Chính trị và thể thao
Nhưng cứ nhìn Sea Games và bóng đá Việt Nam trong đấu trường khu vực là thấy Việt Nam tận dụng tối đa thể thao đại chúng cho việc tuyên truyền chính trị, đặc biệt là tính dân tộc, cuồng lãnh tụ.
Về luật lệ chung thì việc đi bão của cổ động viên là hoàn toàn bất hợp pháp, giống hệt như tập trung đông người để biểu tình thôi, nói chung là phải xin phép trước mới được đi. Nhưng nói chung việc này lại được báo chí cổ vũ, chỉ tránh đua xe thôi. Luật (đúng ra là nghị định) không hề chừa ra việc đi bão sau thi đấu thể thao đâu.
Rồi cả chuyện ba “trụ” cùng nhiều quan chức khác đều phải tham dự các trận đấu quan trọng hay khai mạc, bế mạc Sea Games. Có tỉnh còn ra văn bản yêu cầu công chức đi cổ vũ bóng đá qua TV tập trung tại một điểm chỉ định. Như thế rõ ràng là chính trị hóa thể thao rồi.
So sánh vậy để thấy rằng với các giải đấu thể thao đại chúng, tập trung đông người, như Sea Games, Euro, World Cup, Olympic… Thì rõ ràng là có nhiều màu sắc chính trị, màu cờ sắc áo ở đó, chứ không phải thuần thể thao đâu. Nên việc phương Tây cấm vận thể thao Nga là phù hợp.
Chỉ có một số môn ít có ảnh hưởng đại chúng kiểu cờ vua thì ít có màu chính trị nên không cần cấm vận làm gì. Mấy band nhạc pop, rock nổi tiếng cũng dễ bị lợi dụng chính trị (kiểu Sơn Tùng, Đen Vâu đã từng), nhưng nhạc cổ điển thì không ảnh hưởng lắm, do khán giả ít hơn và tính bầy đàn cũng ít hơn. Vì thế nên không nhất thiết phải cấm nhạc của Tchaikovsky…
Tóm lại là bất cứ loại hình thể thao hay nghệ thuật nào mà tập hợp được đám đông, nhất là đám đông ô hợp, ít hiểu biết thì đều dễ dàng bị chính trị hóa, đặc biệt là ở mấy nước độc tài toàn trị. Vì nó dễ bị lợi dụng nên việc cấm vận những môn đó là bình thường và vận động viên hay nghệ sĩ sống ở các quốc gia bị cấm vận cũng phải chấp nhận thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét