Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Ông Tập cử đặc phái viên “nhận lỗi” trước châu Âu, “ngoại giao sói chiến” đã cúi đầu?

 

Ông Tập cử đặc phái viên “nhận lỗi” trước châu Âu, “ngoại giao sói chiến” đã cúi đầu?

Vương Quân

Trước thềm Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), để đảm bảo tái nhiệm thì ngoài tập trung nội bộ không cho phép phe phái khác chiếm ưu thế, ông Tập Cận Bình còn âm thầm cử đặc phái viên sang châu Âu để cải thiện quan hệ. Liệu động thái đó có phải tín hiệu mới trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc?

clip_image002

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Kramlin.ru)

Theo một báo cáo do Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 20/6, gần 1/4 công ty của châu Âu đang hoạt động tại Trung Quốc đã cân nhắc việc di dời cơ sở hoạt động ra khỏi Trung Quốc.

Chủ tịch Frederick Kempe của tổ chức nghiên cứu Mỹ “Hội đồng Đại Tây Dương” đã đề cập trong một bài báo trên CNBC rằng để tránh nguy cơ mất ghế quyền lực, ông Tập Cận Bình đã bắt đầu tìm kiếm nhiều biện pháp nhằm bảo toàn địa vị chính trị tại Đại hội 20. Một trong những biện pháp đó là cử đặc phái viên thăm châu Âu để thể hiện thiện chí với EU.

Theo nguồn tin, người được ông Tập cử sang thăm châu Âu lần này là ông Ngô Hồng Ba, đại diện đặc biệt của ĐCSTQ về các vấn đề châu Âu, từng là Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong chuyến đi này, ông Ngô Hồng Ba sẽ thăm Pháp, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hungary, Đức, Ý và Đảo Síp.

Ông Ngô cho rằng ĐCSTQ đã “mắc sai lầm” trong nhiều việc, từ việc xử lý bùng phát COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) cho đến chính sách ngoại giao “sói chiến” cùng việc quản lý nền kinh tế yếu kém. Ông Ngô đưa ra một thông điệp thân thiện trước cộng đồng quốc tế rằng so với Mỹ thì Trung Quốc là đối tác ưu tiên hơn của châu Âu. Tuyên bố như vậy được nhiều bình luận cho rằng có thể ĐCSTQ đổi phong cách ngoại giao “sói chiến” thành “chính sách cúi đầu”.

Chuyên gia Frederick Kemp phân tích rằng ông Tập cũng đang đối mặt với khủng hoảng trong nước, đặc biệt những tháng gần đây tình hình kinh tế Trung Quốc tồi tệ nhất. Theo nhiều nguồn tin truyền thông quốc tế, thâm hụt ngân sách của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng lên gần 1000 tỷ nhân dân tệ - là mức tồi tệ nhất từng thấy. Nguyên nhân chính của việc này là do chi tiêu tăng vọt và thu nhập giảm do chính sách phong tỏa xã hội vì COVID-19, kéo theo nguồn thu từ thuế giảm mạnh.

Giới bình luận quốc tế phổ biến cho rằng để chắc chắn tại vị ở Đại hội 20 thì bên cạnh việc cử đặc phái viên ra nước ngoài thể hiện thiện chí hòa bình trước quốc tế, ông Tập Cận Bình đã đưa ra các biện pháp kiểm soát thiệt hại tài chính trong nước, bao gồm kích thích tài chính và tiền tệ, chi tiêu cơ sở hạ tầng để tăng nhu cầu trong nước, và nới lỏng các quy định đối với ngành công nghệ của Trung Quốc.

‘Điểm nhấn’ căng thẳng quan hệ Trung Quốc – châu Âu

Sergio Restelli, một nhà bình luận chính sách người Ý, chỉ ra rằng lập trường của EU đối với ĐCSTQ đã phát triển từ một đối tác chiến lược trong quá khứ thành một đối thủ chiến lược hiện nay, bởi vì châu Âu tin rằng ĐCSTQ đang sử dụng lục địa châu Âu để thúc đẩy lợi ích của họ.

Nhà bình luận Restelli nói rằng các biện pháp của ĐCSTQ như “ngoại giao sói chiến” và gây vấn đề trong truy tìm nguồn gốc SARS-CoV-2 (COVID-19) sẽ chỉ làm sâu sắc thêm nghi ngờ của EU. Một số chuyên gia cho rằng quan hệ giữa EU và ĐCSTQ đã xuống mức thấp nhất kể từ vụ Thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Tháng 3/2021, Liên minh châu Âu đã thông qua các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, Nga và Myanmar với lý do vi phạm nhân quyền. Đây là lần đầu tiên EU áp đặt các biện pháp trừng phạt như vậy đối với Trung Quốc kể từ vụ thảm sát của ĐCSTQ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ngay lập tức ĐCSTQ cũng áp đặt các biện pháp trả đũa đối với các thành viên Nghị viện châu Âu, các học giả và cơ quan nghiên cứu từ nhiều nước liên quan, nhưng động thái đó của ĐCSTQ lại kích hoạt phản ứng mạnh hơn từ Nghị viện châu Âu.

Về phía Anh, những hành động ngày càng gây hấn của ĐCSTQ trong thời gian qua đã khiến Anh phải điều chỉnh lại mối quan hệ với Trung Quốc.

Theo một cuộc thăm dò năm 2020 từ tổ chức tư vấn Chatham House của Anh và tổ chức tư vấn châu Âu “Trung tâm Nghiên cứu châu Âu và châu Á” (CEIAS) cho thấy 68% công chúng Anh có ấn tượng ngày càng xấu đi đối với Trung Quốc. Trong đó những lý do chính là vấn đề dịch bệnh COVID-19, tình hình Hồng Kông và Tân Cương. Thăm dò cho thấy ấn tượng của công chúng Anh về Trung Quốc là “tiêu cực” hoặc “rất tiêu cực” cao tới 62%. Theo thăm dò, nước gây ấn tượng xấu hơn so với Trung Quốc chỉ có Triều Tiên và Nga.

V. Q. 

Theo Vision Times

Nguồn: Tri thuc.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét