Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Không nên xem thường vai trò địa chính trị của Việt Nam

 

Không nên xem thường vai trò địa chính trị của Việt Nam

Jackhammer Nguyễn

22-11-2022

















Dân chủ nhân quyền














































Tác giả 

Thục Quyên có viết hai bài liền đăng trên Tiếng Dân, về Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, của chế độ Hà Nội.

Khi đọc hai bài này tôi cảm nhận được nỗi trăn trở, lo âu của tác giả, mà tôi nghĩ rằng, tác giả đang ở nước ngoài, canh cánh ngóng về quê hương, chứng kiến bao nhiêu chuyện tệ hại hàng ngày xảy ra trên quê hương ấy.

Tôi đồng ý phần lớn nội dung của hai bài viết, tuy nhiên có một điểm tôi thấy cần đặt ở nhiều góc khác nhau, khi tác giả đặt câu hỏi rằng: Có thật ưu tiên địa chính trị luôn luôn hơn mọi giá trị khác?

Tác giả lời ngay lập tức là không, mà trên hết, chính là những giá trị về dân chủ và nhân quyền.

Mấy mươi năm sống trong một xã hội dân chủ, tôi dễ dàng đồng ý rằng dân chủ, nhân quyền là điều đáng tôn trọng nhất trong các thang giá trị, không chỉ của quốc gia, mà còn của cả nhân loại.

Nhưng tôi nghĩ, tác giả đang đặt mình ở vị trí những người Việt Nam đang thiếu những điều đó, chứ không phải từ góc nhìn của các cường quốc, mà cụ thể ở đây là nước Mỹ và các nền dân chủ phương Tây khác, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc…

Hãy xét tình trạng hiện nay của hai quốc gia có vị trí địa chính trị rất quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Cả hai đều có những vi phạm nhân quyền ở những mức độ khác nhau, mà nổi tiếng nhất là vụ thái tử Mohammed bin Salman, là người đang thật sự trị vì Saudi, đã ra lệnh giết chết nhà báo Jamal Khashoggi của báo Washington Post.

Với vị trí chắn giữa Âu và Á, mặc cho những cáo buộc về nhân quyền, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của khối NATO, luôn làm mình làm mẩy với các nước dân chủ phương Tây, mỗi khi có nước phương Tây nào đó lên tiếng về vụ diệt chủng người Armenia do Thổ Nhĩ Kỳ gây ra.

Với vị trí thống trị miền Cận Đông và nguồn dầu lửa khổng lồ của Saudi, Hoa Kỳ đã không thể để cho gia đình các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 kiện chính phủ Saudi. Trong vụ khủng bố đó, đa số các phần tử khủng bố là công dân Saudi. Các chính phủ Hoa Kỳ, dù Cộng hòa hay Dân chủ, đều không thể tiến sâu hơn nữa trong việc quy trách nhiệm vụ thảm sát ông Khashoggi cho hoàng tử Mohammed Bin Salman.

Chưa kể trong quá khứ, chính phủ Mỹ từng mắc sai lầm khi ủng hộ các nhân vật độc tài từ Âu sang Á Phi và Mỹ Latin, trong đó nổi tiếng nhất là vụ CIA ủng hộ tướng Augusto Pinochet, lật đổ Tổng thống Salvador Allende, tổng thống dân cử của Chile, (dù CIA chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin tình báo và báo cáo tình hình). Việc này đã dẫn đến một chế độ công an trị gần 20 năm, gây ra nhiều vụ giết chóc. Tương tự, để phục vụ chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ cũng đã từng ủng hộ nhà vua Mohammad Reza Pahlavi ở Iran, tạo điều kiện cho các giáo sĩ cuồng tín lên cầm quyền cho đến ngày nay.

Có thể nhận ra rằng, các cường quốc theo chế độ dân chủ phương Tây luôn tính toán một sự cân bằng giữa những lợi ích địa chính trị, thị trường, và những vấn đề thuộc về đạo đức nhân bản.

Tôi hiểu mong ước của tác giả Thục Quyên, cũng như hàng triệu người Việt khác trên thế giới, rằng các nền dân chủ hãy lên án, cấm vận, gây áp lực,… lên chế độ toàn trị ở Việt Nam, nhưng nếu nghĩ rằng, dân chủ nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của các nền dân chủ ấy, cao hơn ưu tiên địa chính trị, là không thực tế.

Có hai lý do của sự phi thực tế ấy:

– Trong tình hình hai nhà nước độc tài tàn nhẫn là Nga và Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng trật tự thế giới, các nước dân chủ phương Tây đang cần các nước trung bình, nhỏ, đứng về phe họ và theo họ, dù người dân ở các nước này có mất chút nhân quyền cũng không sao.

– Dân chúng của các quốc gia dân chủ cũng có thể nhận ra rằng, dân chủ nhân quyền ở một chốn xa xôi như Việt Nam có quan trọng gì mà họ phải bận tâm, trong khi chính phủ Hà Nội, dù có độc tài, nhưng lại có lợi cho phương Tây! Tương tự như vậy, người dân ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Ai Cập, Thái Lan… có thể mất dân chủ, nhân quyền, miễn là chính phủ các nước độc tài này đừng đi quá xa như Miến Điện.

Ngoại giao cây tre

Nhưng nếu chúng ta nghĩ rằng, vì cần các quốc gia nhỏ mà phương Tây không gây áp lực lên họ thì cũng không đúng. Áp lực luôn luôn có. Cứ mỗi lần các báo cáo về nhân quyền, tôn giáo được chính phủ Mỹ đưa ra, hay báo cáo về tự do báo chí, chắc chắn rằng các quan chức ngoại giao Hà Nội ở Mỹ lại phải cắm đầu cắm cổ, thức đêm thức hôm, để mà … nghiên cứu.

Chính vì thế mới xuất hiện nền ngoại giao đu dây, hay gần đây là ngoại giao cây tre, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông ta quyết tâm xây dựng và phát triển, được các quan chức Hà Nội ca tụng, là niềm vinh dự, tự hào… của họ.

Mà kiểu cách ngoại giao này chẳng phải là “sáng tạo” của Hà Nội. Vào cuối thập niên 1980, một số quan chức Việt Nam đã công khai tán dương ngoại giao cây tre của lân bang Thái Lan, khi nước này một mặt nhận sự giúp đỡ của phương Tây để chống cộng sản, mặt khác vẫn giao hảo với các nước cộng sản Đông Dương, miễn là Hà Nội đừng xua quân qua biên giới, ngừng ủng hộ các tổ chức phiến loạn của cộng sản Thái. Chính sách nổi tiếng “biến chiến trường thành thị trường” của nhà cầm quyền Thái Lan chính là cụ thể hóa của nền ngoại giao cây tre này.

Từ khi bắt đầu mở cửa kinh tế cho đến nay, Hà Nội lúc nào cũng răm rắp cầm… cây tre của họ. Nhưng có thể thấy rằng, có nhiều vấn đề thay đổi theo thời gian, cây tre năm 1986 khác với cây tre năm 2022, trong đó màu sắc ý thức hệ ngày càng nhòa đi.

Gần đây, có ý kiến cho rằng cây tre Hà Nội đã gãy. Đó là sau khi Tập Cận Bình củng cố quyền lực ở Trung Quốc, đảng trưởng cộng sản Nguyễn Phú Trọng lập tức sang thăm, cùng với các lá phiếu trắng, không lên án nước Nga xâm lược Ukraine.

Hãy so lá phiếu trắng của Việt Nam với lá phiếu trắng của Nam Phi, để nhận ra rằng, câu chuyện bang giao quốc tế phức tạp hơn nhiều so với hai màu trắng đen. Nên nhớ rằng, Hoa Kỳ đã từng tránh lên án các chính sách của chế độ Apartheid, cấm cửa cố tổng thống Nelson Mandela, người hùng của phong trào chống áp bức sắc tộc, vì một số bang của Mỹ có các chính sách tương tự theo luật Jim Crow.

Sau những diễn biến liên quan với Trung Quốc và Nga như vậy, tác giả Việt Hoàng có viết trên trang Thông Luận (của Tập hợp dân chủ đa nguyên) rằng Việt Nam đã chọn phe Trung Quốc. Nhưng tôi không thấy như thế. Cứ nhìn vào thực tế, các vị lãnh đạo ở Hà Nội vẫn đưa con em mình sang phương Tây học, có ai sang Bắc Kinh học đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét