Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Chia buồn với “oan gia trái chủ”, tổ cha các tập đoàn bất động sản

 

Chia buồn với “oan gia trái chủ”, tổ cha các tập đoàn bất động sản

Mai Bá Kiếm

18-11-2022

Bộ Tài chính phủi trách nhiệm cho các ngân hàng cò bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho người mang tiền đến gửi tiết kiệm. Nhân viên tín dụng dụ dỗ “Cô ơi, lãi suất ngân hàng của cháu có 6%/năm, cô nên gửi kênh huy động lãi suất ưu đãi 8%”. Thật ra, FLC và VTP trả đến 12% và chiết khấu cho ngân hàng 4%. Thế mà ngân hàng thoát trách nhiệm, còn người gửi tiết kiệm ngu ngơ bị gán như nhà đầu tư (NĐT) tự chịu rủi ro!

Mẹ nó, Nghị định 155/2020 chỉ cho phép bán TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư (NĐT) chuyên nghiệp (pháp nhân hay thể nhân). NĐT thể nhân phải nắm giữ đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng mới được xác nhận và có giá trị 3 tháng kể từ ngày xác nhận. Vậy mà, Bộ Tài chính chụp mũ “NĐT chuyên nghiệp” lên đầu người gửi tiết kiệm – vốn bị ngân hàng xí gạt.

Trước đó, ngày 10/10/2022, khi TPDN Tân Hoàng Minh sắp đáo hạn, bộ trưởng Tài chính hứa lèo trấn an thị trường “sẽ giám sát để bảo đảm quyền lợi người mua TP”. Đến khi kình ngư lừa đảo TPDN Trương Mỹ Lan bị bắt, Nguyễn Đức Phớc trở giọng “NĐT ráng chịu”

Trong khi đó, Thủ tướng lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho BĐS theo yêu cầu giải cứu của Hiệp hội BĐS. Người dân đâu biết rằng, lãnh đạo luôn nhìn xa, trông rộng. Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nói “tiền trong dân còn rất lớn mà chúng ta chưa phát huy được”.

Hôm nay, Chính phủ thấy tiền trong các đại gia BĐS hết sạch, nên thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho BĐS. Vì vậy, dân quèn phải nhớ thân phận bọt bèo hoa dâu của mình mà ráng giữ chặt cái túi không cho ai móc!

Ngày 4/1/2022, tại QH, bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ ra các sơ hở của Nghị định 153/2020 để cho các DN âm vốn chủ sở hữu phát hành TPDN, mà không có tài sản bảo đảm và vốn phát hành gấp nhiều lần vốn điều lệ.

Mãi đến tháng 5/2022, dự thảo sửa đổi NĐ153 lần thứ 5 vẫn bị yêu cầu phải nới lỏng. Ngày 16/9/2022, Chính phủ cắn răng ban hành Nghị định 65/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ153/2020 theo hướng siết chặt điều kiện phát hành TPDN, trước sự kêu khóc thảm thương của các tập đoàn và Hiệp hội BĐS.

Theo NĐ65/2022, TPDN không thể bán cho NĐT không chuyên nghiệp, người gửi tiền tiết kiệm khỏi lo bị ngân hàng dụ, nhưng “NĐT không chuyên” lỡ mua 790.000 tỷ đồng TPDN sắp đến hạn nên chuẩn bị khóc tiếng đông lào!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét