Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bị tiếp đón lạnh nhạt tại Pháp
Lê Anh
27-3-2018
Trái với sự đánh bóng thổi phồng của báo chí truyền thông lề phải trong nước, ông Jaccques Mezard -Bộ Trưởng Bộ Nhà ở, Đất đai, Quy hoạch và Đô thị CH Pháp- đã không ra đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Orly. Tương tự tại Lễ đón chính thức cũng không hề có sự hiện diện của Tổng thống Pháp hoặc một giới chức cấp cao nào của Chính phủ Pháp.
Hôm 25/03/2018 vừa qua, tại sân bay quân sự Orly đã không hề có bất kỳ viên chức cấp cao nào của Chính phủ Pháp ra sân bay tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, mà thay vào đó chỉ là một nữ nhân viên lễ tân cao tuổi ra cầu thang máy bay dẫn ông Tổng bí thư và đoàn Việt Nam vào khu vực nhập cảnh.
Trái với sự đánh bóng thổi phồng của báo chí truyền thông lề phải trong nước, sự thật là ông Jaccques Mezard -Bộ Trưởng Bộ Nhà ở, Đất đai, Quy hoạch và Đô thị CH Pháp- đã không ra đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Orly.
Mặc dù trước đó 2 nước đã thống nhất với nhau về danh xưng “chuyến thăm CHÍNH THỨC Cộng hòa Pháp”, đây là bậc cao thứ nhì, chỉ dưới bậc cao nhất “chuyến thăm Cấp Nhà Nước” mà thôi, nhưng không những việc tiếp đón tại sân bay, mà cả Lễ đón chính thức TBT Nguyễn Phú Trọng vào ngày hôm sau 26/03/2018 cũng diễn ra rất lạnh nhạt.
Tương tự như tình cảnh tại sân bay, tại Lễ đón chính thức ông Nguyễn Phú Trọng đã được đón theo nghi thức tối thiểu tại khu sảnh của khách sạn Les Invalides tại Paris với đội quân nhạc ít người và cũng không hề có sự hiện diện của các giới chức cấp cao của Chính phủ Pháp, điều này trái ngược với thông tin đăng tải của báo chí tại Việt Nam với ngôn từ “nhận lời mời của Tổng thống Pháp” mà không hề có sự xuất hiện của vị Tổng thống này trong Lễ đón tiếp chính thức như thông lệ về nghi lễ ngoại giao.
Cuộc gặp ông François de Rugy -Chủ tịch Quốc hội Pháp- vào ngày 26/03/2018 cũng được diễn ra nhanh chóng và tẻ nhạt trong không gian nhỏ tại trụ sở Quốc Hội Pháp.
Ngày mai 27/03/2018 tại Cung điện Elysee cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Pháp Emmanuel MACRON và TBT Nguyễn Phú Trọng cũng không được tổ chức đúng nghĩa là một cuộc hội đàm vì nó được diễn ra trong khi ăn trưa vào lúc 13 giờ 15 và ngay sau khi bữa ăn trưa kết thúc sẽ ra tuyên bố chung trước báo chí.
Đặc biệt trong ngày thứ nhất 25/03/2018 ngay sau khi đến Pháp, rời sân bay, đoàn xe đã đưa ông Trọng tới một công viên nhỏ ở thành phố Montreuil, nơi còn đặt bức tượng ông Hồ Chí Minh được dựng từ năm 2005.
Theo tìm hiểu của ông Hoàng Ngọc Diêu, chẳng phải “dân Pháp yêu kính Hồ Chí Minh” mà dựng lên bức tượng này, mà bức tượng bán thân Hồ Chí Minh là “quà tặng” của nhà nước CHXHCN Việt Nam cho thành phố Montreuil vào năm 2005, khi đảng viên đảng cộng sản Pháp Jean-Pierre Brard làm Thị trưởng thành phố nhỏ này. Thế nhưng, truyền thông báo chí lề phải trong nước lại dùng câu “chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh” và đây là trò đánh lận con đen để thiên hạ nghĩ sai, như thể chính quyền thành phố Montreuil đã “yêu kính” Hồ Chí Minh mà làm thế.
Tại sao chính quyền nước CHXHCN Việt Nam không tặng bức tượng bán thân của Hồ Chí Minh cho Lyons, Paris và những thành phố khác của Pháp mà chỉ mỗi thành phố Montreuil bé tí tẹo?
Dễ hiểu, vì chỉ có mỗi thành phố Montreuil là nơi có chính quyền địa phương khuynh tả, ông Thị trưởng Jean-Pierre Brard là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Nước CHXHCN Việt Nam tặng tượng Hồ Chí Minh những nơi khác mà bị từ chối thì vỡ mặt sao? Đây là trò chơi vuốt ve nhau của các “anh em vô sản toàn thế giới”. Đám cộng sản ở Pháp thì dùng HCM để bám víu cái lý tưởng “vô sản” của họ, đám cộng sản ở Việt Nam thì dùng HCM để lừa mị dân chúng ở Việt Nam.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam chơi trò “tặng tượng” rồi rao rằng “nước Pháp, dân Pháp yêu mến Hồ Chí Minh” nên họ “dựng tượng Hồ Chí Minh” và lờ tịt chi tiết chính họ đã vác bức tượng ấy sang khu vực cộng sản của Pháp để mà tặng. Dân mù ngoại ngữ hoặc lười tìm hiểu thì chắc hẳn đinh ninh rằng “nước Pháp, dân Pháp yêu mến Hồ Chí Minh”. Nay TBT Nguyễn Phú Trọng có dịp đến tận nơi ngắm nhìn “món quà” đã tặng hồi năm 2005.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét