Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

Mỹ sẽ giúp Philippines khi Trường Sa bị tấn công?

 

Mỹ sẽ giúp Philippines khi Trường Sa bị tấn công?

Song Phan

4-3-2023

Bác Đinh Kim Phúc có status hỏi đại khái là, nếu Mỹ giúp Philippines khi các đảo ở Trường Sa do tuyên bố chủ quyền bị tấn công thì dựa trên cơ sở nào?

Liên quan câu hỏi này, có lẽ cần xem lại trong phạm vi tác dụng của Hiệp ước tương trợ quốc phòng Mỹ và Philippineský ngày 30-8-1951 như quy đinh trong điều 5 như sau:

Article 5: For the purpose of Article IV, an armed attack on either of the Parties is deemed to include an armed attack on the metropolitan territory of either of the Parties, or on the island territories under its jurisdiction in the Pacific or on its armed forces, public vessels or aircraft in the Pacific.

Tạm dịch:

Điều 5: Cho mục đích của Điều IV, một cuộc tấn công vũ trang được coi là nhằm vào một trong hai bên bao gồm một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào (1) lãnh thổ chính của một bên trong hai bên, hoặc (2) nhằm vào lãnh thổ các đảo nằm dưới quyền tài phán của bên đó, hoặc (3) nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu hay máy bay dân dụng của bên đó ở Thái Bình Dương. [Các số trong ngoăc đơn do tôi thêm vào].

Kissinger đã từng giải thích điều này bằng điện tín trong nhũng năm 1970 như sau: Năm 1951, khi Hiệp ước này được ký kết, Philippines chưa chính thức tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa; hơn nữa, quần đảo Trường Sa cũng không nằm trong phạm vi Tây Ban Nha chuyển nhượng cho Mỹ theo quy định của “Hiệp ước Paris”. Vì thế phạm vi (1) và (2) đều không phù hợp với yêu cầu, có chăng chỉ là phạm vi (3).

Thư gửi Ngoại trưởng Philippines ngày 6-1-1979, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance cũng làm rõ thêm là địa điểm tấn công quân sự, tàu thuyền công cộng và máy bay được nói tới trong (3) không nhất thiết nằm trong phạm vi (1) và (2):

…as provided in Article 5, an attack on Philippine armed forces, public vessels or aircraft in the Pacific would not have to occur within the metropolitan territory of the Philippines or island territories under its jurisdiction in the Pacific in order to come within the definition of Pacific area in Article 5.

Tạm dịch:

… như quy định tại điều 5, một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu hay máy bay dân dụng ở Thái Bình Dương không buộc phải xảy ra trong lãnh thổ chính của Philippines hay lãnh thổ các đảo dưới quyền tài phán của nó trong Thái Bình Dương để nằm vào định nghĩa khu vực Thái Bình Dương ở điều 5.

Thư gửi Ngoại trưởng Philippines ngày 24-5-1999, Đại sứ Mỹ tại Philippines Thomas C. Hubbard viết rằng, Mỹ tiếp tục giữ vững lập trường đã nêu năm 1979, và Mỹ cho rằng biển Đông thuộc khu vực Thái Bình Dương (The US considers the South China Sea be Part of the Pacific Area).

Như vậy, có vẻ Mỹ sẽ không kích hoạt Hiệp ước này nếu các đảo ở Trường Sa mà Philippines yêu sách chủ quyền bị tấn công, trừ khi tàu thuyền, máy bay dân sự hay của hải quân Philippines bị tấn công trong vùng biển này.

Dĩ nhiên, nếu Mỹ có đủ lý lẽ để ‘chứng minh’ cuộc tấn công đó đe doạ lợi ích của họ/ hòa bình thế giới hay có vấn đề về nhân đạo thì họ sẽ can thiệp theo cách phù hợp và vận dụng các quy định, điều ước phù hợp, hay hiến chương LHQ…

(Chi tiết liên quan tới lời giải thích của Henry Kissinger, Cyrus Vance, Thomas C. Hubbard… lấy từ sách của Lê Oa Đằng).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét