Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Trịnh Xuân Thanh không về nhà trong ngày ra đầu thú

Trịnh Xuân Thanh không về nhà trong ngày ra đầu thú

Nguồn:vietnammoi.vn

Tối 31/7, sau khi Bộ Công an phát đi thông báo Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, chúng tôi đã tìm đến nhà riêng của bị can này tại nhà số 24, C2 Ciputra Tây Hồ, Hà Nội.
trinh xuan thanh khong ve nha trong ngay ra dau thu
Chiều 31/7, Bộ Công an đã thông tin về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra cơ quan công an đầu thú sau gần 1 năm lẩn trốn.
Theo ghi nhận của chúng tôi, vào lúc 20h ngày 31/7, không khí xung quanh ngôi nhà của Trịnh Xuân Thanh vẫn tĩnh lặng, hoạt động của các thành viên trong gia đình vẫn bình thường.
Một bảo vệ gần nhà của Trịnh Xuân Thanh cho biết: “Gia đình vẫn bình thường, hôm nay, ông Trịnh Xuân Giới còn nhờ tôi vào bê bể cá, ông vẫn bình thường chứ không hốt hoảng hay lo lắng gì”.
trinh xuan thanh khong ve nha trong ngay ra dau thu
Theo ghi nhận của chúng tôi tại ngôi nhà của Trịnh Xuân Thanh, không khí xung quanh vẫn tĩnh lặng, người nhà vẫn sinh hoạt bình thường.
Vị bảo vệ cho biết thêm, từ chiều tối đến 20h, không có ai đến nhà Trịnh Xuân Thanh.
Để tìm hiểu thêm vê thông tin Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, chúng tôi đã bấm chuông để vào gặp người nhà.
Tuy nhiên, chỉ có một phụ nữ ra mở cửa. Nghe chúng tôi hỏi về việc Trịnh Xuân Thanh về nước có về nhà không, người phụ nữ này trả lời là không biết gì cả, "bác Thanh không về nhà”, rồi quay vào nhà.
trinh xuan thanh khong ve nha trong ngay ra dau thu
Theo một vị bảo vệ ở gần đó cho biết, bố Trịnh Xuân Thanh không tỏ ra hốt hoảng hay mất bình tĩnh, ông vẫn bình thường, còn nhờ ông bảo vệ bê hộ bể cá.
Trước đó, chiều tối ngày 31/7, cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã đăng thông báo nóng về vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Theo đó, ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, (SN 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội), hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú.
trinh xuan thanh khong ve nha trong ngay ra dau thu
Theo bảo vệ, mọi sinh hoạt trong gia đình vẫn diễn ra bình thường, không có ai đến nhà Trịnh Xuân Thanh trong chiều và tối ngày 31/7.
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng quy định pháp luật.
trinh xuan thanh khong ve nha trong ngay ra dau thu
Chúng tôi có bấm chuông xin gặp ông Trịnh Xuân Giới (bố Trịnh Xuân Thanh) nhưng không được.
Công Phương
Theo Đời sống & Pháp lý

Quan hệ Mỹ-Nga: Putin vỡ mộng lợi dụng Trump

Quan hệ Mỹ-Nga: Putin vỡ mộng lợi dụng Trump

media
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh chụp lúc thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, 7/07/2017. REUTERS/Carlos Barria/File Photo
           


Chỉ hơn một năm sau khi bị cho là đã nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để giúp cho ông Trump - một người từng không che giấu quan điểm thán phục Putin - đắc cử tổng thống, thực tế hiện nay đối với chủ nhân điện Kremlin rất chua chát : Quan hệ Nga-Mỹ đã xấu đi đến mức chưa từng thấy từ nhiều thập niên qua.

Trong bài phân tích công bố ngày 30/07/2017, nhật báo Mỹ New York Times cho rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng hy vọng là Hoa Kỳ thời tổng thống Trump sẽ đổi thái độ với Matxcơva, và sẽ đối xử với Nga theo như mong muốn của ông Putin, tức là như một siêu cường giống như thời Liên Xô trước đây, hay ít ra là như một đại cường, có tiếng nói cần phải tôn trọng trên các hồ sơ lớn, từ Syria cho đến châu Âu.
Theo bà Angela Stent, giám đốc chương trình nghiên cứu Âu Á, Nga và Đông Âu tại Đại Học Georgetown (Mỹ), « Một trong những mục tiêu lớn nhất của Putin là bảo đảm sao cho Nga được đối xử như thể họ vẫn là Liên Xô, một cường quốc hạt nhân mà nước khác phải nể trọng và sợ hãi… Và ông Putin nghĩ rằng mục tiêu đó có thể đạt được nhờ vào ông Trump. »
Hy vọng đó tuy nhiên đã biến thành ảo vọng, mà dấu hiệu rõ rệt nhất chính là luật trừng phạt Nga vừa được Quốc Hội lưỡng viện Mỹ nhất trí thông qua hồi tuần trước, một đạo luật được coi là có tác dụng trói tay tổng thống Trump trong quan hệ với Nga, có thể là trong nhiều năm tới đây.
Quyết định được ông Putin loan báo công khai trên truyền hình Nga ngày 30/07, buộc Mỹ giảm hơn 700 nhân viên ngoại giao Mỹ và nhân viên người Nga làm việc cho đại sứ quán Hoa Kỳ tại Nga, sẽ không làm cho tình hình khá hơn.
Một mục tiêu của ông Putin là thông qua một chính quyền Trump thân thiện hơn, thúc đẩy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, không chỉ riêng của Mỹ, mà cả của châu Âu, đang đè nặng trên nước Nga từ sau vụ Matxcơva thôn tính Crimée.
Thế nhưng, các biện pháp trừng phạt lại được chính Mỹ tăng cường, và ông Donald Trump dù có muốn giảm nhẹ cũng khó mà làm được. Theo nhật báo The New York Times, một khi các biện pháp chế tài nhắm vào Nga được ban hành - điều mà ông Trump buộc phải làm - và biến thành luật, các biện pháp này thường được duy trì nhiều năm.
Sau cùng, tâm lý chung hiện nay ở Washington là thái độ cảnh giác với các hành động của Nga. James B. Comey, nguyên là giám đốc FBI trước khi bị ông Trump cách chức, đã nói trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện rằng các cuộc tấn công vào cuộc bầu cử năm ngoái chỉ là một sự khởi đầu, và người Nga sẽ còn tiếp tục hành động như vậy.
James R. Clapper Jr., cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ cũng cùng nhận định, và tỏ ý lo ngại thêm trước việc nước Nga của Putin đang đẩy mạnh trở lại chương trình hiện đại hóa quân đội và nhất là năng lực hạt nhân chiến lược của họ.
Đây chính là một rủi ro vì hiện nay, giữa hai quân đội Nga và Mỹ hầu như không có đối thoại. Trong bối cảnh cả hai lực lượng Nga và Mỹ đều hoạt động gần các nước Baltic, và ngoài khơi bờ biển châu Âu, nguy cơ xẩy ra sự cố và tính toán sai lầm rất cao.
Tóm lại, đối với tờ New York Times, Vladimir Putin đã đặt cược trên Donald Trump, nhưng có nguy cơ bị trắng tay.

Trịnh Xuân Thanh có bị bắt dẫn độ về Việt Nam hay không?

Trịnh Xuân Thanh có bị bắt dẫn độ về Việt Nam hay không? 

 30.07.2017 10:38  13148
Theo:Thời báo.de

Tin đồn Trịnh Xuân Thanh `` về Việt Nam `` trong thời gian vừa qua đã làm người dân trong và ngoài nước bàn luận sôi nổi, gây nhiều hoài nghi khi vài cá nhân đã đưa tin một cách lập lờ trên mạng xã hội.  
Trịnh Xuân Thanh có bị bắt dẫn độ về Việt Nam hay không?
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành gặp Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol vào tháng 12.2016 (Hình bên phải là ông Trịnh Xuân Thanh tại nước ngoài)
Theo diễn biến trong nước, Bộ Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh từ 16.9.2016 và cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng về sự xuất hiện có kiểm định công khai của ông Trịnh Xuân Thanh ở một quốc gia nào.
Gần đây nhất, vào ngày 16.12.2016, Thứ trưởng Bộ công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành đã có cuộc gặp với Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol ở LYON, Pháp, mà nội dung làm việc bao gồm  ``các lĩnh vực thảo luận tập trung vào sự hợp tác giữa INTERPOL và Bộ Công an Việt Nam chống lại tội phạm xuyên quốc gia, xây dựng năng lực thực thi pháp luật và sử dụng các khả năng cảnh sát toàn cầu của INTERPOL nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh quốc tế, khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực tội phạm có tổ chức và đang nổi lên, Tội phạm mạng và khủng bố``.
Thông tin từ phía gia đình ông Trịnh Xuân Thuận ( Anh họ của Trịnh Xuân Thanh) hiện đang sống ở Pháp cho biết không có bằng chứng nào về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ ở đây trong thời gian vừa qua, mặc dù vợ và con Trịnh Xuân Thanh cũng đang định cư ở đất nước tươi đẹp này.
Bộ nội vụ Pháp cũng không đưa ra bất kỳ một thông tin nào về việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh ở nước Pháp.
Phía Chính phủ Đức, Bộ nội vụ nước này cũng không có công bố gì, điều mà họ vẫn thường làm khi bắt giữ được một đối tượng bị truy nã quốc tế.
Bản thân em gái họ của Trịnh Xuân Thanh hiện đang định cư ở Đức cũng không đưa ra một bình luận nào về việc này. 
Điều quan trong nhất, cho đến thời điểm hiện nay, trên trang tin chính thức của Interpol quốc tế cũng không hề có tên ông Trịnh Xuân Thanh trong danh sách truy nã như Việt Nam đã công bố trước đó. 
Tìm họ Trịnh hoặc tên Xuân Thanh đều không có trong danh sách truy nã của Interpol
Giả sử cứ cho rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt tại một nước Âu Mỹ nào, nhưng bị bắt không có nghĩa là bị dẫn độ hay sẽ bị dẫn độ về Việt Nam, vì cho đến nay vẫn chưa có Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam với bất kỳ một nước Âu Mỹ nào. Riêng với CHLB Đức thậm chí không có được một Hiệp định tương trợ tư pháp:
Qua những dữ liệu trên có thể thấy rằng, sự việc Trịnh Xuân Thanh bị dẫn độ từ một nước Âu Mỹ về Việt Nam là rất ít khả năng xẩy ra.
Trung Khoa – Thoibao.de 
---
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành gặp Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol ngày 16.12.2016 ( người ngồi mé bên phải) 
Đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam tại trụ sở Interpol ở LYON, Pháp ngày 16.12.2016 
1/ 17.11.2016: Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam : http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/interpol-da-phat-lenh-truy-na-ong-trinh-xuan-thanh-3500381.html
2/ Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành gặp Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol ngày 16.12.2016: https://www.interpol.int/en/layout/set/gallery/Media/Images/Visits/2016/20161216-Vietnam/01
3/ Danh sách truy nã quốc tế của Interpol đến ngày 30.7.2017 không hề có tên ông Trịnh Xuân Thanh: https://www.interpol.int/notice/search/wanted
4/ Danh sách Hiệp định dẫn độ và tương trợ Tư pháp của Việt Nam với các nước không hề có các nước Âu, Mỹ : https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=414
---
* Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin tới bạn đọc khi có thêm thông tin từ Chính phủ các nước châu Âu về vụ việc này. 

Trịnh Xuân Thanh đã bị Việt Nam bắt cóc tại Đức vào sáng Chủ nhật 23.7.2017 ở Berlin


Trịnh Xuân Thanh đã bị Việt Nam bắt cóc tại Đức vào sáng Chủ nhật 23.7.2017 ở Berlin

Thời Báo
Trung Khoa
31-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Thời Báo.

Trong cuộc gặp với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 31.7.2017 , phóng viên Thoibao.de đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về vụ việc nghiêm trọng này.
Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang ở khuôn viên nhà riêng ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam với vũ khí xông vào nhà và dùng vũ lực bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước Châu Âu bên cạnh.
Nhận được tin, An Ninh Đức lập tức vào cuộc để điều tra nhóm người gốc Việt này và các hoạt động của họ trong thời gian vào Đức và châu Âu.
Nhân chứng người Đức cùng ở trong khu nhà cũng cho chúng tôi biết thêm về diễn biến khi ông Trịnh Xuân Thanh và người bạn bị bắt cóc .
Được biết , ông Trịnh Xuân Thanh đang được Chính quyền Đức bảo hộ lưu trú hợp pháp và đã có lịch sáng 24.7  làm các thủ tục pháp lý tiếp theo ở Sở lưu trú Berlin, CHLB Đức.
Phía Đức thông báo, chỉ ít giờ nữa họ sẽ ra thông cáo báo chí về vụ việc nghiêm trọng này. Việc mang theo vũ khí xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức cùng liên minh châu Âu
Vụ việc đang trong quá trình điều tra. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các tài liệu từ phía Luật sư và An Ninh Đức về vụ việc rất nghiêm trọng trên.

Nợ và biển Đông

Nợ và biển Đông

bauxitevn10:12 AM

Thiên Điểu
(VNTB) - "Một số ý kiến cho rằng: Trong tình thế áp nực nợ công và viễn cảnh kinh tế Việt Nam, chính quyền khó lòng giữ và bưng bít được tình trạng vỡ nợ trong tương lai gần. Kéo theo hiệu ứng dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội trước đòi hỏi mang tính bắt buộc từ người dân. Một số ý kiến khác thì quan tâm và đặt vấn đề tranh chấp biển Đông là yếu tố nguy hiểm nhất cho thể chế chính trị Việt Nam. Nhưng tựu trung, đến thời điểm hiện tại thì chỉ cần một trong hai đã cho thấy cơ hội vượt qua là gần như không thể ngoại trừ một cuộc thay đổi mang tính xương máu thật sự cho cả hai vấn đề trọng yếu này”.
Đúng như dự đoán mà giới quan sát quốc tế và các chuyên gia kinh tế trong nước đã từng cảnh báo, Việt Nam đang thật sự bắt đầu bước vào những bước đi chông gai nhất của đoạn đường mà đích đến là sự bế tắc. Áp lực trả nợ giai đoạn 2017-2022 mới chỉ đi được qua khoản nợ "khiêm tốn" nhất là 7,5 tỉ USD năm 2017 sau một năm loay hoay tìm cách bán trái phiếu chính phủ không thành, buộc phải bán đi một loạt tài sản và "xử lí" ngân hàng - cỗ máy đẻ ra tiền để trả. Năm 2018 sắp đến kèm theo khoản nợ công đến hạn hơn 12 tỉ USD tiếp tục rơi vào túng quẫn sau động thái "người anh em tốt" là Trung Quốc thẳng tay gạch bỏ kế hoạch khai thác dầu ở biển Đông mà chính quyền Việt Nam vội vã thực hiện với kì vọng đổi lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Áp lực nợ công năm 2018 nặng nề hơn không phải chỉ do con số nợ phải trả lớn hơn năm 2017 mà tử huyệt chính là không có giải pháp nào hữu hiệu. Phương thức quan hệ đu dây về chính trị và tình trạng không đáp ứng được các tiêu chí về nhân quyền khiến các cam kết thương mại lẫn các khoản hỗ trợ từ các nước lớn như Nhật, Mỹ, EU.. ngày càng trôi xa ra ngoài tầm tay. Chính sách phát triển kinh tế chưa thể hiện được yếu tố thuyết phục, không đảm bảo yếu tố bền vững trong khi cấu trúc kinh tế ngành bị phá vỡ nghiêm trong sau thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa cho phép chính phủ mới tìm được một kế hoạch bài bản đã khiến nguồn vốn đầu tư nước ngoài lẫn ngoại hối sụt giảm mạnh. Tất cả đang đẩy Chính phủ đương nhiệm vào tình thế lọt giữa "thập diện mai phục" là một sự thật không hề dễ chịu.
Một số ý kiến cho rằng: Trong tình thế áp nực nợ công và viễn cảnh kinh tế Việt Nam, chính quyền khó lòng giữ và bưng bít được tình trạng vỡ nợ trong tương lai gần. Kéo theo hiệu ứng dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội trước đòi hỏi mang tính bắt buộc từ người dân. Một số ý kiến khác thì quan tâm và đặt vấn đề tranh chấp Biển Đông là yếu tố nguy hiểm nhất cho thể chế chính trị Việt Nam. Nhưng tựu trung, đến thời điểm hiện tại thì chỉ cần một trong hai đã cho thấy cơ hội vượt qua là gần như không thể ngoại trừ một cuộc thay đổi mang tính xương máu thật sự cho cả hai vấn đề trọng yếu này.
Áp lực trả nợ liên quan nguy cơ vỡ nợ công, về phía chính quyền vẫn còn một vài giải pháp có thể chấp nhận, trong đó giải pháp khả thi nhất là thay đổi chính sách về đất đai. Đa dạng hóa quyền sở hữu về đất đai, từ bỏ một phần quyền "nhà nước sở hữu toàn diện" để công nhận người dân có một phần quyền sở hữu thật sự sẽ thu về một khoản tiền ít nhất là đủ cho khoản nợ 2018 và 2019. Cho phép Chính phủ có thời gian tối thiểu 2 năm để vãn hồi kinh tế ngành với một quyết sách hữu hiệu.
Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông. Việc Trung Quốc thẳng thừng đe dọa dùng vũ lực nếu tiếp tục kế hoạch khai thác dầu của liên doanh Tây Ban Nha vừa qua không còn là thông điệp vì lợi ích kinh tế mà nó chỉ rõ việc giải quyết tranh chấp biển Đông phải do các nước lớn chứ không nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam. Nói rõ hơn là Việt Nam phải chấm dứt phương thức quan hệ đu dây, lựa chọn rất khoát đáp án nghiêng về bên nào giữa Mỹ và Trung Quốc.  
Ý đồ "đa phương hóa" khi có tính tới yếu tố Nga, Ấn, Nhật… thật sự không đủ cơ sở hữu hiệu trong bối cảnh Nga đang phải loay hoay đi nốt kịch bản chiến trường Sirya để giữ vững thế chiến lược trong khu vực Trung Đông, Mỹ la-tinh… và một phần nhằm ổn định việc thực hiện mục tiêu khẳng định chủ quyền ở một phần Ucraina.
Về phía Ấn Độ, những căng thẳng gia tăng ngày càng gay gắt với Trung Quốc cả trên bộ lẫn trên biển không thua kém gì biển Đông về khả năng xung đột vũ lực cho thấy Việt - Ấn có chung lợi ích và mối quan tâm đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, chính Ấn Độ cũng sẽ phải tính toán và ưu tiên cho một liên minh từ đối tác mạnh hơn chứ không phải là Việt Nam. Còn lại Nhật Bản thì tương tự Ấn Độ nhưng quyết định cuối cùng lại phụ thuộc thông điệp từ quan hệ Việt - Mỹ. Không có lựa chọn thứ ba nào khác để dựa vào đó nhằm cân bằng hay tháo gỡ biển Đông một cách có lợi như mong muốn của chính quyền Hà Nội từ trước tới nay. Triết lí "hòa bình trước nòng súng" là lối thoát duy nhất. Mượn sức mạnh Mỹ để giữ lại chủ quyền hoặc khuất phục trước sức mạnh Trung Quốc để lệ thuộc.
T.Đ

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ TRẦN THỊ NGA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ TRẦN THỊ NGA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

bauxitevn12:29 AM

Bản cập nhật chữ ký tối ngày 30-07-2017
          Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.
          CHÚNG TÔI NHẬN ĐỊNH như sau:
          1) Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;
          2) Bản án đã được cơ quan an ninh quyết định từ trước ngày xét xử và không phải là kết quả của một tiến trình tố tụng hợp lệ và hợp pháp theo luật định; hội đồng xét xử chỉ đóng vai con rối trong vở kịch đã được dàn dựng trước một cách khôi hài và lố bịch;
          3) Các chứng cứ dùng để buộc tội bà Trần Thị Nga rất mơ hồ và được xác lập chủ yếu dựa vào sự suy diễn và quy chụp chủ quan của cơ quan an ninh, và có thể dùng để buộc tội bất kỳ công dân nào, không riêng bà Trần Thị Nga; và
          4) Bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế dành cho bà Trần Thị Nga là sự nhạo báng công lý, khiến cho toàn dân phẫn nộ và xem thường hệ thống tư pháp vận hành theo sự lãnh đạo thô bạo của đảng cầm quyền.
          VÌ NHỮNG LẼ NÊU TRÊN, CHÚNG TÔI, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỒNG LÒNG, TUYÊN BỐ như sau:
          Thứ nhất, bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bà Trần Thị Nga.
          Thứ hai, bà Trần Thị Nga được hưởng quyền tự do ngôn luận và quyền bình đẳng trước pháp luật. Việc phát biểu ôn hòa về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam, dù trái với quan điểm và chính sách của nhà cầm quyền, dứt khoát không thể bị xem là hành vi phạm tội theo luật pháp hiện hành.
          Thứ ba, lên tiếng về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam là trách nhiệm của toàn dân, phù hợp Hiến pháp và pháp luật; chỉ những ai ngăn cản công dân thực hiện quyền và trách nhiệm đó mới là kẻ phạm pháp và cần phải bị trừng trị theo pháp luật.
          Thứ tư, bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế dành cho bà Trần Thị Nga được tuyên hoàn toàn trái pháp luật và, do đó, vô giá trị.
          Thứ năm, nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga.
          Lập tại Việt Nam, ngày 27 tháng 7 năm 2017
Đợt 1
          Các Tổ chức Xã hội Dân sự:

01- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Ths. Phạm Bá Hải.
02- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
03- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành
04- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
05- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
06- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa
07- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
08- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn.
09- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
10- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
11- Hội Phụ nữ Nhân quyền: Huỳnh Thục Vy
12- Hội Người Dân đòi Quyền Sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích khương
13- Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế
14- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng, Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
16- Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên
17- Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập. Đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ.
18- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng.
19- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Thạc sĩ  Vũ Quốc Ngữ.
20- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải.
21- Phòng Công lý & Hòa bình DCCT Sài Gòn, Đại diện: Lm. Lê Ngọc Thanh.
22- Qũy Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Ông Phùng Mai.
23- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diên: Hòa thượng Thích Không Tánh.
24- Tập hợp Quốc dân Việt. Hiệp nhất nối kết: Lm Nguyễn Văn Lý.
25- Thanh niên Canada tranh đâu cho Nhân quyền tại VN. Đại diện: Nguyễn Khuê Tú.
          Các cá nhân:

01- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt
02- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Pháp.
03- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia.
04- Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luât, Hoa Kỳ,
05- Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo phận Vinh
06- Hoàng Dũng, Phó Giáo sư Tiến sĩ, Sài Gòn.
07- Hoàng Hưng, Nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn
08- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
09- Lê Quốc Quân, Luật sư, Hà Nội
10- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.
11- Nguyễn Cường, Tiệp Khắc
12- Nguyễn Mỹ Hạnh Hélène. Đông y & Họa sĩ, Vương quốc Bỉ.
13- Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
14- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
15- Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn
16- Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội
17- Phạm Thị Lân, Thanh Trì, Hà Nội
18- Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà Nội 
19- Triệu Sang, Thương phế binh VNCH, Sóc Trăng.
20- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

Đợt 2
          Các Tổ chức Xã hội Dân sự:

26- Ban Đai diện Khối Nhơn sanh đạo Cao đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
27- Báo Dân Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Công Huân,
28- Câu lạc bộ Phan Tây Hồ. Đại diện: Các Ông Đoàn Nhật Hồng, Hà Sĩ Ph.
29- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
30- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, Giáo sư Trần Minh Xuân
31- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển, Ông Lê Văn Sóc
32- Phong trào Dân chủ Việt. Đại diện: ông Sơn Nguyễn
33- Phong trào Lao động Việt. Đại diện : Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
          Các cá nhân:

21- Cao Hoàng Nam, Giáo dân Giáo xứ Thánh An Tôn, Giáo phận Hải Phòng.
22- Đặng Thị Hảo, TS hưu trí, Hà Nội
23- Đoàn Nhật Hồng, đảng viên, nguyên Giám đốc sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt.
24- Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt 
25- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập ở Hà Nội,
26- Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân lương tâm, Kiên Giang
27- Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
28- Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Hà Nội
29- Nguyễn Huệ Chi, GS hưu trí, Hà Nội
30- Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), Giáo viên, Hoa Kỳ.
31- Phạm Ngọc Thạch, Mục sư, Đak Lak
32- Phạm Xuân Yêm, GS hưu trí, Paris
33- Thái Hằng, BĐ Mê Linh, California, Hoa Kỳ.
34- Trần Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
35- Trần Ngọc Thành, Nhà hoạt động công đoàn, Cộng hòa Áo.
36- Trần Minh Thảo, Viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng .
37- Vi Đức Hồi, cựu đảng viên đảng CS, Lạng Sơn

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lá cờ xin ăn

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lá cờ xin ăn

bauxitevn12:24 AM

Đặng Tuấn Trung
Thần chiến tranh thì không có trái tim. Mạng sống của người lính thì luôn là quý giá nhất bởi họ là Con Người. Lưỡi hái của thần chiến tranh không biết phân biệt chính nghĩa hay phi nghĩa. Ngày 27-7 năm ấy, được nghe câu chuyện của người lính già đầy ám ảnh nỗi tàn khốc của chiến tranh và hệ lụy không thể lí giải của những người còn sống.
clip_image002
Chuyện của ông là câu chuyện của những năm 69-71 thế kỉ trước tại chiến trường miền trung Tây Nguyên, lúc đó như lò lửa thiêu đốt bao nhiêu xương máu hai bên. Nhưng có những vết thương không bao giờ lành và nó còn đáng sợ hơn cái chết. Chuyện về một người lính mà sau này những người lính dưới quyền ông luôn gọi là "thần hộ mệnh". Nó đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng và nó cũng là bi kịch kéo suốt cuộc đời người lính già.
Trong một cuộc hành quân, trung đội của ông bị bao vây bởi hai đại đội lính Mỹ có cả trọng pháo và xe thiết giáp hỗ trợ. Bốn ngày chiến đấu, đạn sắp cạn, lương khô đã hết và nước cũng đã đến giọt cuối cùng. Không thể ngủ với sự tấn công liên tục và bài bản của phía bên kia. Nhất là phải tiễn từng đồng đội mình gục ngã không kịp vuốt mắt...
Đêm thứ tư đằng đẵng như không bao giờ qua. Thức canh chừng địch, ông đi đến quyết định theo ông là khó khăn nhất cuộc đời mình: Đầu hàng! Đầu hàng để cứu mạng sống cho đồng đội bởi nếu tiếp tục chiến đấu thì cái chết là không tránh khỏi và vô nghĩa. Cũng không còn vũ khí và lương ăn để chiến đấu. Ông lặng lẽ nhìn gương mặt nhem nhuốc của từng người lính của mình dưới ánh trăng nhợt nhạt cuối tháng. Họ còn quá trẻ. Mạng sống là quý giá nhất. Ông và đồng đội được huấn luyện và giáo dục về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hi sinh thân mình, nhất định không đầu hàng giặc. Ông thấm thía lắm, ông không sợ cái chết. Điều ông sợ là nhìn vào mắt những người mẹ của họ, những người lính của ông, nhất là hai thằng em cùng xã mà trước khi nhập ngũ, ông đã hứa với hai bà mẹ là đem chúng nó về. Sau khi nghĩ kĩ, lúc im tiếng súng và phía bên kia đang triển khai xe thiết giáp di chuyển vào trận địa, ông tập hợp những đồng đội còn sót lại. Nhìn họ nhem nhuốc trong bụi khói đạn lẫn máu nhầy nhụa, ông nuốt nước bọt khan và chậm rãi nói: 
- Các đồng chí, tôi là chỉ huy. Chúng ta ra hàng. Không bàn cãi và tôi là người duy nhất quyết định và chịu trách nhiệm. Các đồng chí lập tức cởi áo ngoài, phá vũ khí và theo tôi.
Ông không dám nhìn thẳng vào mắt họ, những người lính của ông. Họ biết ông không phải kẻ hèn nhát. Nhưng họ cũng biết cuộc chiến đấu không thể tiếp tục và họ sẽ chết. Chỉ ông biết, khi bị bắt, với bộ quần áo trên người, phía bên kia sẽ hiểu ông là chỉ huy. Mọi an nguy ông sẽ phải lãnh hết.
Sau đó thì một chiếc áo may-ô trắng được dùng làm cờ trắng để ra hiệu cho phía bên kia. Cuộc chiến đấu kết thúc. Sau đó rất nhiều chuyện xảy ra nhưng rồi họ cũng được trở về miền Bắc.
Nhưng không như ông nghĩ khi được trở lại quê hương. Đó mới là lúc bắt đầu cuộc chiến tàn khốc nhất. Cuộc chiến không có tiếng súng, không có máu đổ mà chỉ có những ánh mắt ngờ vực, khinh bỉ dành cho ông, kẻ hàng giặc. Ông phải chịu sự điều tra và quản thúc của từ đơn vị đến địa phương, đi đâu cũng bị nhìn như một con chó ghẻ. Rồi ông ra quân. Ôm bộ đồ nghề bơm vá xe đạp lên huyện kiếm sống. Ở đó không ai biết ông. Bởi ông không thể xin được việc làm ở đâu dù ông có bằng trung cấp cơ khí và là một thợ giỏi cái nghề rất đắt khi đó. Sống không bằng chết khi xã hội không thừa nhận. Ngay cả khi đất nước thống nhất và mãi sau này, ông không được phép đến dự bất cứ ngày kỉ niệm nào về quân đội, không được cấp thẻ thương binh... Ngay một trong hai đứa em mà ông cứu mạng cũng lên án ông trong một hội nghị gì đó của thanh niên, dù sau đó nó lí nhí xin lỗi ông khi đi qua mặt. Ông hiểu và cảm thông với nó.
Nỗi an ủi duy nhất của ông là sự biết ơn của các bà mẹ những người lính ấy. Với ông thật ấm lòng. Chỉ thế thôi, đủ để ông biết ông không sai. Ông nói: "Nếu phải làm lại, tao vẫn làm thế". Bởi lúc đó, với ông, chủ nghĩa anh hùng cách mạng thật mơ hồ và vô nghĩa. Lúc đó chỉ có mạng sống của những người lính, người anh em, người đồng hương hàng ngày chia cơm xẻ áo là thứ duy nhất đáng để ông suy nghĩ. Họ cần sống! Sinh mạng mới là quý giá chứ không phải cách mạng! Những người dạy dỗ, tuyên truyền, huấn luyện cho ông ở hậu phương có mấy người biết điều đó?
Bất giác, tôi nhớ tới lá cờ xin ăn, hành trang của lính Mỹ mà ngày xưa được coi là minh chứng cho sự hèn nhát của đế quốc Mỹ. Lá cờ in đủ thứ tiếng, nội dung là xin hàng và xin ăn kèm lời hứa Chính phủ Mỹ sẽ trả ơn cho ai cứu sống binh lính của họ. Phải chăng, với họ, sinh mạng con người của họ mới là thứ quý giá nhất? Họ coi việc bảo đảm mạng sống mới là điều quan trọng nhất? Phải chăng vì thế mà họ thua? Thua một đối phương không tiếc máu xương của đồng bào đồng chí, có thể đốt cả dãy Trường Sơn để giành chiến thắng? Phải chăng?

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lá cờ xin ăn

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lá cờ xin ăn

bauxitevn12:24 AM

Đặng Tuấn Trung
Thần chiến tranh thì không có trái tim. Mạng sống của người lính thì luôn là quý giá nhất bởi họ là Con Người. Lưỡi hái của thần chiến tranh không biết phân biệt chính nghĩa hay phi nghĩa. Ngày 27-7 năm ấy, được nghe câu chuyện của người lính già đầy ám ảnh nỗi tàn khốc của chiến tranh và hệ lụy không thể lí giải của những người còn sống.
clip_image002
Chuyện của ông là câu chuyện của những năm 69-71 thế kỉ trước tại chiến trường miền trung Tây Nguyên, lúc đó như lò lửa thiêu đốt bao nhiêu xương máu hai bên. Nhưng có những vết thương không bao giờ lành và nó còn đáng sợ hơn cái chết. Chuyện về một người lính mà sau này những người lính dưới quyền ông luôn gọi là "thần hộ mệnh". Nó đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng và nó cũng là bi kịch kéo suốt cuộc đời người lính già.
Trong một cuộc hành quân, trung đội của ông bị bao vây bởi hai đại đội lính Mỹ có cả trọng pháo và xe thiết giáp hỗ trợ. Bốn ngày chiến đấu, đạn sắp cạn, lương khô đã hết và nước cũng đã đến giọt cuối cùng. Không thể ngủ với sự tấn công liên tục và bài bản của phía bên kia. Nhất là phải tiễn từng đồng đội mình gục ngã không kịp vuốt mắt...
Đêm thứ tư đằng đẵng như không bao giờ qua. Thức canh chừng địch, ông đi đến quyết định theo ông là khó khăn nhất cuộc đời mình: Đầu hàng! Đầu hàng để cứu mạng sống cho đồng đội bởi nếu tiếp tục chiến đấu thì cái chết là không tránh khỏi và vô nghĩa. Cũng không còn vũ khí và lương ăn để chiến đấu. Ông lặng lẽ nhìn gương mặt nhem nhuốc của từng người lính của mình dưới ánh trăng nhợt nhạt cuối tháng. Họ còn quá trẻ. Mạng sống là quý giá nhất. Ông và đồng đội được huấn luyện và giáo dục về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hi sinh thân mình, nhất định không đầu hàng giặc. Ông thấm thía lắm, ông không sợ cái chết. Điều ông sợ là nhìn vào mắt những người mẹ của họ, những người lính của ông, nhất là hai thằng em cùng xã mà trước khi nhập ngũ, ông đã hứa với hai bà mẹ là đem chúng nó về. Sau khi nghĩ kĩ, lúc im tiếng súng và phía bên kia đang triển khai xe thiết giáp di chuyển vào trận địa, ông tập hợp những đồng đội còn sót lại. Nhìn họ nhem nhuốc trong bụi khói đạn lẫn máu nhầy nhụa, ông nuốt nước bọt khan và chậm rãi nói: 
- Các đồng chí, tôi là chỉ huy. Chúng ta ra hàng. Không bàn cãi và tôi là người duy nhất quyết định và chịu trách nhiệm. Các đồng chí lập tức cởi áo ngoài, phá vũ khí và theo tôi.
Ông không dám nhìn thẳng vào mắt họ, những người lính của ông. Họ biết ông không phải kẻ hèn nhát. Nhưng họ cũng biết cuộc chiến đấu không thể tiếp tục và họ sẽ chết. Chỉ ông biết, khi bị bắt, với bộ quần áo trên người, phía bên kia sẽ hiểu ông là chỉ huy. Mọi an nguy ông sẽ phải lãnh hết.
Sau đó thì một chiếc áo may-ô trắng được dùng làm cờ trắng để ra hiệu cho phía bên kia. Cuộc chiến đấu kết thúc. Sau đó rất nhiều chuyện xảy ra nhưng rồi họ cũng được trở về miền Bắc.
Nhưng không như ông nghĩ khi được trở lại quê hương. Đó mới là lúc bắt đầu cuộc chiến tàn khốc nhất. Cuộc chiến không có tiếng súng, không có máu đổ mà chỉ có những ánh mắt ngờ vực, khinh bỉ dành cho ông, kẻ hàng giặc. Ông phải chịu sự điều tra và quản thúc của từ đơn vị đến địa phương, đi đâu cũng bị nhìn như một con chó ghẻ. Rồi ông ra quân. Ôm bộ đồ nghề bơm vá xe đạp lên huyện kiếm sống. Ở đó không ai biết ông. Bởi ông không thể xin được việc làm ở đâu dù ông có bằng trung cấp cơ khí và là một thợ giỏi cái nghề rất đắt khi đó. Sống không bằng chết khi xã hội không thừa nhận. Ngay cả khi đất nước thống nhất và mãi sau này, ông không được phép đến dự bất cứ ngày kỉ niệm nào về quân đội, không được cấp thẻ thương binh... Ngay một trong hai đứa em mà ông cứu mạng cũng lên án ông trong một hội nghị gì đó của thanh niên, dù sau đó nó lí nhí xin lỗi ông khi đi qua mặt. Ông hiểu và cảm thông với nó.
Nỗi an ủi duy nhất của ông là sự biết ơn của các bà mẹ những người lính ấy. Với ông thật ấm lòng. Chỉ thế thôi, đủ để ông biết ông không sai. Ông nói: "Nếu phải làm lại, tao vẫn làm thế". Bởi lúc đó, với ông, chủ nghĩa anh hùng cách mạng thật mơ hồ và vô nghĩa. Lúc đó chỉ có mạng sống của những người lính, người anh em, người đồng hương hàng ngày chia cơm xẻ áo là thứ duy nhất đáng để ông suy nghĩ. Họ cần sống! Sinh mạng mới là quý giá chứ không phải cách mạng! Những người dạy dỗ, tuyên truyền, huấn luyện cho ông ở hậu phương có mấy người biết điều đó?
Bất giác, tôi nhớ tới lá cờ xin ăn, hành trang của lính Mỹ mà ngày xưa được coi là minh chứng cho sự hèn nhát của đế quốc Mỹ. Lá cờ in đủ thứ tiếng, nội dung là xin hàng và xin ăn kèm lời hứa Chính phủ Mỹ sẽ trả ơn cho ai cứu sống binh lính của họ. Phải chăng, với họ, sinh mạng con người của họ mới là thứ quý giá nhất? Họ coi việc bảo đảm mạng sống mới là điều quan trọng nhất? Phải chăng vì thế mà họ thua? Thua một đối phương không tiếc máu xương của đồng bào đồng chí, có thể đốt cả dãy Trường Sơn để giành chiến thắng? Phải chăng?

Khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng hoạt động lật đổ chính quyền

Khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng hoạt động lật đổ chính quyền

bauxitevn12:21 AM

Anh Thư
Cùng tội danh, vừa đưa ra xét xử Trần Anh Kim (1949, Thái Bình), Lê Thanh Tùng (1968, Hà Nội), đang truy nã Thái Văn Tự (1979, Nghệ An), Nguyễn Xuân Kim (1986, Nghệ An), đã bắt tạm giam Lưu Văn Vịnh (1967, TP Hồ Chí Minh), Lê Đình Lượng (1965, Nghệ An)… Nếu đúng người, đúng tội thì "tiên trách kỉ, hậu trách nhân", "chính quyền nhân dân" cần tìm hiểu vì sao có lắm nhân dân muốn lật đổ mình đến thế.
Bauxite Việt Nam
Ngày 30-7, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 bị can trong vụ án "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.
Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tiến hành khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài (SN 1969, trú tại quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội), Lê Thu Hà (SN 1982, tạm trú quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội).
Cùng với đó, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Phạm Văn Trội (SN 1972, trú tại thôn Kỳ Dương - xã Chương Dương - huyện Thường Tín - TP Hà Nội), Nguyễn Trung Tôn (SN 1972, trú tại thôn Yên Cổ - xã Quảng Yên - huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa), Trương Minh Đức (SN 1960, trú tại quận 8 - TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, trú tại quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh).
Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vụ án đang được điều tra, xử lí theo quy định của pháp luật.

Danh dự con nhà võ

Danh dự con nhà võ

bauxitevn12:18 AM

Nguyễn Lê Vũ
Wing Chun hay Vịnh Xuân, tên của một võ phái khá xa lạ của Trung Hoa, tưởng chừng như chỉ có trong các phim về Diệp Mẫn, nay đã đến Việt Nam bằng xương bằng thịt... Canada. Đó là võ sư Pierre Francoise Flores. Suốt mấy tuần qua, Flores đã tăng gấp ba độ nóng mùa hè năm nay bằng các cuộc xin  đấu giao hữu với các võ sư Việt Nam.
Nhiều người thất vọng khi thấy võ sư Đoàn Bảo Châu, võ sư Trần Lê Hoài Linh bị võ sư Flores đánh bại khá nhanh nhưng không ai có thể chê trách thái độ tôn trọng luật chơi, kính trọng đối thủ, đúng tinh thần võ đạo của anh Pierre-Francoise. Cũng có người thất vọng khi không thấy võ sư nào khác nữa nhận lời song đấu với Pierre nhưng ai cũng phải thừa nhận sự tiến triển tài năng vượt bậc của "võ sư" Pierre hiện nay so với "võ sinh" Pierre, người ghé thăm Việt Nam 8 năm trước. Và cũng nhờ cơ hội này, hàng triệu người Việt dưới đường, trên mạng… bàn tán sôi nổi về đẳng cấp của các võ sư Việt nói riêng và nền võ thuật Việt Nam nói chung trên võ đàn thế giới.
Loại câu hỏi đó và bầu không khí hào hứng võ thuật khắp nơi làm nhiều người nhớ tới một giai đoạn lịch sử cũng cực kì hào hứng, lí thú và... cực kì lợi hại bên Tàu. Khi nhà Thanh (tức dân Mãn Châu ở phía bắc) đánh thắng nhà Minh (tức dân Hán ở Trung Nguyên, giữa nước Tàu) rồi ngồi vào ghế cai trị, họ bị cả khối dân Trung Nguyên xem là ngoại bang xâm lược. Thế là vô số dân chúng, đặc biệt là con nhà võ thuộc đủ loại môn phái trên cả nước, cắt máu ăn thề tham gia đại cuộc "phản Thanh phục Minh". Quân binh triều đình dẹp mãi không được. 
Đến khi vua Càn Long đầy mưu lược của nhà Thanh lên ngôi, ông cho tiến hành một cái bẫy khổng lồ, đó là cho dựng đài thí võ khắp nơi. Thời gian đầu, Càn Long cho nhử mồi bằng những người do triều đình thuê mướn đăng đàn. Không lâu sau, các võ sinh hiếu thắng của vài môn phái đăng đàn rồi chính họ thách đấu với các môn phái khác. Sau mỗi trận đấu đều có người bị thương, có các trận khích bác và các tuyên bố phục thù. Thế là các võ sinh đăng đàn ngày càng cao cấp và ngày càng ra đòn ác hiểm hơn, đến độ chết người. Sau cùng, đến các võ sư và ngay cả sư tổ của các môn phái đăng đàn. Trong suốt những năm đó, chẳng ai còn nhớ triều đình nhà Thanh là ai nữa chứ đừng nói gì đến "phản Thanh phục Minh". Tóm lại, các môn phái võ thuật Trung Nguyên mắc bẫy la liệt vì muốn bảo vệ danh dự. 
Dĩ nhiên tại Việt Nam lần này chẳng có ai giăng bẫy và cũng chẳng có gì nghiêm trọng đến như thế. Duy một thứ vẫn đúng suốt từ thời Càn Long đến nay là bầu máu nóng về danh dự môn phái, cụ thể hơn nữa là "danh dự con nhà võ". Hầu như môn phái nào cũng dạy môn sinh về danh dự, lương tâm, đạo đức. Có môn phái in hẳn vào logo, có môn phái viết thành lời tâm niệm để đọc trước mỗi giờ tập, có môn phái nhắc lại "lời trăn trối của sư tổ" mỗi năm trong ngày cúng tổ. Hiển nhiên các lời dạy, đặc biệt định nghĩa về danh dự, của mỗi môn phái có khác nhau, nhưng tất cả đều có lằn ranh chung tối thiểu về giá trị con nhà võ là phải giúp người cô thế. Nói cách khác, danh dự và lương tâm con nhà võ không cho phép gặp chuyện bất công giữa đàng mà nhắm mắt làm ngơ.
Thế nhưng trong đời sống mỗi ngày, có bao nhiêu võ sinh và võ sư chúng ta thấy cảnh người cô thế bị chặn giữa đường nặn bánh mì nhưng nhắm mắt bỏ đi. Ngay đến những chuyện lớn như  hàng triệu  ngư dân miền Trung nghèo khổ bỗng nhiên mất môi trường biển để sinh sống, ta vẫn im lặng. Gần hơn nữa là chuyện 3 phụ nữ cô thế giữa vòng lang sói: chị Lê Mỹ Hạnh bị côn đồ Phan Hùng và đồng bọn kéo đến hành hung tại phòng trọ chỉ vì chị lên tiếng về thảm hoạ Formosa; chị Như Quỳnh - Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù cũng vì lên tiếng cho các nạn nhân thảm họa Formosa; chị Trần Thị Nga hôm nay bị kết án 9 năm tù vì kêu gọi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam. 
Cho đến nay, có bao nhiêu võ sinh, võ sư đã lên tiếng, đã xen vào bảo vệ những người cô thế? 
Nếu xét theo lời dạy tối thiểu của mọi môn phái đó thì rõ ràng có thắng hay thua, có nhận lời hay từ chối đấu tay đôi với anh Pierre-Francois Flores, danh dự con nhà võ Việt Nam cũng chẳng cao lên hay lùn bớt đi chút nào. Nhưng nhiều chuyện khác, ở nhiều nơi khác trên khắp đất nước lại quyết định con nhà võ Việt Nam có can đảm và còn danh dự hay không.
26-7-2017 
N.L.V
Tác giả gửi BVN