Nghị trường Quốc hội không phải là sân khấu tấu hài
Thảo luận Luật Phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sửa đổi, ĐB Phan Thị Mỹ Dung nói “Chồng suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực gia đình”. Hiểu biết nông cạn, bà chỉ bổ sung khái niệm bạo lực gia đình (BLGĐ) và chỉ đề nghị người bị BLGĐ phải mạnh dạn chia sẻ với chuyên gia tâm lý, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Hội Người Cao tuổi. Chán như con gián!
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết biết dẫn chứng từ vụ BLGĐ điển hình: Nguyễn Võ Quỳnh Trang đánh chết bé A 8 tuổi, con riêng của Nguyễn Kim Trung Thái, song cũng chỉ đề nghị hàng xóm chung cư và cô giáo của bé A mạnh dạn tố cáo.
Không có đại biểu nào đọc lại các điều của Luật hiện hành tìm sơ hở như thế nào? Vì sao mẹ ruột của bé A không được thăm con? Vì Luật Hôn nhân gia đình không chế tài hành vi của người được giao nuôi con cấm người kia không được thăm con!
Vì sao hàng xóm và cô giáo bé A không tố giác tội phạm? Vì Luật PCBLGĐ hiện hành quy định rất tào lao! Chương IV có từng điều giao trách nhiệm cho: cá nhân (nạn nhân); gia đình (của nạn nhân); MTTQVN; Hội LHPHVN; 5 cơ quan Quản lý nhà nước về PCBLGĐ; Bộ Văn hóa-Thể dục thể thao, Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội; Bộ GDĐT; Bộ TTTT; Cơ quan Công an, VKS, Tòa án!
Hàng xóm, người giúp việc nhà, bảo mẫu, cô giáo, bác sĩ… (trực tiếp trông coi, dạy, khám bệnh nạn nhân bị BLGĐ) phải được Luật quy định khi họ phát hiện các vết thương (nghi bị đánh đập) phải báo cáo với các cơ quan có trách nhiệm ở Chương 4.
Tuy tất cả các ban ngành, đoàn thể ở chương 4 có trách nhiệm PCBLGĐ, nhưng chỉ có 2 người được quyền cấm người bạo hành tiếp xúc nạn nhân! Điều 20 giao cho Chủ tịch xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm (người BLGĐ) tiếp xúc (nạn nhân) thời hạn không quá 3 ngày. Điều 21 giao Tòa án (đang thụ lý vụ án hay vụ kiện về BLGĐ) ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc không quá 4 tháng.
Nhưng điều 20 và 21 đặt điều kiện rườm rà: “Có đơn yêu cầu của nạn nhân hoặc người giám hộ, có hai nơi ở riêng cho người BLGĐ và nạn nhân”! Nếu không có hai nơi riêng, nạn nhân cứ chung sống với kẻ hành hạ mình!
Điều 2 phân loại 9 hành vi BLGĐ, trong đó nặng nhất là “Hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân BLGĐ” là rất định tính! Mức nào là gây tổn hại hay đe dọa gây tổn hại?
Năm ngoái, khi vụ án Quỳnh Trang đánh chết bé A, tôi viết Stt: “Năm 2007, GV trường Tiểu học Vĩnh Thành, phát hiện trên tay và mặt học sinh N.H.N.T (7 tuổi) có nhiều vết bỏng sâu nên báo chính quyền. Vì, Luật có giao trách nhiệm cho Bộ GDĐT, nhưng không giao cụ thể cho thanh tra học đường và công an khu vực lấy lời khai phụ huynh và không có Ban bảo vệ trẻ em ra lệnh cách ly như Mỹ! Định đoạt cách ly phải cậy Chủ tịch xã Vĩnh Hòa Phú theo Luật định!
Nhưng, Chủ tịch xã căn cứ lời khai gian của cha và mẹ kế bé T (cháu phỏng do té vào chảo mỡ) nên không cho cách ly. Mấy chục nhà báo về Kiên Giang viết cả trăm bài điều tra, chứng minh cha ruột (Nguyễn Văn Hòa) và mẹ kế (Trần Thị Kiều Tiên) đã dùng thanh sắt nung đỏ dí vào mặt và tay [cháu bé]!
Chủ tịch huyện Châu Thành chỉ đạo cách ly, nhưng chủ tịch xã Vĩnh Hòa Phú đếch nghe! Rõ ràng, Quốc hội đã không giám sát việc thi hành Luật PCBLGĐ để sửa đổi, bổ sung kịp thời, gây ra nhiều cái chết oan ức cho trẻ em!
Trong Bộ Luật Hình sự, điều 185 BLHS quy định rất định tính: “1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc 1 trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
Tại sao phải “thường xuyên”? Nếu lâu lâu làm cho nạn nhân đau đớn một lần thì không khởi tố hình sự! Chính vì vậy, yếu tố “thường xuyên” dẫn đến 2 hậu quả: Trẻ con bị bạo hành thường xuyên, nhưng Luật HNGĐ không quy định thời khóa biểu và địa điểm thăm con như Luật của Mỹ, nên mẹ ruột bé A. 8 tuổi đã bị cha bé cấm đến thăm con từ năm 2000 mà không phạm luật. Bé không thể viết đơn yêu cầu cách ly và mẹ bé cũng không biết để viết đơn!
Hệ quả với người già: Thí dụ, bà mẹ đang ăn cơm, gắp miếng thịt, bị thằng con trời đánh bảo: “bà không làm ra tiền, ăn bám, chỉ được ăn rau, với nước mắm”. Hành vi của thằng con chỉ xảy ra một lần, không phạm tội hình sự, nhưng chắc chắn làm cho mẹ đau đớn tinh thần đến chết!
Luật gì hễ “định lượng” là phải “thường xuyên”? Ông Vương Đình Huệ bớt nhìn vào túi người dân, mà hãy nhìn kỹ vào khe hở của các đạo luật!”.
Tôi – thằng nhà báo quèn về hưu 11 năm, còn đau đáu viết về sơ hở của Luật dược để thuốc giả nhập khẩu, viết sơ hở của các luật mỗi khi có trẻ em bị hành hạ! Tôi dẫn từng điều luật trên Stt. Vì vậy, mấy ba, mấy má nghị sĩ một ngày họp tốn cả tỷ đồng, mà lười suy nghĩ thì làm ơn đọc Stt của tao để thảo luận Dự Luật, đừng mở miệng ra như khui hầm cầu!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét