Người dân có quyền được thông tin
Hôm trước ngồi nói chuyện với một anh bạn ở SG về các đề tài đang “nóng” trên mạng gần đây tôi mới nhớ mình chưa viết gì về đường sắt cao tốc và Biển Đông dù trước đây rất “mạnh mồm” về những topic này. Nhân thấy nhiều người rất “phẫn nộ” về một bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân (HHV) liên quan đến Biển Đông tôi xin nêu một số ý kiến cá nhân về bài viết này như sau.
Trước hết tôi không đồng tình với làn sóng qui chụp HHV là “Hán gian”, “bút nô” với nhiều lời lẽ thóa mạ khó nghe với nhà báo này. Nếu không đồng tình điều gì với HHV thì cứ bình tĩnh phản bác, không cần/không nên làm vấy bẩn cái platform duy nhất còn lại mà người Việt có thể tương đối tự do phát biểu quan điểm của mình. Mà có muốn phản bác cũng nên đọc kỹ bài của HHV và nên tránh dùng những từ ngữ không chính xác và dễ gây kích động, vd TQ “xâm chiếm/chiếm đóng” bãi Tư Chính (đúng ra phải là “xâm phạm/vi phạm chủ quyền EEZ” của VN ở bãi Tư Chính).
Về bài viết của HHV sai lầm dễ thấy nhất là nhà báo này biện hộ cho việc nhà nước che dấu thông tin về những gì đã/đang xảy ra ở bãi Tư Chính. Ngay cả sau khi người phát ngôn BNG công bố quan điểm của chính phủ VN, chi tiết và diễn biến vụ việc TQ vi phạm chủ quyền của VN thế nào cũng không được công bố hết. Người dân có quyền được thông tin, kể cả nếu đó là “… tin chiến sĩ ta vung “cac” vung “lon” lên tàu chúng nó” (HHV). Trong trường hợp thông tin liên quan có những chi tiết cần giữ bí mật vì lý do an ninh quốc phòng thì chính phủ vẫn phải báo cáo với QH hoặc ủy ban quốc phòng của QH. Tự cho mình quyền ban phát/cấm đoán thông tin vừa vi phạm Hiến Pháp vừa làm người dân sẵn sàng tin vào bất cứ “fake news” nào trên mạng xã hội và các kênh phi chính thống khác.
Sai lầm thứ hai “học thuật” hơn là HHV cho rằng tàu bè của TQ có quyền đi lại tự do trên “cột nước” bên trên thềm lục địa của VN, chỉ khi nào chúng “khoan, đục, dùi…” thì mới vi phạm chủ quyền. Cho dù tàu Haiyang Dizhi 8 chưa “khoan, đục, dùi” gì lên thềm lục địa của VN nhưng Điều 56(a) UNCLOS giao cho VN “sovereign rights” trên vùng biển này, do đó (BNG) VN hoàn toàn có cơ sở tuyên bố/gửi công hàm phản đối hành vi “vi phạm chủ quyền” trên EEZ của VN khi Haiyang Dizhi 8 tiến hành thăm dò/khảo sát không có sự cho phép của phía VN. Ngay cả khi VN chưa có bằng chứng cụ thể Haiyang Dizhi 8 tiến hành thăm dò/khảo sát, chúng ta có “jurisdiction” trên EEZ liên quan đến những hoạt động này (Điều 56(b)(ii), nghĩa là có quyền chăn và yêu cầu nó chấm dứt hoạt động trên EEZ trừ khi nó chỉ đi qua vô hại.
Vậy “sovereign rights” và “jurisdiction” của một quốc gia trên EEZ của mình cụ thể là gì?
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét