Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

Âm mưu của sự bóc lột

 

Âm mưu của sự bóc lột

Đoàn Bảo Châu

29-5-2022

Sách là sách, vở là vở. Sách để đọc, vở để ghi. Chính vì vậy mà sách giáo khoa có thể dùng được nhiều năm như ngày trước. Nhưng làm thế thì các quan chức ngành giáo dục sẽ có một cuộc sống thanh đạm như đúng với nghĩa nhà giáo dục.

Vậy phải làm sao?

1. Phải cải cách để sách luôn có nội dung mới. Toàn bộ sách cũ phải bán cho đồng nát.

2. Nhưng chẳng lẽ năm nào cũng phải nặn ra cái mới trong khi cái khả năng “sáng tác” lại có hạn. Hơn nữa, làm thế bọn dân nó sẽ chửi rất ghê. Vậy làm thế nào? Khó nhỉ! À, vậy tại sao không tạo ra một sự lai tạo giữa sách và vở? Tức là bắt học sinh viết vào sách. Đây quả là một “phát minh” vĩ đại. Sách có đẹp đến đâu, có đắt tiền đến đâu thì năm nào cũng phải thay. Tèn tén ten, cơ hội làm giàu, cơ hội hút máu hợp pháp là đây, cơ hội biến mỗi thằng phụ huynh thành một con bò cho ra sữa đều đều là đây.

Đất nước nghèo, người dân nghèo mà sách thì năm nào cũng phải mua mới. Mấy chục triệu học sinh, mấy chục triệu bộ sách tạo ra một sự lãng phí khủng khiếp. Sự lãng phí ấy sẽ mang lại một thu nhập rất ổn định và rất khủng cho một số người. Đấy là thế giới của động vật hoang dã, khi một số con ngã xuống thì sẽ làm một số con khác béo lên.

Ông Hồ Chí Minh là người có tư tưởng dân chủ và rất đúng nên mới dùng chữ “đầy tớ” đối với cán bộ. Bởi thực chất, nếu nói về khía cạnh lý tưởng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân thì cán bộ chính là đầy tớ. Đây chính là vấn đề cốt lõi mà phải rất nhiều năm nữa xã hội Việt Nam mới có thể thay đổi và khi nói về điều này, tôi thấy lòng rất buồn.

Đã từ lâu người ta không nói tới lý tưởng ở đất nước này. Hầu như tất cả chỉ chạy theo một cuộc sống thực dụng. Nhà to hơn, xe đẹp hơn, ăn hút xa xỉ hơn, oai hơn, quyền lực hơn, bồ nhí đẹp hơn, trẻ hơn, mông cong hơn, ngực vếch hơn, da trắng mịn hơn, cơ bắp to hơn, ch*m cứng lâu hơn…

Còn thằng nào nói tới từ lý tưởng, ấy là những thằng hâm. Khái niệm phục vụ tổ quốc, làm đầy tớ nhân dân thành một từ cổ lỗ đã lâu không dùng đến.

Đừng vội cười tôi, ấy là một sự thật buồn đến nát lòng. Chúng ta là một dân tộc văn minh hay không, một đất nước hùng cường hay không chính là ở điểm này. Mỗi một con người không có lý tưởng vươn lên cái đẹp hơn, cao hơn về nhân phẩm, về lòng tự hào về bản thân, tự hào về đất nước, về sự chính trực, về lương tri, về công lý thì đất nước ấy sẽ không bao giờ có thể thành một cường quốc.

Vậy chúng ta hãy tự thủ d*m cho nhau đi nào, hãy cùng sướng để quên đi thực tế. Hãy gọi nhau với các chức danh cao sang. Việt Nam là đất nước có tỉ lệ nhiều học sinh giỏi, xuất sắc nhất, nhiều tiến sỹ, giáo sư nhất, rồi đây sẽ nhan nhản nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân nhất. Sướng, sướng đi nào, sướng chưa, ra chưa?

Chưa à, hãy tiếp tục quay tay đi: xin kính chào giáo sư, xin kính chào nghệ sỹ ưu tú, xin kính chào nghệ sỹ nhân dân, xin kính chào… Ôi sướng quá, đã quá! Đời quả là đẹp! Cần gì thành cường quốc mới sướng đâu. Thằng nào mạnh thì cứ bưng bô cho nó, gió chiều nào theo chiều ấy, cứng rắn làm gì cho khổ?

Xin lỗi, đã để cảm xúc bay một chút nhưng ước gì tôi được phong nghệ sỹ chém gió ưu tú nhỉ?

Quay trở lại việc sách giáo khoa và ngành giáo dục. Tôi tha thiết xin các vị hãy cải cách chính cái đầu, cái tâm của mình trước khi cải cách giáo dục. Hãy trả lại những bộ sách đơn giản, dễ hiểu của ngày xưa, hãy trả lại ngày xưa tươi sáng khi trẻ con đi học nửa buổi, nửa buổi còn lại có thể hoà mình vào thiên nhiên, vào những trò chơi của trẻ em. Tối làm chút bài tập rồi đi ngủ sớm.

Sách phải được dùng trong nhiều năm để tiết kiệm cho dân, đặc biệt dân ở nông thôn. Bò sữa cũng cần có cỏ để ăn, để lớn thì mới cho ra sữa tiếp được. Và xin hãy bớt khốn nạn đi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét