Không có đảng, không có ‘ông Diên’!
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Photo VTC.
Từ đầu tháng 11 tới giờ, dân chúng Hà Nội trởthành nạn nhân của tình trạng khan hiếm xăng dầu. Xếp hàng cả giờ để được bơm một vài lít xăng đã trở thành điều bình thường...
Hôm nay (7/11/2022), Bộ Công Thường vừa... “thành kính phân bua” với công chúng rằng... “Bộ Công Thương không cấm mua xăng bằng can, chai nhựa” vì... “pháp luật không cấm”.
Lần này, Bộ trưởng Công Thương nói riêng và Bộ Công Thương nói chung cũng chỉ... “thành kính phân bua” chứ dứt khoát không nhận sai, cương quyết không xin lỗi cho dù trước đó ba ngày – hôm 4/11/2022, ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Công Thương ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT, ra lệnh cho... “lực lượng Quản lýthị trường (QLTT) trong cả nước phối hợp với các cơquan hữu trách tại địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, hành vi bán xăng dầu cócác cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can, chai và các dụng cụ chứa đựng khác”...
Cần lưu ý, ngoài bạo hành hành chính (cấm thứ mà luật pháp không cấm), Chỉ thị 09/CT-BCT còn gây rối loạn sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt xã hội. Tuy lập lại các chỉ trích của công chúng trên mạng xã hội (xăng dầu không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn dùng để vận hành ghe, thuyền tại những vùng nhiều sông rạch, các loại máy móc phục vụ hoạt động nông nghiệp tại gia,... nên cấm bán – bơm xăng dầu vào “thùng, can, chai và các dụng cụ chứa đựng khác” làphi lý) để giải thích tại sao lại... “thành kính phân bua” nhưng Bộ Công Thương vẫn khẳng định, Chỉ thị 09/CT-BCT là... “cần thiết” để “ngăn ngừa nguy cơcháy nổ”, sở dĩ phải “thành kính phân bua” chỉ vì “trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin mang tính chất bình luận, suy diễn” (1).
Không may cho Bộ Công Thương là ngay trong ngày 7/11/2022 – ngày Bộ Công Thương “thành kính phân bua” rằng “không cấm mua xăng bằng can, chainhựa” như vừa kể - căn cứ vào Chỉ thị 09/CT-BCT, Ban Chỉ đạo 389 (cách gọi tắt bộ phận chống buôn lậu, gian lận thương mại) của Hà Nội đã phát hành công văn hỏa tốc, yêu cầu “Công an, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường của Hà Nội và Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện kiểm tra, xử lý hành vi bán xăng tự phát theo can, chai, lọ… trên đường phố” (2)! Dẫu “bán xăng tự phát theo can, chai, lọ,... trên đường phố” rõ ràng là nguy hiểm cho cộng đồng vì nguy cơ cháy nổ rất cao nhưng tại sao “bán xăng tự phát theo can, chai, lọ,... trên đường phố” lại hồi sinh ở Hà Nội?..
Từ đầu tháng 11 tới giờ, dân chúng Hà Nội trở thành nạn nhân của tình trạng khan hiếm xăng dầu (3). Xếp hàng cả giờ để được bơm một vài lít xăng đã trở thành điều bình thường, thậm chí chờ cả giờ nhưng không mua được giọt xăng nào vì chưa tới lượt đã hết xăng cũng đã trở thành... điều bình thường (4). Điều bình thường đó diễn ra sau khi ông Diên khẳng định với Quốc hội hồi hạ tuần tháng 10/2022 là... “Việt Nam chưa bao giờ thiếu xăng dầu” và “giá xăng dầu Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới” (5)!
Nếu chịu khó theo dõi diễn biến trên thị trường xăng dầu Việt Nam suốt từ đầu 2022 đến nay ắt sẽ thấy, hễ ông Diên nói... “có” thì thị trường xăng dầu sẽ chứng minh là... “không” và khi ông Diên bảo... “không” thì thị trường xăng dầu xác định là... “có”.
Hồi tháng 2/2022 – thời điểm các cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM nếu không tạm đóng cửa thì cũng chỉ bán cho khách 30.000 đồng/lần đổ xăng (5) – bất chấp việc chủ các cửa hàng phân trần, họ không thể làm khác vì càng bán càng lỗ (bán theo giá đã được ấn định nhưng lại không có chiết khấu, thành ra phải tự móc túi trả tiền nhân công, tiền mặt bằng, tiền điện, tiền nước,...), Bộ trưởng Công Thương vẫn lên án đó là... “găm hàng” và ra lệnh kiểm tra để... “lập tứcxử phạt về vật chất, thu hồi giấy phép hoạt động”(6)...
Tuy nhiên càng “gia tăng kiểm tra, thanh tra, xử lýnghiêm những doanh nghiệp liên quan đến phân phối xăng dầu găm hàng” thì xăng dầu càng khan hiếm. Sau TP.HCM, tới lượt khu vực đồng bằng sông Cửu Long đối diện với cơn khát xăng dầu, ông Diên nhận định cơn khát đó là hậu quả của việc từng phụ thuộc vào nguồn xăng dầu buôn lậu trong một thời gian dài nên khi siết chặt, chỉ còn xăng dầu chính thống thì phát sinh thiếu hụt bởi nguồn cung trên thế giới biến động, chiết khấu thấp mà lỗ thì không ai làm (7)...
Nhận định vừa dẫn được ông Diên nêu ra vào ngày 22/10/2022, đến 5/11/2022 – lúc dân chúng Hà Nội phải xếp hàng đổ xăng, lúc “bán xăng tự phát theo can, chai, lọ,... trên đường phố” xuất hiện khắp nơi, ông Diên bảo rằng “thị trường diễn biến bất thường và khó lường, đứt gãy cục bộ nguồn cung trong hệthống” là do tác động từ tranh mua trên thị trường thế giới trước khi lệnh cấm tuyệt đối việc mua xăng dầu, khí đốt của Nga có hiệu lực vào ngày 25/11/2022, từ tỉ giá ngoại tệ mạnh liên tục biến động, việc tiếp cận nguồn ngoại tệ và bảo lãnh nhập cảng, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối gặp khó khăn (8)... Nói cách khác, hiện trạng như đã và đang thấy vừa do những tác động từ thiên hạ, vừa do Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, ông Diên nói riêng, Bộ Công Thương nói chung chỉ có công điều hành, không có lỗi!
***
Muốn biết dân chúng nghĩ gì về ông Diên, đánh giá ông như thế nào hãy tham khảo trên mạng xã hội Việt ngữ. Kẻ viết bài này chỉ lược thuật một số tuyên bố, nhận định của ông Diên trước các diễn biến trên thị trường xăng dầu từ đầu năm đến nay để chứng minh ông Diên có chỗ... hơn người: Lãnh đạo một bộ như Bộ Công Thương nhưng không biết và cũng chẳng thèm biết các quy luật của thị trường. Nói xuôi hay nói ngược cũng hết sức trơn tru, không ngượng, không ngại. Đặc biệt là không bao giờ thấy có lỗi để nhận sai hay xin lỗi. Đã có rất nhiều người thắc mắc, tại sao lại chọn một người vốn chỉ có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động đoàn, hoạt động đảng với rất nhiều điều tiếng (9) như ông Diên làm Bộ trưởng Công Thương để thị trường xăng dầu càng ngày càng hỗn loạn, ảnh hưởng đến tất cả các giới? Câu trả lời ngắn gọn là nhờ... ơn đảng, không có đảng giành quyền lựa chọn, sắp xếp những người như ông Diên làm bộ trưởng thì làm gì ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21, người Việt lại có cơ hội trải nghiệm việc mua xăng từ lề đường?
T.V.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Chú thích
(2) https://thanhnien.vn/ha-noi-hoa-toc-yeu-cau-xu-ly-ban-xang-tu-phat-theo-can-chai-lo-post1518730.html
(3) https://vov.vn/kinh-te/nguoi-dan-ha-noi-met-moi-vi-xep-hang-mua-xang-post981951.vov
(5) https://tv.tuoitre.vn/video-cay-xang-3-ngon-tay-o-tphcm-ban-hang-cho-khach-theo-dinh-muc-116945.htm
(7) https://vietnamnet.vn/bo-truong-nguyen-hong-dien-gia-xang-viet-nam-thap-nhat-the-gioi-2072731.html
(9) https://baotiengdan.com/2021/04/12/chuyen-tan-bo-truong-bo-cong-thuong-va-ong-chu-hang-bia-dai-viet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét