Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

Vụ nhận hối lộ tình và tiền để được hưởng án treo

 

Vụ nhận hối lộ tình và tiền để được hưởng án treo

Lê Ngọc Luân

13-11-2022

Có mấy vấn đề đặt ra cần những người đứng đầu Quốc gia, lãnh đạo Toà Tối cao phải xem xét. Đây là sự cấp thiết!

Có bao nhiều trường hợp dùng quyền lực chèn ép và mọi thủ đoạn đê hèn, bỉ ổi, tàn độc để vơ vét như trường hợp của vị Phó Chánh án tòa tỉnh kia?

Đây có phải là trường hợp đầu tiên vị Phó Chánh án tòa tỉnh ăn hối lộ cả tiền và tình không? Nếu khẳng định lần đầu tiên thì có ai tin không? Lãnh đạo ngành Toà án có tin không? Vậy giả sử không tin thì có nghĩa là có nhiều trường hợp vị Phó Chánh tòa kia đã thực hiện với số tiền khủng hơn, nhiều thân phận lao lý đã, từng là con mồi. Vậy trường hợp đó là trường hợp nào?

Giả sử (tôi khẳng định lại là giả sử) nếu đó không phải lần đầu tiên vị Phó Chánh án kia thực hiện thì liệu rằng một mình lão có thực hiện được không? Bởi quyền quyết định án treo, tù bao nhiêu năm theo luật thuộc về HĐXX. Những người lãnh đạo quốc gia và cơ quan có thẩm quyền có ý kiến gì để đẩy lùi và không để xảy ra? Hay khi nào phát hiện bắt, xử lý là xong?

Một lãnh đạo TW từng phát biểu “Tuyệt đối không để người dân nghi ngờ đức thanh liêm của thẩm phán”. Đây là câu nói về chữ nghĩa rất hay và đương nhiên ai cũng mong muốn, được như vậy thì Đất nước này hạnh phúc vô bờ bến. Tuy nhiên, liệu rằng câu nói đó có đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong ngành tòa án không? Và câu nói ấy có khiến nhân dân không nghi ngờ không? Tôi cho rằng KHÔNG. Muốn ”nhân dân không nghi ngờ” nó phụ thuộc chính sách quy định pháp luật, cách thi hành công minh của người thẩm phán chứ không thể dựa vào câu nói. Cần giải quyết vấn đề từ gốc, rễ và cái gốc, rễ nằm ở đâu? Vấn đề này không khó!

Cơ chế ngành toà án thực sự đã đảm bảo cho người thẩm phán muốn được chính trực, công minh có được thực thi trên thực tế không? Có hay không việc chỉ đạo án, có hay không việc tuyên án ra sao phải xin ý kiến, thay vì tuân theo pháp luật? Cái này người làm nghề thẩm phán hiểu rõ hơn ai hết.

Còn nhiều nhiều cái để nói, để viết lắm… nhưng xin chỉ nêu vài câu hỏi ngắn để mỗi chúng ta tự suy ngẫm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét