral meeting during the G20 Summit on June 29, 2019 in Osaka, Japan.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tháng 6.
Một phần lý do là do sự chậm lại của Trung Quốc, nhưng lý do khác là cuộc chiến thương mại ngày càng gia tăng. 
Nhiều công ty đang trì hoãn các kế hoạch mở rộng vì họ đang phân vân có nên rời khỏi Trung Quốc hay không, điều đó có nghĩa là các nhà máy mới không được xây dựng và các việc làm mới không được tạo ra.
Điều đó dẫn đến những cảnh báo về những rủi ro mà cuộc chiến thương mại này gây ra cho nền kinh tế toàn cầu từ các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
IMF dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm trong năm nay và năm tới, với chiến tranh thương mại là một trong những lý do chính.
Trong khi đó, dữ liệu kinh tế của Mỹ vào thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ít hơn so với năm ngoái.
Các số liệu cho thấy đầu tư thương mại và kinh doanh nước ngoài đã giảm khi Mỹ tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Tất cả những điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ và Trung Quốc đi đến một thỏa thuận về thương mại.
Nhưng ba tháng qua các cuộc đàm phán chỉ cho thấy ​​họ ngày càng xa nhau hơn, và các cuộc đàm phán đang ở trong tình trạng thậm chí còn bấp bênh hơn trước.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét