Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

Tiếng Dân và ngọn đuốc nghề

Tiếng Dân và ngọn đuốc nghề

Lê Huyền Ái Mỹ

19-6-2022

Sau phiên tòa “cướp biển” Johnny Depp thắng vợ cũ Amber Heard, Washington Post – tờ báo đã đăng bài xã luận của Heard năm 2018 mà từ đó, Depp khởi kiện – bổ sung chú thích của biên tập viên về kết quả của phiên tòa với ba nội dung trong bài xã luận “sai sự thật”, đồng thời cũng thông tin rõ “Tòa cũng phát hiện Depp, thông qua luật sư Adam Waldman của mình, đã có hành vi phỉ báng Heard như một trong ba tội danh được liệt kê trong hồ sơ phản tố”.

Kết luận “sai sự thật” được công bố bởi một phiên tòa công khai, thậm chí livestream trong suốt phiên xử, nó không bất chấp mọi sự thật – thực tế để ngụy tạo, giả trá cái gọi là “sự thật” trong một tờ biên bản, trước một quyết định đình bản – như tôi đã biết.

Nó bổ sung, cập nhật (công khai) thông tin vào bài báo thay vì âm thầm gỡ bỏ bài viết, hay tìm cách lẳng lặng đục bỏ ba nội dung sai sự thật, điều mà không ít “nhãn hàng”, “tên cơ quan, đơn vị” đã được tháo xuống, dù chả có phiên tòa nào được lập nhưng hình như cơ man “chủ tọa” – như tôi từng thấy.

Hoặc, như cách của Tiếng Dân, gần 100 năm trước, dưới sự kiểm soát của chính quyền nửa thực dân – phong kiến, có những số báo có những chỗ bị đục bỏ trống, có chỗ để luôn hai từ kiểm duyệt. Nó minh chứng cho quyền tự do ngôn luận được chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng nêu rõ trong số báo Tiếng Dân ra ngày 1.5.1929: “Tôi là nhà cách mạng công khai, tôi đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam một cách công khai. Vì đất nước Việt Nam có biên cương và lãnh thổ công khai trên bản đồ thế giới. Cho nên, tôi cũng công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và dân chủ. Do đó, tôi thách đố mọi trừng phạt và hiểm nguy đến với cá nhân tôi”.

Giờ này, tại đây, tôi đang đứng trước trụ sở Tiếng Dân trên đường Huỳnh Thúc Kháng, nhìn qua bên kia là Bạch Đằng, Chi Lăng… 93 năm sau những lời dậy sóng!

Cũng là Tiếng Dân, ngày 12.2.1927, Toàn quyền Đông Dương Pasquier ký cấp phép nhưng với điều kiện tòa soạn phải đặt ở Huế. Tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên tại miền Trung, căn nhà thuê khiêm tốn vừa là trụ sở vừa là nơi in ấn nhưng tập hợp những cộng tác viên Đào Duy Anh, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu…

Thế mới hay, cái chỗ ngồi sang trọng, cái tòa soạn báo to đùng hay như cái… trung tâm báo chí bóng loáng chễm chệ kia, nó chẳng hề nói lên “sự thật”, cũng không là thước đo cho tính trung thực mà cái nghề này nó theo đuổi, bảo vệ, tôn trọng, thách đố. Cũng như, hiện thực xã hội không thể lệ thuộc vào “sắc thái tin bài”, cứ phải bao nhiêu tỷ lệ tin bài tích cực thì xã hội cũng bấy nhiêu mà sẽ tích cực lên theo! Có một thời, mới đây thôi, hễ ngồi lại giao ban là người ta lại tìm cách đong đo, cò kè cái “sắc thái tin bài” quái gở ấy…

“Thứ báo chí chúng ta có sẽ chỉ là thứ báo chí mà chúng ta muốn, hoặc là thứ báo chí mà những thế lực muốn chúng ta có, chứ không phải là cuộc đối thoại chung trung thực cần phải có” – Edward Snowden (Bị theo dõi, bí mật an ninh mạng – NXB Đà Nẵng).

Và, với tôi, hơn cả ánh lập lòe ngọn đuốc nghề, nó như một nỗi ám ảnh vong thân, xin được nhắc lại về Người-Việt-Nam-mới, Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút L’Annam Nouveau, vì bảo vệ sự độc lập của nghề báo, chối từ sự hợp tác với lũ “tài chính thuộc địa”, ông phải sang Lào tìm vàng, vừa kiếm tiền nuôi tờ báo vừa viết phóng sự. Ông nhiễm bệnh và chết trên con thuyền độc mộc bên dòng Sê pôn…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét